"Công ty bán hàng đa cấp Liên kết Việt không thuộc Bộ Quốc phòng"
"Công ty bán hàng đa cấp Liên kết Việt không thuộc Bộ Quốc phòng"
Đó là khẳng định của ông Lê Thanh Sơn - đại diện Công ty cổ phần Liên kết sản xuất thương mại Việt Nam (Liên kết Việt).
Sau khi chúng tôi phát sóng về bài thuyết trình của người tự xưng là nhân viên bán hàng đa cấp của Công ty Cổ phần Liên kết sản xuất thương mại Việt Nam, sáng 14/8, Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn ông Lê Thanh Sơn, chuyên viên Đào tạo, đại diện của Công ty Liên kết Việt, xung quanh vấn đề này.
Theo ông Lê Thanh Sơn, nhân viên trong buổi thuyết trình nói trên không phải nhân viên Công ty Liên kết Việt, cũng không phải người Công ty cử xuống thực hiện buổi thuyết trình đào tạo tại huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng.
Đồng thời, ông Lê Thanh Sơn cũng khẳng định, Công ty Liên kết Việt không trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Thủ tướng phê chuẩn nhân sự Lào Cai, Hưng Yên
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa phê chuẩn việc bầu chức vụ Phó chủ tịch UBND nhiệm kỳ 2011 - 2016 của tỉnh Lào Cai và Hưng Yên.
Cụ thể, ông Đặng Xuân Phong, tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, được bầu bổ sung làm Phó chủ tịch UBND tỉnh.
Ông Đặng Xuân Phong. Ảnh: Báo Lào Cai
Ông Đặng Xuân Phong sinh năm 1972, là tiến sỹ kinh tế. Ông từng trải qua các chức danh: Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lào Cai, Phóchủ tịch UBND TP Lào Cai, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Bí thư Huyện ủy Bắc Hà.
Thủ tướng đồng thời phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Phó chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2011 - 2016 đối với ông Vũ Xuân Cường, tỉnh ủy viên, để nhận nhiệm vụ mới.
Còn tại Hưng Yên, ông Nguyễn Duy Hưng, tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy huyện Yên Mỹ, được bầu giữ chức vụ Phó chủ tịch UBND tỉnh.
Đồng thời, ông Nguyễn Xuân Thơi được miễn nhiệm chức vụ Phó chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên nhiệm kỳ 2011- 2016 để nghỉ hưu theo chế độ.
Thủ tướng cũng phê chuẩn việc bầu chức danh ủy viên UBND tỉnh Hưng Yên nhiệm kỳ 2011 - 2016 đối với ông Đỗ Đình Hào, ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh, và ông Nguyễn Chí Công, ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.
Trong khi đó, ông Trần Huy Ngạn, nguyên Giám đốc Công an tỉnh, và ông Chu Anh Thuyên, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, được miễn nhiệm chức danh ủy viên UBND tỉnh Hưng Yên nhiệm kỳ 2011 - 2016 để nghỉ hưu theo chế độ.
Một cán bộ Trường Chính trị Phú Yên lừa đảo hơn 10 người
Hiện Trường Chính trị Phú Yên đã tạm đình chỉ công tác cán bộ này.
Chiều 14-8, Cơ quan CSĐT Công an Phú Yên cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” để điều tra một đường dây lừa đảo với số tiền rất lớn xảy ra tại TP Tuy Hòa (Phú Yên). Bước đầu, Cơ quan CSĐT đã xác định được một đối tượng nằm trong đường dây này là một cán bộ của Trường Chính trị tỉnh Phú Yên.
Điều tra bước đầu cho thấy hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản của đường dây này là “tín dụng đen”, vay góp của nhiều người để cho vay lại với lãi suất cao, nhưng không trả người cho vay ban đầu.
Theo Công an tỉnh Phú Yên, đã có ít nhất 10 người dân ở TP Tuy Hòa bị đối tượng là cán bộ của Trường Chính trị Phú Yên lừa đảo với số tiền trên 500 triệu đồng, trong đó có người bị chiếm đoạt trên 100 triệu đồng.
Trường Chính trị Phú Yên - nơi một nghi can trong đường dây lừa đảo đã công tác
Cùng ngày, bà Lê Thị Bích Hạnh, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Phú Yên, cho biết đã tạm đình chỉ công tác đối tượng trên. Tuy nhiên, về tên họ người bị đình chỉ bà Hạnh không cung cấp.
Lừa đảo làm giấy phép kinh doanh giá 800 triệu đồng
Ngày 14-8, sau hai ngày xét xử, phiên toà sơ thẩm vụ án đưa hối lộ, làm mô giới hối lộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức do Trần Phi Long (32 tuổi) bước vào phần tranh luận.
Công tố viên đề nghị phạt bị cáo Long từ 18 đến 22 năm tù và 12 bị cáo khác từ ba đến 15 năm về các tội trên. Một số các bị cáo ra toà với vai trò đồng phạm trong vụ án có những người nhờ Long và đồng bọn lo giấy tờ giúp....Dự kiến TAND TP.HCM sẽ tuyên án vụ này vào thứ hai ngày 17-8.
Theo hồ sơ, Long và một số đối tượng đã có hành vi gian dối khi làm 4 giấy phép kinh doanh quán karaoke trái quy định và nhận hơn 1 tỉ đồng từ khách hàng. Như năm 2011, Long nhận của Trần Ngọc Đức bộ hồ sơ xin giấy phép kinh doanh quán karaoke đã bị thu hồi của nhà hàng Vibox (quận 5, TP HCM). Đầu tháng 7-2011, thông qua Nguyễn Văn Vinh, Long chuyển hồ sơ cho Lê Thanh Hùng (đã bỏ trốn trong quá trình điều tra) làm. Hai bên thỏa thuận giá toàn bộ thủ tục là 800 triệu đồng. Long đưa trước gần 300 triệu đồng cho Hùng. Nhận được tiền, Hùng đưa 100 triệu đồng cho Nguyễn Tuấn Anh để tiếp tục chuyển hồ sơ Thành (chưa rõ lai lịch).
Theo Tuấn Anh,Thành chỉ là nhân viên của Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch TP, không có chức năng cấp giấy phép nhưng Thành sẽ có nhiều mối quan hệ để lo lót. Do hồ sơ thiếu giấy phép PCCC nên Thành đề nghị tăng thêm 5.000 - 7.000 USD. Tuấn Anh nhận tiền từ Hùng rồi chuyển cho Thành để làm chi phí bồi dưỡng cho một số người có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh. Cuối tháng 9-2011, Hùng thông báo với Long giấy phép có rồi, chuẩn bị giao nốt số tiền còn lại để nhận giấy phép. Nhưng sau đó Long không thấy Hùng giao giấy phép nữa.
Khoảng tháng 7-2011, muốn thi vào lớp sau đại học chuyên khoa 1 của Bệnh viện Chợ Rẫy nhưng không đủ điều kiện, Nguyễn Thị Mỹ Thu tìm nhờ Long chạy xin giấy dự thi lớp sau đại học, Chuyên khoa 1 của Bệnh viện Chợ Rẫy. Lê Thanh Hùng đồng ý giúp Long với giá 100 triệu đồng. Thỏa thuận xong, Thu giao cho Long hồ sơ và số tiền trên. Long cam kết sau 1 tuần sẽ đưa biên nhận hồ sơ và giấy báo dự thi. Đầu tháng 8-2011, bệnh viện Chợ Rẫy công bố danh sách dự thi thì không có tên Thu. Long giải thích người của Long lo cho Thu được tuyển thẳng nên không có tên trong danh sách trúng tuyển. Sau đó, tên Thu vẫn không có trong danh sách trúng tuyển của bệnh viện và không liên lạc được với Long nữa.
Chủ tịch huyện, xã tự cấp đất cho... vợ mình
Rà sát quy hoạch, UBND TP.Đà Nẵng phát hiện hàng chục hecta rừng ở khu vực Ngầm Đôi, xã Hòa Phú, Hòa Vang bị cấp trái quy định để xây dựng khu du lịch. Việc quản lý đất rừng lỏng lẻo, được ví như vụ xây dựng trái phép biệt thự, biệt phủ trên núi Hải Vân tai tiếng mới xảy ra tại Đà Nẵng. Chính vì thế, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng - ông Huỳnh Đức Thơ, vừa yêu cầu huyện Hòa Vang có báo cáo, rà soát…
Tự tung tự tác
Ngoài khu sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Bà Nà Hill, hàng loạt khu du lịch sinh thái dân dã khác hoạt động sôi nổi gần 10 năm nay như Ngầm Đôi, Phú Mỹ Thành, Suối Hoa… dưới chân dãy Bà Nà - Núi Chúa. Đây là những nơi dã ngoại lý tưởng gắn với thiên nhiên hoang sơ. Mới đây, thêm một nhà “đầu tư lớn”, đang khởi công xây dựng khu du lịch sinh thái tại khu vực Ngầm Đôi. Môi trường du lịch tại xã miền núi Hòa Phú trở nên náo nhiệt. Đây cũng chính lý do mà UBND TP.Đà Nẵng “để mắt” vấn đề quản lý, quy hoạch đất rừng vốn khuất lấp này. Chỉ mới bước đầu, đã phát hiện ngay khu du lịch (KDL) Ngầm Đôi hoạt động từ năm 2010 đến nay là trái với quy định, trái luật, do UBND huyện Hòa Vang cấp phép vượt thẩm quyền.
Năm 2014, Sở Xây dựng rà soát, phát hiện chủ đầu tư là bà Lê Đinh Thủy Châu cùng các bà Nguyễn Thị Mai và bà Trương Thị Lâm được UBND huyện Hòa Vang cấp giấy phép xây KDL Ngầm Đôi diện tích 18.403,6m2 (do bà Châu đứng tên). Ngoài ra, các hộ dân này còn được cấp gần 20ha đất trồng rừng. Tất cả giấy phép kinh doanh, giấp phép quyền sử dụng đất cho cả gần 20ha đất rừng lẫn hơn 1,8ha đất xây dựng khu du lịch đều do nguyên chủ tịch UBND huyện Hòa Vang - ông Huỳnh Minh Nhơn, ký.
Ngoài việc Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang ký quyết định, tự ý cấp đất rừng, tự chuyển đổi mục đích xây dựng, cho phép kinh doanh khu du lịch không đúng thẩm quyền, trái luật định, thì đáng nói là ông Huỳnh Minh Nhơn cấp đất cho chính vợ mình: Bà Nguyễn Thị Mai - một trong nhóm 3 cổ đông nói trên. Cổ đông thứ 2 là bà Trương Thị Lâm, chính là vợ của Chủ tịch UBND xã Hòa Phú lúc bấy giờ: Ông Mạc Như Siêng (hiện là Trưởng phòng Tư pháp huyện Hòa Vang). Hay nói cách khác, KDL Ngầm Đôi, được hình thành do 2 quan huyện, xã móc ngoặc, cấp đất rừng, xây khu du lịch trái quy định cho chính các bà vợ mình, nhưng lại đứng tên bởi một cổ đông thứ 3: bà Lê Đinh Thủy Châu. Bà Châu thừa nhận, dù KDL ngầm đôi là do bà đứng tên, nhưng thực chất là chung với 2 bà Mai và Lâm.
Dung túng hay lỏng lẻo quản lý?
Tháng 1.015, UBND huyện Hòa Vang có báo cáo, quy hoạch mở rộng KDL sinh thái Ngầm Đôi lên 7,6446ha. Trong đó, hiện trạng gồm: 18.403,6m2 đất du lịch đứng tên Lê Đình Thủy Châu, phần còn lại là đất lâm nghiệp do ông Mạc Như Giác (chồng bà Châu) và các bà Nguyễn Thị Mai (vợ ông Huỳnh Minh Nhơn) và bà Trương Thị Lâm (vợ ông Mạc Như Siêng) quản lý, sử dụng.
Ông Nguyễn Điểu - GĐ Sở TNMT, khẳng định “UBND huyện Hòa Vang ban hành quyết định thu hồi, cho thuê đất để xây dựng KDL sinh thái Ngầm Đôi do bà Lê Đình Thủy Châu đứng tên khi chưa được phê duyệt quy hoạch là đã sai, quy hoạch của Đà Nẵng chưa có chỗ cho du lịch ở khu vực Ngầm Đôi. Nay chủ đầu tư mở rộng diện tích khu du lịch, huyện đề nghị cho mở rộng sang phần diện tích đất rừng là vi phạm quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Ông Đặng Thương - Phó Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang, cho rằng, KDL Ngầm Đôi đã hình thành hơn 10 năm nay rồi, người cấp đất sai - Chủ tịch UBND huyện, nay đã qua đời. Mặt khác, KDL Ngầm Đôi đã xây dựng bài bản, vì vậy đề nghị thành phố nghiên cứu giải quyết các thủ tục về mặt pháp lý để chủ đầu tư tiếp tục hoạt động. Tuy vậy, Chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ vẫn yêu cầu rà soát, kiểm tra và xử lý nghiêm các cán bộ tham mưu của huyện Hòa Vang đã tham mưu để giúp lãnh đạo ra quyết định cấp đất rừng cho DN kinh doanh du lịch khi chưa có sự đồng ý của UBND thành phố.
(
Tinkinhte
tổng hợp)