Vàng hết hấp dẫn?
Kiện cơ quan thuế vì thu thuế với người ủy quyền
Hà Nội đề xuất mua xe kiểm nghiệm an toàn thực phẩm
Điều tra sai phạm thuế của Công ty cổ phần du lịch Bông Sen
Phải đảm bảo không gian ven biển phục vụ công cộng
Tin trong nước đọc nhanh 03-01-2016
- Cập nhật : 03/01/2016
Vật thể lạ hình cầu rơi xuống đất sau tiếng nổ lớn
Theo Vietnam+, khoảng 7h ngày 2/1, sau một tiếng nổ rất lớn như tiếng sấm, người dân xã Tân Đồng và Báo Đáp, huyện Trấn Yên (Yên Bái) tìm thấy một "vật thể lạ" tại vườn nhà bà Trần Thị Lợi ở thôn 1, xã Tân Đồng.
Vật thể này được cho là lạ đã rơi xuống vườn nhà bà Trần Thị Lợi ở thôn 1 xã Tân Đồng. Ảnh: Báo Yên Bái.
Vật này trông như viên đá có tròn, màu trắng, đường kính khoảng 30 cm. Do hiếu kỳ, một số người dân đã bẩy vật này lên khỏi mặt đất để lại một hố tròn sâu chừng 20cm, nơi rộng nhất chừng 30 cm.
Ông Tạ Duy Chinh (Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự xã Tân Đồng) cho biết, lực lượng dân quân và công an xã đã phong tỏa hiện trường ngay sau khi nhận được tin báo.Lực lượng Công binh Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Yên Bái đã có mặt và đưa "vật thể lạ" này về Ban Chỉ huy Quân sự huyện Trấn Yên. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Yên Bái thông tin, vật thể nói trên bằng kim loại có đường kính 27 cm.
Vật thể hình cầu được người dân phát hiện tại thôn Nà Giàng, xã Tân Mỹ, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Pháp luật TP HCM
Theo Pháp luật TP HCM, khoảng 6h30' ngày 2/1, người dân thuộc khu vực thôn Nà Giang, xã Tân Mỹ, huyện Chuyên Hóa (Tuyên Quang) cũng nghe tiếng nổ lớn và thấy một vật thể lạ rơi xuống vườn nhà dân.
Vật thể lạ có hình cầu, đường kính 80-100cm trông giống như bom bi, vỏ bằng kim loại có núm ở hai đầu. Trên thân có nhiều chữ viết nước ngoài. Theo người dân, trước khi vật lạ rơi xuống đất, trên bầu trời xuất hiện 3 tiếng nổ lớn.
Việt Nam trao công hàm phản đối Trung Quốc điều máy bay ra đá Chữ Thập
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam, Trung Quốc hôm nay thực hiện việc bay thử nghiệm ra sân bay nước này xây dựng bất hợp pháp trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trước vụ việc, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, trao công hàm phản đối hành động của nước này.
Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cũng phát biểu, nêu rõ hành động của Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc và tinh thần của Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) năm 2002.
Hành động còn làm ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở Biển Đông, giảm sự tin cậy chính trị giữa hai nước, tác động tiêu cực đến quan hệ láng giềng và tình cảm tốt đẹp giữa nhân dân hai nước, ông Bình cho hay.
"Việt Nam kiên quyết phản đối hành động nêu trên của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay, không tái diễn các hành động tương tự và có hành động thiết thực, cụ thể góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông", ông Bình nói trong thông cáo.
Tan hoang tàu cá bị tàu nước ngoài đâm nát trên biển
Chiều tối 2-1, tàu QNg 98459 TS của ông Huỳnh Thạch (ngụ Phổ Quang, Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đâm vỡ nát trên vùng biển cách đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) khoảng 60 hải lý đã được lai dắt về vịnh Mân Quang (Đà Nẵng) an toàn. Nhìn con tàu tan hoang sau những cú đâm hiểm ác, ai cũng chua xót. Những thuyền viên đi trên tàu vẫn chưa hết bàng hoàng, trên người vẫn mang nhiều thương tích. Vừa cập cảng, ông Thạch đã cùng các thuyền viên đến trình báo sự việc tại Trạm kiểm soát biên phòng Mân Quang.
Theo đó, vào trưa 1-1, tàu đang trên đường đi đánh bắt tại vị trí 17,7 độ vĩ Bắc, 108,21 độ kinh Đông (cách đảo Cồn Cỏ) khoảng 60 hải lý thì bất ngờ bị một tàu vỏ sắt (không treo cờ quốc gia nào) đâm thẳng vào cabin. “Lúc đó, chúng tôi đang nằm ngủ thì bất ngờ bị hất văng xuống biển. Mọi người đều cố gắng ngoi lên khỏi mặt nước để kêu cứu. Nhưng tàu này lại đâm cú thứ hai vào phần mũi, khiến ba người nữa cũng rơi xuống biển” ngư dân Trần Tiết (thuyền viên tàu QNg 98459 TS) kể lại.
Còn theo thuyền trưởng Thạch, khi anh em đi ngủ, chỉ còn mình ông trực ở buồng lái. Nên khi tàu bị đâm thì ông chỉ kịp kêu cứu qua bộ đàm rồi rơi xuống biển. “Chúng tôi kêu cứu nhưng tàu kia vẫn thản nhiên bỏ đi. Số hiệu của tàu sắt trên là: 00098880, là tàu của Trung Quốc. Tụi tui làm biển hoài nên biết tàu đó là tàu Trung Quốc với các đặc điểm nhận dạng như phần mũi dài và to như tàu chiến…” ông Thạch nói.
Sau hai tiếng kêu cứu, hệ thống bộ đàm cũng như Icom của tàu đã bị hỏng. Mọi người chỉ còn trông chờ vào sự tiếp cứu của các tàu cá Việt Nam khác. Dưới cái lạnh buốt của nước biển, cả 10 ngư dân dần tím tái, mất sức dần. Sau gần một giờ ngâm mình trong nước biển lạnh, tàu của ông Huỳnh Bi (em trai ông Thạch) cùng năm tàu khác mới tiếp cận được hiện trường. “Lúc đó, tàu của chúng tôi cách tàu anh Thạch hơn 5 hải lý. Tôi chỉ nghe được một tiếng kêu cứu qua bộ đàm nên liên lạc với các bạn thuyền khác cùng đến hỗ trợ” - ông Bi nói.
10 ngư dân lần lượt được vớt lên tàu và được sưởi ấm. “Con tàu QNg 98459 TS đã chìm hơn một nữa, nước đã tràn vào buồng máy. Chúng tôi phải dùng máy bơm, hút hết nước để tàu nổi lên. Sau đó dùng vật dụng trám các lỗ thủng”. Vật lộn gần ba giờ sau, tàu ông Bi mới dùng dây thừng để lai dắt tàu cá QNg 98459 TS vào bờ.
Đà Nẵng: Đưa trên 120 khách sạn, nhà hàng vào ‘tầm ngắm’ chống thất thu thuế
Theo đó, có 65 nhà hàng và 57 khách sạn đã được đưa vào “tầm ngắm” trong việc thực hiện thí điểm chống thất thu thuế. “Không chỉ thực hiện thanh tra, kiểm tra đột xuất những nhà hàng, khách sạn, Cục Thuế TP sẽ tiến hành chống thất thu thuế thường xuyên để lập lại kỷ cương thuế trên địa bàn” - ông Miên nói.
Ngoài ra, các đơn vị liên quan của TP sẽ rà soát lại các đối tượng nộp thuế để hậu kiểm tình hình trốn thuế. Năm 2016, trước mắt sẽ chú trọng thanh tra, kiểm tra, giám sát khoảng 2.500 doanh nghiệp nhằm chống thất thu thuế. Được biết lĩnh vực khách sạn, nhà hàng và kinh doanh các dịch vụ du lịch đang là nơi thất thoát thuế, trốn thuế lớn nhất của TP Đà Nẵng.
Chi hoa hồng ‘khủng’ cho bán hàng đa cấp, phạt 30 triệu
Doanh nghiệp cũng phải khấu trừ tiền thuế thu nhập cá nhân của người tham gia bán hàng đa cấp để nộp thuế trước khi chi trả hoa hồng, tiền thưởng. Nếu doanh nghiệp không thực hiện sẽ bị phạt 20 triệu đồng. Đây là những nội dung đáng lưu ý của Nghị định 124/2015.
Cũng theo nghị định này, người bán hàng đa cấp có quảng cáo không trung thực hoặc không chính xác về hàng hóa được chào bán thì cũng chỉ bị phạt đến 3 triệu đồng. Chỉ khi người này cung cấp thông tin sai lệnh hoặc gây nhầm lẫn về tính chất, công dụng của hàng hóa thì mới bị phạt đến 10 triệu đồng.
Theo Cục Quản lý cạnh tranh, đến giữa tháng 12-2015, có 63 công ty được cấp phép bán hàng đa cấp. Có 10 công ty khác nộp hồ sơ nhưng bị Cục trả về như Công ty Synergy, Ohay, Median Việt Nam, Big Forest...