Với dân số gần 90 triệu người, mức tăng trưởng bán lẻ bình quân 13 -15%/năm, thị trường Việt Nam đang được xem là "miếng bánh ngon" không chỉ đối với nhiều doanh nghiệp (DN) trong nước mà còn với cả các nhà đầu tư nước ngoài.
Tin trong nước đọc nhanh 25-08-2015
- Cập nhật : 25/08/2015
Hà Nội thống nhất chủ trương tạm dừng thu phí đường bộ xe máy
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa thống nhất chủ trương tạm thời dừng thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện đối với xe máy từ 1/1/2016 do việc thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy đạt thấp.
Cụ thể, Hà Nội đã bắt đầu thu phí sử dụng đường bộ với xe máy từ 1/1/2013. Năm 2013, thu về Quỹ bảo trì đường bộ thành phố 55 tỷ đồng, năm 2014 đạt 36 tỷ đồng, sáu tháng đầu năm 2015 đạt 3,6 tỷ đồng.
Theo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, việc thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy đạt thấp do một số nguyên nhân như liệt kê số lượng xe máy thực hoạt động trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, biến động so với đăng ký; công tác thu của một số quận, huyện, thị xã chưa thực sự tích cực, chưa có giải pháp triệt để khắc phục tình trạng thu đạt tỷ lệ thấp; chưa có chế tài cụ thể đối với các trường hợp cố tình chây ỳ không đóng phí...
Bên cạnh đó, lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải nhìn nhận, hành vi không nộp phí sử dụng đường bộ theo quy định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 1 đến 3 lần số phí phải nộp. Tuy nhiên, chưa có quy định cụ thể về lực lượng kiểm tra, xử phạt, quản lý sử dụng tiền phạt và các vấn đề liên quan.
Từ thực tế trên, Sở Giao thông Hà Nội đưa ra đề xuất, thống nhất với chủ trương của Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương và Bộ Giao thông Vận tải cho phép tạm thời dừng thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện đối với xe máy từ 1/1/2016 để các cơ quan có phương án tổ chức thu hợp lý và thuận tiện hơn./.
Triển lãm Giảng Võ sẽ được chuyển về Cổ Loa, Đông Anh
Cụ thể, ngày 24/8/2015 sau khi nghe, tổng hợp các ý kiến bộ, ngành liên quan, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý việc quy hoạch, bố trí Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia theo phương án vị trí khu vực Cổ Loa, huyện Đông Anh. Diện tích dự kiến là 300 ha, bao gồm khu chính và khu dịch vụ phụ trợ.
Phó thủ tướng yêu cầu Bộ VHTT&DL chỉ đạo chủ đầu tư dự án khẩn trương hoàn thành báo cáo khả thi để trình các cơ quan có liên quan. Thời gian hoàn thành quy hoạch kiến trúc trong tháng 10/2015.
Được biết, Dự án Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia được tiến hành gắn với quá trình cổ phần hóa Công ty TNHH Một thành viên Trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam. Ban đầu, dự án được đề xuất xây dựng trong địa phận hai xã Mễ Trì - Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Tuy nhiên, địa điểm này có diện tích nhỏ, giao thông không thuận tiện nên đầu năm 2015, Thủ tướng giao Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và UBND thành phố Hà Nội xác định vị trí mới để xây dựng Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia, quốc tế trên trục đường Nhật Tân đi sân bay Nội Bài, phù hợp với quy hoạch chung của Hà Nội đã được phê duyệt.
Bộ Ngoại giao lên tiếng về việc Đài Loan xây dựng ở Trường Sa
Việt Nam đẩy mạnh kết nối vận tải với Lào, Campuchia
Theo đó, hai nước cần sớm tổ chức hội nghị nhóm công tác ba nước Việt Nam - Lào - Thái Lan để thống nhất việc mở tuyến vận tải hành khách cố định Hà Tĩnh - Khăm Muộn - Nakhon Phanom và ngược lại; chính thức thông xe thực hiện bản ghi nhớ Campuchia - Lào - Việt Nam về vận tải đường bộ trong tháng 9-2015. Hai bên sẽ phối hợp với Hàn Quốc nhằm sớm hoàn thành nghiên cứu đầu tư cho dự án đường sắt Viêng Chăn - Thà Khẹt - Mụ Giạ - Tân Ấp - Vũng Áng. Bên cạnh đó, hai bên phối hợp chặt chẽ trong nghiên cứu tiền khả thi tuyến đường cao tốc Viêng Chăn - Pắc San - Thanh Thủy (Nghệ An) - Hà Nội.
Liên quan đến kết nối vận tải, Bộ GTVT cũng đã có cuộc họp với Bộ Giao thông Công chính Campuchia. Tại đây, hai bộ trưởng cho rằng sẽ sớm phối hợp thúc đẩy thực hiện mô hình kiểm tra một cửa một lần dừng tại cặp cửa khẩu quốc tế Mộc Bài - Bà Vẹt; báo cáo chính phủ hai bên cho phép làm thủ tục qua biên giới 24 tiếng/ngày đối với các cửa khẩu.
Ứng 200 tỉ giải tỏa đường nối vào cao tốc Trung Lương
UBND TP cũng giao Sở KH&ĐT sớm thực hiện, hoàn thành các thủ tục chỉ định nhà đầu tư là Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Yên Khánh.
Dự án này dài khoảng 2,7 km, kết nối nút giao quốc lộ 1 - đường Võ Văn Kiệt với đường nối Tân Tạo - Chợ Đệm (thuộc đường cao tốc Trung Lương). Trước đó, Công ty Yên Khánh đã đề xuất đầu tư dự án (tổng vốn hơn 1.900 tỉ đồng) và thu phí hoàn vốn hơn 22 năm. Công ty này đề nghị ngân sách sẽ chi trả bồi thường, giải phóng mặt bằng (khoảng 30 ha). Nếu được chấp thuận, Công ty Yên Khánh sẽ khởi công dự án ngay trong năm 2015 và đến năm 2017 sẽ hoàn thành.