Ngày mùng 1 Tết có ý nghĩa đặc biệt trang nghiêm, vì ngày đó bắt đầu một năm mới nên mọi việc làm trong ngày này đều có ảnh hưởng trọn cả năm.
Tin trong nước đọc nhanh trưa 04-02-2016
- Cập nhật : 04/02/2016
Dịch vụ vay tiêu dùng tăng đột biến dịp tết
Dịp tết là thời điểm mà nhu cầu tiêu dùng tăng cao, ai cũng muốn trong nhà mình đầy đủ những tiện ích tốt nhất cho cuộc sống. Vì thế dịch vụ cho vay tiêu dùng tăng lên đột biến.
Hiện nay có rất nhiều công ty cho vay tiêu dùng tung các gói sản phẩm vay tiêu dùng ưu đãi dịp tết để hút khách. Các sản phẩm vay với lãi suất 0% dành cho điện máy như điện thoại, tivi, tủ lạnh, thiết bị nhà bếp... tại các hệ thống cửa hàng điện máy lớn trên toàn quốc như Nguyễn Kim, Thế giới di động, Điện máy xanh, VinPro, FPT, Viettel... với thủ tục cực kỳ nhanh gọn, đơn giản. Chỉ cần có các giấy tờ: hộ khẩu, CMND, hóa đơn điện nước, bằng lái xe, sao kê bảng lương…
Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia Tài chính - Ngân hàng chia sẻ: “Với việc cung cấp tín dụng tiêu dùng từ các ngân hàng và công ty tài chính, nhu cầu vay mượn của người dân được đáp ứng dưới nhiều hình thức và nhiều điều kiện.Một nền kinh tế đang phát triển không thể vắng mặt tín dụng tiêu dùng từ các tổ chức trên. Đặc biệt tại Việt Nam, với dân số trên 90 triệu người (bao gồm nhiều thành phần trẻ và tỉ lệ người có thu nhập trung bình ngày càng cao) thì tín dụng tiêu dùng là điều không thể không có. Vì tiềm năng này, nhiều ngân hàng đã thành lập những công ty tài chính cho riêng mình và nhiều công ty tài chính nước ngoài đã gia nhập vào thị trường tài chính tín dụng tại Việt Nam. Càng ngày người dân Việt Nam càng được hưởng những thuận lợi qua sự cạnh tranh lành mạnh của những tổ chức tín dụng này”.
Để có được chiếc xe tay ga chở bạn gái vi vu dịp tết mà không phải ngồi trên chiếc xe cà tàng lúc nổ lúc ngừng, anh Trịnh Anh Tuấn (Gò Vấp) đã bấm bụng đến đại lý xe để tham khảo và lựa chọn cho mình chiếc xe kiểu dáng trang nhã, phù hợp với ý thích. Song anh đã gặp khó khăn vì phải chi trả toàn bộ chi phí cho chiếc xe lên đến gần 45 triệu đồng mà trong tay chỉ có vỏn vẹn 15 triệu đồng. Nghe bạn bè mách bảo, anh tìm đến công ty cho vay tiêu dùng quyết định vay số tiền 30 triệu đồng để có thể rinh chiếc xe về. Sau khi nghe tư vấn từ nhân viên, anh chỉ phải chi trả hơn 2 triệu đồng mỗi tháng trong vòng 18 tháng.
Không chỉ trường hợp Anh Tuấn mà rất nhiều trường hợp khác có nhu cầu mua sắm rất cao, nhất là giới trẻ vào dịp tết Nguyên đán. Nắm bắt được xu hướng này, nhiều công ty tài chính đua nhau tung các gói cho vay, trong đó đáng chú ý nhất là chương trình trả góp lãi suất 0% để hút khách.
Thủ tục đơn giản, nhanh chóng khiến cho khách hàng rất hài lòng khi vay tiêu dùng.
Tuy nhiên, lựa chọn được công ty cho vay tiêu dùng uy tín, người đi vay phải tìm hiểu thật kỹ và lựa chọn cho mình những gói sản phẩm phù hợp nhằm tránh trường hợp không có khả năng chi trả và lâm nợ hoặc gặp rắc rối do chưa hiểu kỹ quy định của khoản vay.
EVN lãi hơn 823 tỉ đồng kinh doanh điện
Ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng Giám đốc EVN, cho biết khoản lãi trên nhờ thu nhập từ các hoạt động có liên quan đến sản xuất kinh doanh điện như tiền bán công suất phản kháng; thu nhập từ hoạt động tài chính của công ty mẹ - EVN, thu nhập từ hoạt động đầu tư vào các công ty cổ phần,…
Tuy nhiên, dù trong năm 2014 EVN có lãi nhưng đây là phần chưa hạch toán vào khoản lỗ chênh lệch tỉ giá do các năm trước đó để lại. Nếu so với vốn chủ sở hữu của EVN (160.000 tỉ đồng), khoản lãi này rất ít.
Đường sắt Hà Nội muốn nhập hàng trăm toa xe cũ từ Trung Quốc
Đường sắt Hà Nội đang lên kế hoạch mua lại hơn 100 toa xe đã qua sử dụng hơn 20 năm của Cục Đường sắt Côn Minh về kinh doanh trong nước nhằm tiết kiệm chi phí.
Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội cho hay đã nhận được sự chấp thuận của Công ty mẹ - Tổng công ty Đường sắt Việt Nam - về việc mua lại hơn 160 toa xe cũ từ Trung Quốc. Trong số này có tới 120 toa được đóng từ hơn 20 năm trước. Còn gần 20 toa mới nhất trong lô hàng cũng đã có tuổi đời 12 năm.
Đây đều là những toa xe được sử dụng trên đường ray khổ 1.000mm nên theo ngành đường sắt là phù hợp với điều kiện hạ tầng trong nước. Hiện doanh nghiệp đang xin ý kiến của hai bộ Khoa học & Công nghệ và Giao thông vận tải để đươc hướng dẫn về thủ tục.
Theo đơn vị này, từ giữa năm ngoái, công ty mẹ Đường sắt Việt Nam cũng đã có văn bản gửi Cục Đường sắt Côn Minh và giao cho hai công ty con là TNHH MTV Đường sắt Hà Nội và Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại đường sắt đứng ra thương thảo với đối tác và xúc tiến thủ tục hợp đồng.
Đại diện doanh nghiệp khẳng định các mặt hàng kể trên không nằm trong danh mục các loại vật tư đã qua sử dụng thuộc diện cấm nhập khẩu của Nghị định 187. Trong khi đó, Thông tư 20 mà Bộ Khoa học Công nghệ ban hành quy định điều kiện các mặt hàng cũ được nhập khẩu đã được chính cơ quan này hủy bỏ và Thông tư 23 mới thay thế văn bản này phải tới 1-7-2016 mới có hiệu lực.
Ngành đường sắt trong nỗ lực đổi mới thời gian qua đã được xã hội ghi nhận như nâng cấp, đưa các đoàn tàu chất lượng cao hơn vào chạy trên tuyến đường sắt Bắc - Nam; nhiều dự án đã mời gọi được tư nhân vào đầu tư bài bản hơn…
Tuy nhiên, việc đề xuất mua cả trăm toa tàu cũ, với tuổi đời ngoài 20 năm và có xuất xứ từ Trung Quốc khiến không ít người dân và chuyên gia lo ngại. Theo một chuyên gia trong ngành, nếu không thận trọng với những hợp đồng mua thiết bị cũ, nỗ lực cải tiến đổi mới của đường sắt trở nên “cải lùi” với dự án này.
Giải cứu cô gái Việt bị người nước ngoài giam giữ trái phép
Tết chông chênh của lao động chui ở Thái