Với số vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, cầu Mỹ Thuận, Cần Thơ, Rạch Miễu... khi hoàn thành không chỉ giúp người dân thoát cảnh "lụy phà" mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội các tỉnh Tây Nam Bộ.
Tin trong nước đọc nhanh 17-08-2015
- Cập nhật : 17/08/2015
Nghiên cứu, thành lập đặc khu kinh tế TP.HCM
“Đề án đặc khu kinh tế được kỳ vọng là mô hình mới của TP.HCM, góp phần phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại và các hoạt động kinh tế gắn với hệ thống cảng biển, du lịch sinh thái…”.
Đây là yêu cầu của UBND TP.HCM về việc thành lập đặc khu kinh tế. Theo đó, UBND TP giao Viện Nghiên cứu Phát triển TP chủ trì, khẩn trương nghiên cứu, hoàn thành đề cương chi tiết đề án trước ngày 30-9.
Theo Bộ KH&ĐT, việc phát triển thành công đặc khu kinh tế tại TP.HCM (dự kiến tại địa bàn quận 7, huyện Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ) sẽ khai thác được tối đa tiềm năng của TP. Tuy nhiên, do vốn đầu tư xây dựng đặc khu kinh tế rất lớn nên TP cần đề xuất các phương án huy động vốn cụ thể cho từng giai đoạn. Đồng thời cũng nghiên cứu, đề xuất phương án thu hút nhà đầu tư chiến lược có tiềm năng về tài chính và kinh nghiệm để đầu tư xây dựng và vận hành hạ tầng đặc khu kinh tế.
Bank of America: Nợ công của Việt Nam rủi ro thứ 12 thế giới
Bản đồ về tình hình nợ công thế giới của Bank of America vừa công bố cho thấy, nợ công của Việt Nam đứng thứ 12 trong nhóm rủi ro nhất thế giới.
EVN cần khoảng 56,5 triệu tấn than cho nhiệt điện vào năm 2020
Theo một báo cáo mới đây của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho thấy, Tập đoàn đã chỉ đạo Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia (AO) rà soát tiến độ các dự án nguồn điện, tính toán cân bằng công suất điện năng, xem xét các yếu tố có ảnh hưởng tới việc cung cấp điện toàn quốc giai đoạn 2017 - 2020, đặc biệt khu vực miền Nam.
Từ kết quả tính toán của EVN, cung cấp điện giai đoạn 2017 - 2020 về cơ bản sẽ đảm bảo với tần suất nước về 65%. Trường hợp nước về với tần suất 75% thì phương án phụ tải cao có thể sẽ bị thiếu sản lượng từ năm 2018 đến 2020 và chủ yếu tại miền Nam. Cao nhất vào năm 2018, khoảng 2.309 triệu kWh.Hệ thống điện miền Nam do thiếu hụt nguồn cung lớn nên sẽ phải nhận công suất và sản lượng lớn từ miền Bắc qua các lưới điện truyền tải và phát huy thêm sản lượng từ các nhà máy nhiệt điện dầu hàng năm từ 1,7 tỷ kWh đến 7,1 tỷ kWh đến 7,1 tỷ kWh.
Hiện, truyền tải trên các đường dây liên kết vùng ở mức rất cao trong cả năm. Sản lượng truyền tải trên giao diện Trung - Nam có thể đạt xấp xỉ mức 22 tỷ kWh/năm, trên giao diện Bắc - Trung gần như đạt ngưỡng giới hạn của các đường dây này khi sản lượng truyền tải hàng năm đạt mức xấp xỉ 16 tỷ kWh/năm từ năm 2018.
Về vấn đề này, EVN lo ngại việc liên tục phải truyền tải với công suất và sả lượng cao trong cả năm sẽ tiềm ẩn nguy cơ sự cố trên các đường dây truyền tải, ảnh hưởng đến an toàn cung cấp điện.
Trao quyết định bổ nhiệm thẩm phán TAND cấp cao tại TP.HCM
Thẩm phán Trần Văn Châu (nguyên phó chánh tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM) được bổ nhiệm làm chánh án TAND cấp cao tại TP.HCM.
Ông Trương Hòa Bình (bìa phải) trao quyết định cho các thẩm phán được cử vào ủy ban thẩm phán TAND cấp cao tại TP.HCM - Ảnh: H.Điệp
Ngày 14-8 tại TP.HCM, Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình đã trao quyết định bổ nhiệm chức vụ chánh án và phó chánh án TAND cấp cao tại TP.HCM trên cơ sở nghị quyết thành lập ba TAND cấp cao của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Theo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Luật tổ chức TAND, từ ngày 1-7 hệ thống TAND tại Việt Nam có thêm một cấp mới là TAND cấp cao.
Tòa án này được thành lập theo ba khu vực là Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM trên cơ sở tòa phúc thẩm TAND tối cao tại ba khu vực này.
Tại buổi lễ, ông Trần Văn Châu (50 tuổi, nguyên phó chánh tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM) được trao quyết định bổ nhiệm làm chánh án TAND cấp cao tại TP.HCM và các ông Lý Khánh Hồng, Võ Văn Cường, Quảng Đức Tuyên làm phó chánh án tòa này.
Chánh án Trương Hòa Bình cũng trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm thẩm phán TAND cấp cao tại TP.HCM và các tỉnh thành phía Nam, trao quyết định cho 12 thẩm phán được cử vào ủy ban thẩm phán TAND cấp cao tại TP.HCM.
Giàn dầu giếng H5 mỏ Tê Giác Trắng khai thác dòng dầu đầu tiên
Ông Nguyễn Quốc Khánh – Quyền Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí VN và Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) Đỗ Văn Khạnh thực hiện nghi thức mở giếng khai thác trên Giàn TGT-H5-WHP
Dòng dầu đầu tiên của giàn đầu giếng H5 mỏ Tê Giác Trắng chính thức được khai thác chỉ sau 22 tháng từ ngày phát hiện dòng dầu thương mại, sau 16 tháng từ ngày bắt đầu thi công.
Ông Nguyễn Quốc Khánh – Quyền Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốcTập đoàn Dầu khí VN và Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) Đỗ Văn Khạnh thực hiện nghi thức mở giếng khai thác trên Giàn TGT-H5-WHP
Như vậy, dòng dầu đầu tiên của giàn đầu giếng H5 mỏ Tê Giác Trắngchính thức được khai thác chỉ sau 22 tháng từ ngày phát hiện dòng dầu thương mại, sau 16 tháng từ ngày bắt đầu thi công, vượt tiến độ 80 ngày so với kế hoạch phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ và 18 ngày so với kế hoạch tăng tốc do Ủy ban Quản lý Lô 16-1 ngoài khơi Việt Nam đề ra. Tổng chi phí dự án thấp hơn 34 triệu USD so với ngân sách phê duyệt là 324 triệu USD.
Giàn đầu giếng H5 được đưa vào khai thác trước tiến độ giúp gia tăng sản lượng thêm 10.000 – 12.000 thùng dầu/ngày, nâng sản lượng khai thác của Mỏ Tê Giác Trắng lên mức 40.000 – 42.000 thùng/ngày, góp phần gia tăng doanh thu của Hoàng Long – Hoàn Vũ JOC năm 2015 đạt khoảng 45 triệu USD, gia tăng lợi nhuận kinh tế cho chủ đầu tư và Chính phủ, đồng thời giúp đảm bảo an ninh năng lượng đất nước.
Thành công của dự án Tê Giác Trắng H5 đã khẳng định sự hợp tác kinh tế thành công của các đối tác Mỹ (OPECO), Vương Quốc Anh (SOCO), Vương Quốc Thái Lan (PTTEP) và Việt Nam (PVEP-PVN) tại khu vực thềm lục địa của Việt Nam.