750 tỉ đồng xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo
Bộ trưởng Thăng yêu cầu cách chức Tổng giám đốc mua toa xe Trung Quốc đã qua sử dụng
Xe lao xuống vực sâu 100m, phó bí thư huyện bò lên đường kêu cứu
112 là đầu số cứu nạn khẩn cấp
Rúp mất giá, người Việt ở Nga đón Tết đơn giản
Tin trong nước đọc nhanh tối 03-02-2016
- Cập nhật : 03/02/2016
Khởi tố vụ án đòi nợ giữa hai đại gia Việt có thú chơi máy bay
Ngày 2.2, tin từ Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự liên quan việc nhóm người căng băng rôn, khẩu hiệu, dán ảnh chân dung ông Cao Tiến Đoan - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Cty Bất động sản Đông Á diễu hành trên các tuyến phố ở Thanh Hóa để đòi nợ.
Trước đó, chiều 26.5, phía đòi nợ là Cty CP Chứng khoán Kenanga(KVS) đi xe Toyota Hilux BKS 89C-06820 căng băngrôn… đòi nợ xuất hiện trong khuôn viên toà nhà TCty Bất động sản Đông Á (số 11, đại lộ Lê Lợi, TP.Thanh Hoá). Băng rôn mang dòng chữ: “Yêu cầu ông Cao Tiến Đoan phải trả cho Cty KVS 31 tỉ và trả cho ông Cao Văn Sơn 21 tỉ”.
Phía đòi nợ còn căng to ảnh ông Cao Tiến Đoan – Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc TCty bất động sản Đông Á rồi dán bên cạnh băng rôn. Ngay khi xuất hiện chiếc xe có băng rôn với nội dung như trên ở Thanh Hoá, rất nhiều người dân hiếu kỳ đến xem, bàn tán râm ran.
Cty CP chứng khoán KVS của đại gia Cao Văn Sơn kéo vào Thanh Hoá làm rùm beng đòi nợ đại gia Cao Tiến Đoan. Ảnh: Xuân Hùng
Hai nhân vật chính của cả hai phía đòi nợ và bị đòi nợ đều là những người nổi tiếng. Đây là những người từng được truyền thông nhiều lần gọi là đại gia Việt. Đặc biệt, cả hai vị đại gia này đều có thú chơi máy bay cá nhân.
Theo đó, phía bị đòi nợ - ông Cao Tiến Đoan – ông chủ của TCty Đông Á từng xuất hiện nhiều lần trên truyền thông với hình ảnh doanh nhân thành đạt. Điều khiến nhiều người “sốc” nhất là năm 2011, ông đặt mua về Việt Nam 4 chiếc máy bay trực thăng dưới danh nghĩa Cty Hành tinh Xanh – nơi ông là thành viên HĐQT.
Phía đòi nợ cũng là một đại gia nhiều lần “gây bão” dư luận với thú chơi máy bay và là người đầu tiên nhập máy bay tư nhân vào Việt Nam. Nhân vật đình đám này cũng là một doanh nhân họ Cao - ông Cao Văn Sơn.
Ông Sơn là Chủ tịch HĐQT của Cty chứng khoán Kenanga Việt Nam (KVS). Cũng như ông Cao Tiến Đoan, ông Cao Văn Sơn từng… gây bão dư luận khi năm 2011, ông Cao Văn Sơn với tư cách Chủ tịch HĐQT Cty Hành tinh xanh (Green Planet) nhập 10 chiếc máy bay cá nhân vào Việt Nam. Sự việc này khi đó, cơ quan hải quan hết sức lúng túng vì chưa có tiền lệ… nhập máy bay cá nhân.
Theo Công an tỉnh Thanh Hóa, ngày 26.5.2015, Công an nhận được đơn tố cáo bà N.T.T.B, ông T.M.Q, N.V.D cùng một số nhân viên Cty Cổ phần Chứng khoán Kenaga (KVS) (có trụ sở tại số 2D Đường Thành, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội) về hành vi vu khống, lăng mạ, xúc phạm uy tín, danh dự, xâm phạm đến quyền, lợi ích của cá nhân.
Sau thời gian tích cực điều tra, Công an tỉnh Thanh Hóa quyết định khởi tố vụ án hình sự: “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”, quy định tại Điều 258 Bộ luật Hình sự để điều tra theo quy định của pháp luật.
Bộ Tài chính: Quỹ bình ổn giá xăng dầu còn dư hơn 3.970 tỷ đồng
Số dư quỹ bình ổn giá xăng dầu đến hết ngày 31/12/2015 là hơn 3.970 tỷ đồng trong đó riêng tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) là trên 2.377 tỷ đồng.
Theo số liệu vừa được Bộ Tài chính công bố ngày 2/2, tổng số tiền trích quỹ bình ổn giá tính riêng trong quý 4 năm 2015 là trên 1.206 tỷ đồng. Trong khi ấy, số tiền đã sử dụng của quỹ này trong cùng khoảng thời gian trên là 0 đồng.
Tính cả năm 2015, số dư quỹ theo đại diện Bộ Tài chính tới hết ngày 31/12/2015 là trên 3.970 tỷ đồng. Trước đó, số dư quỹ tại thời điểm 1/1/2015 là hơn 4.055 tỷ đồng.
Cũng theo đại diện nghành tài chính, trong số 21 doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu được thống kê, có 17 doanh nghiệp có số dư quỹ.
Có số dư quỹ lớn nhất là Petrolimex với trên 2.377 tỷ đồng. Tổng công ty Xăng dầu quân đội đứng thứ 2 với trên 389 tỷ đồng.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp còn số dư lớn khác: Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil) tới hết năm 2015 còn dư trên 325 tỷ đồng; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dầu khí Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Petro) cũng có số dương hơn 291 tỷ đồng,…
Với những doanh nghiệp âm quỹ, thống kê của Bộ Tài chính cho thấy, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Nam Việt là đơn vị dẫn đầu với số tiền âm trên 25 tỷ đồng.
Trước đó, giá xăng, dầu trong nước đã liên tục được điều chỉnh giảm. Trong lần điều chỉnh gần nhất vào ngày 19/1, giá xăng Ron 92 đã có mức giảm tối đa là 590 đồng/lít, xăng E5 giảm 580 đồng/lít. Với những mặt hàng dầu, mức giảm tối đa là khoảng 301-912 đồng/lít, kg.
Sau khi điều chỉnh, mức giá trần của xăng Ron 92 sẽ là 15.442 đồng/lít, trong khi xăng E5 không vượt quá 14.759 đồng/lít.
Nguyên Kế toán trưởng, Phó Giám đốc Công ty PVC-ME bị y án 15 năm tù
TAND cấp cao tại Hà Nội đã kết thúc phiên tòa hình sự phúc thẩm xét xử vụ án cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và thiếu trách nhiệm gây hậy quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty cổ phần thi công cơ giới và lắp máy dầu khí (viết tắt là Công ty PVC-ME) gây thiệt hại cho nhà nước số tiền hơn 85 tỷ đồng.
Công ty PVC-ME được Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (viết tắt là Tổng công ty PVC) phê duyệt đề án thành lập vào năm 2009 và góp 102 tỷ đồng, chiếm 51% vốn điều lệ. Thời điểm đó, bị can Trịnh Văn Thảo (hiện bỏ trốn) được bổ nhiệm làm Giám đốc công ty. Năm 2010, Công ty PVC-ME nâng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng và Tổng công ty PVC góp 200 tỷ đồng, chiếm 40% điều lệ.
Trung tuần tháng 7- 2012, Thanh tra Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiến hành kiểm tra tại Công ty PVC-ME thì Thảo xuất cảnh đi Mỹ mà không báo cáo. Cuối năm 2012, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có công văn gửi Cơ quan điều tra thông báo kết quả kiểm tra tại Tổng công ty PVC và các công ty trực thuộc có nội dung, tính đến hết 30- 6- 2012, Công ty PVC-ME lỗ 576 tỷ đồng. Sau đó, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố các bị can để điều tra làm rõ.
Kết quả điều tra xác định, từ khi thành lập đến tháng 9- 2012, Công ty PVC-ME do Trịnh Văn Thảo làm Giám đốc đã xảy ra hàng loạt hành vi cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý tài sản, tiền vốn, rút tiền quỹ của công ty để chi tiêu trái quy định, để ngoài sổ sách kế toán hơn 85 tỷ đồng. Thảo chỉ đạo cấp dưới là Bùi Trọng Chinh (37 tuổi, Kế toán trưởng, Phó Giám đốc Công ty PVC-ME) và một số nhân viên khác lập quỹ trái quy định rút hơn 47 tỷ đồng không có chứng từ chi theo quy định để “chạy dự án”, chi phí đối ngoại và lập quỹ để ngoài sổ sách.
Việc rút tiền quỹ và giao nhận tiền giữa Thảo, Chinh và các nhân viên cấp dưới không có giấy tờ biên nhận, nhưng được Phạm Thị Hải Hà (28 tuổi, Thủ quỹ Công ty PVC-ME) ghi chép trên năm quyển sổ quỹ. Hàng tháng, Hà đều báo cáo số tiền rút ra từ quỹ để Thảo “giải quyết công việc”. Ngoài hành vi trên, Thảo còn chỉ đạo một số cán bộ lãnh đạo ở các ban chỉ huy công trường và lãnh đạo các phòng, ban thuộc Công ty PVC-ME ký và viết giấy đề nghị tạm ứng kèm phiếu chi, nhưng không được nhận tiền để che giấu số tiền đã rút trước đó.
Với cương vị Kế toán trưởng, Phó Giám đốc công ty, Chinh biết rõ những chỉ đạo của Thảo là trái nguyên tắc và vi phạm pháp luật, nhưng vẫn yêu cầu nhân viên dưới quyền lập “quỹ đen” để chi tiêu. Trong đó, Chinh yêu cầu thủ quỹ rút 42,5 tỷ đồng tiền quỹ của công ty để chi tiêu trái nguyên tắc, để ngoài sổ sách kế toán; thu 29,8 tỷ đồng của 16 cán bộ, nhân viên Công ty PVC-ME cùng bốn đối tác khác để lập “quỹ đen”.
Trong số tiền này, Chinh rút ra hơn 51 tỷ đồng đưa cho Thảo và chi hơn 3 tỷ đồng cho một số người, nhưng không có giấy tờ chứng minh. Ngoài ra, Chinh còn ký tên trên chín phiếu chi và hai ủy nhiệm chi trái quy định, dẫn đến doanh nghiệp này chưa thể thu hồi được số tiền gần 7,8 tỷ đồng; ký vào mục Kế toán trưởng ba ủy nhiệm chi tổng cộng hơn 7,8 tỷ đồng trong việc thanh toán ba hợp đồng kinh tế khống.
Hành vi của Thảo, Chinh và đồng bọn đã gây thiệt hại cho Công ty PVC-ME gần 47 tỷ đồng, gây thiệt hại ngân sách hơn 1,1 tỷ đồng và gây thiệt hại tới một doanh nghiệp khác 4 tỷ đồng. Do Trịnh Văn Thảo đã bỏ trốn nên Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can Thảo và Cảnh sát Interpol đã ra lệnh truy nã quốc tế đối với Thảo để truy bắt, khi nào bắt được sẽ xử lý sau.
Tháng 8- 2015, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử vụ án này và tuyên phạt bị cáo Chinh 15 năm tù; bị cáo Hà bị tuyên phạt 12 năm tù về tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Liên quan đến vụ án còn có 13 bị cáo khác là đồng bọn của Thảo và Chinh bị tuyên phạt từ 36 tháng tù treo đến 7 năm tù giam về tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Sau phiên tòa sơ thẩm, các bị cáo đều làm đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Quá trình xét xử phúc thẩm, các bị cáo đều thừa nhận hành vi phạm tội như trên. HĐXX phúc thẩm xác định, trong vụ án này, ngoài bị can Thảo đang bỏ trốn thì vai trò của bị cáo Chinh là rất lớn khi giúp sức tích cực cho Thảo thực hiện các hành vi phạm tội, gây thất thoát cho nhà nước số tiền rất lớn nên không có căn cứ xem xét để giảm nhẹ hình phạt.
Với phán quyết trên, HĐXX phúc thẩm đã tuyên y án sơ thẩm 15 năm tù đối với bị cáo Chinh. Bị cáo Hà do đang nuôi con nhỏ nên được HĐXX phúc thẩm giảm án từ 12 năm tù xuống 11 năm tù. Một số bị cáo khác tùy theo mức độ phạm tội và có ý thức khắc phục hậu quả nên được HĐXX phúc thẩm giảm từ 12 tháng đến 24 tháng tù.
Nguyên Giám đốc Công ty Halico và đồng bọn câu kết trốn thuế hơn 13 tỷ đồng
Bị cáo Hồ Văn Hải (59 tuổi, trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), nguyên Giám đốc Công ty cổ phần cồn rượu Hà Nội (viết tắt là Công ty Halico) vừa phải hầu tòa về tội lạm dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Hành vi phạm tội của Hải được thực hiện dưới hình thức tiếp tay cho hành vi trốn thuế của vợ chồng Giám đốc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Hoàng Lân (viết tắt là Công ty Hoàng Lân).
Theo cáo trạng của Viện KSND TP Hà Nội, năm 2006, vợ chồng Xưởng- Hoa làm đại lý bán lẻ rượu trong nước cho Công ty Halico. Hai năm sau, vợ chồng Xưởng- Hoa thành lập Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Hoàng Lân (viết tắt là Công ty Hoàng Lân) và cả hai thay nhau làm Giám đốc công ty này.
Lợi dụng chính sách ưu đãi xuất khẩu bia rượu của nhà nước (không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt, trong khi rượu bia tiêu thụ trong nước phải chịu thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt có thể lên tới 45% tùy từng giai đoạn), vợ chồng Xưởng - Hoa đã liên hệ với Hồ Văn Hải, khi đó là Giám đốc Công ty Halico xin mua rượu xuất khẩu sang Lào. Hải đồng ý và giao cho Nguyễn Thị Quỳnh Trang (35 tuổi, trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), khi đó là chuyên viên Phòng phát triển thị trường Công ty Halico làm thủ tục ký hợp đồng và thực hiện các đơn hàng mua bán rượu với Công ty Hoàng Lân. Sau khi mua 5.070 thùng rượu vodka từ Công ty Halico, Công ty Hoàng Lân không xuất khẩu lô hàng này mà đưa ra tiêu thụ tại thị trường trong nước để hưởng lợi.
Tháng 9- 2009, khi tham gia đoàn kiểm tra tình hình thị trường tiêu thụ rượu tại Lào, Trang phát hiện Công ty Hoàng Lân bán rượu xuất khẩu trong nước nên đã điện thoại cho vợ chồng Xưởng- Hoa để hỏi ngọn ngành. Và Trang đã thỏa thuận với Công ty Hoàng Lân phải chia lại cho mình 30.000 đồng một thùng rượu Vodka xuất khẩu.
Sau đó, Trang và Xưởng xin ý kiến Hải để tiêu thụ rượu xuất khẩu trong nước kiếm lời và được Hải đồng ý. Trong quá trình mua bán giữa nhóm của Hải với vợ chồng Xưởng - Hoa, nhiều lần các đại lý rượu phát hiện rượu Vodka Hà Nội dán nhãn xuất khẩu được bán tại Hà Nội, gây ảnh hưởng tới giá cả thị trường nên có ý kiến phản ánh với Công ty Halico.
Xưởng đã xin ý kiến của Hải, sau đó gặp Trang và Nguyễn Hồng Tiến (cán bộ Công ty Halico) bàn giải pháp. Nhóm này thống nhất cử Trang và Hoa lo thủ tục giấy tờ xuất khẩu và được chia 7.500 đồng một thùng rượu xuất khẩu. Xưởng tìm mối tiêu thụ và chia hoa hồng cho Hải. Tiến chịu trách nhiệm quan hệ với các phòng, ban của Công ty Halico để giải quyết các vướng mắc nếu có khiếu nại của đại lý khác và được chia 22.000 đồng một thùng.
Đến tháng 2- 2012, khi các đại lý rượu bê hai thùng rượu có đánh dấu xuất khẩu đi Lào được bán trong nước đến kiện thì Công ty Halico mới chấm dứt việc mua bán với Công ty Hoàng Lân.
Kết quả điều tra xác định, Công ty Halico đã bán cho Công ty Hoàng Lân 100.902 thùng rượu Vodka Hà Nội các loại, trị giá 46,7 tỷ đồng, trong đó có hơn 46.300 thùng rượu được tiêu thụ trong nước. Ngoài ra, vào tháng 10- 2010, Xưởng đã tiếp xúc và đề nghị Tổng Giám đốc Habeco cho Công ty Hoàng Lân làm đại lý xuất khẩu bia sang Lào và được Tổng Giám đốc Habeco đồng ý.
Sau khi mua được bia từ Habeco, vợ chồng Xưởng - Hoa lại bán phần lớn tại thị trường trong nước, chỉ có một phần được xuất khẩu. Bằng cách này, trong hai năm 2011 và 2012, Hoa đã ký thêm năm hợp đồng với Habeco để mua 54.000 thùng bia Hà Nội, trị giá 407.640 USD, tiêu thụ trong nước 22.255 thùng. Đến tháng 2- 2012, khi Công ty Hoàng Lân bị các đại lý khác phát hiện và kiện về việc bán bia xuất khẩu trong nước, Habeco mới dừng việc bán bia cho Công ty Hoàng Lân.
Để hợp thức số rượu tiêu thụ trong nước, vợ chồng Xưởng- Hoa đã làm giả nhiều tờ khai xuất khẩu. Thông qua Nguyễn Thị Thủy (38 tuổi, trú tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), nguyên nhân viên Tung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro của một ngân hàng, Hoa đã nhờ Nguyễn Thị Kim Hạnh (42 tuổi, trú tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), nguyên cán bộ Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội giúp thực hiện các thủ tục kê khai hải quan. Ngoài ra, Hoa còn làm giả hợp đồng xuất khẩu rượu với một doanh nghiệp tư nhân tại Lào để đưa vào hồ sơ hải quan.
Cũng với sản phẩm bia, vợ chồng Xưởng- Hoa đã thuê Hạnh làm giả 11 tờ khai xuất khẩu bia, nâng khống số lượng thực xuất và thông quan tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội và Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cầu Treo. Cơ quan điều tra xác định, các đối tượng đã tiêu thụ trong nước 48.330 thùng rượu vodka các loại và 22.255 thùng bia lon Hà Nội để chiếm đoạt 13,2 tỷ đồng tiền thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng.
Trong đó, Trang đã hưởng lợi 1,1 tỷ đồng, Hải hưởng lợi 600 triệu đồng, Hạnh hưởng lợi 526 triệu đồng. Viện kiểm sát đã truy tố Hải và Hạnh về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Xưởng, Hoa, Trang và Thuỷ bị truy tố về tội trốn thuế. Quá trình xét xử vụ án này, do vắng mặt luật sư bào chữa cho bị cáo và một số người được Tòa triệu tập với tư cách thành phần tham gia tố tụng nên TAND TP Hà Nội đã phải hoãn phiên tòa.
448 thùng mỹ phẩm Hàn Quốc “đội lốt” bảng mạch điện tử
448 thùng mỹ phẩm Hàn Quốc được khai báo hải quan dưới “vỏ bọc” bảng mạch điện tử vừa được Hải quan Hải Phòng kịp thời phát hiện, bắt giữ.
Theo nguồn tin của Báo Hải quan, ngày 1-2-2016, Đội Kiểm soát Hải quan (Cục Hải quan Hải Phòng) phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng KVII, kiểm tra thực tế lô hàng gồm 1 container số SEGU1818916.
Lô hàng trên của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch Vụ S1 Market, địa chỉ (huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) làm thủ tục nhập khẩutheo tờ khai hải quan số 100722577101/A12 ngày 25-1-2016 đăng ký tại Chi cục Hải quan cảng nội địa Tiên Sơn (Cục Hải quan Bắc Ninh).
Theo khai báo của doanh nghiệp hàng hóa là bảng mạch điện tử pcb bằng nhựa, đã in một mặt (20 chiếc/hộp), hàng mới 100%, số lượng 60.000 chiếc, xuất xứ Hàn Quốc..
Tuy nhiên, theo các nguồn tin trinh sát Hải quan Hải Phòng xác định lô hàng nghi vấn chứa hàng không đúng khai báo hải quan.
Thực tế kiểm tra cho thấy hàng hóa đóng trong container nêu trên là mỹ phẩm được đóng gói thành vỹ gồm dầu gội đầu, sửa tắm, kem đánh răng, xà phòng tắm, số lượng 448 thùng carton, xuất xứ Hàn Quốc.