tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Chính phủ khó vay nợ

  • Cập nhật : 14/10/2015

(Tai chinh)

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, nhiều khả năng là Chính phủ sẽ không phát hành đủ lượng trái phiếu Chính phủ theo kế hoạch, đề nghị được vay ngắn hạn và vay để đảo nợ.

trinh bay cua bo truong bo tai chinh dinh tien dung cho thay chinh phu dang rat kho vay cac khoan no dai han - anh: viet dung

Trình bày của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho thấy Chính phủ đang rất khó vay các khoản nợ dài hạn - Ảnh: VIỆT DŨNG

Tờ trình vừa được Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đọc tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 12-10.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - ngân sách Phùng Quốc Hiển, xuất phát từ yêu cầu đảm bảo an toàn về nợ công, an ninh tài chính quốc gia, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 78/2014/QH13 ngày 10/11/2014 của Quốc hội.

Nghị quyết nêu: "Từ năm 2015, phát hành trái phiếu chính phủ kỳ hạn từ 05 năm trở lên, không thực hiện các khoản vay có kỳ hạn ngắn cho bù đắp bội chi ngân sách nhà nước, giảm mức vay đảo nợ”.

Mới vay được một nửa kế hoạch

“Trong quá trinh triến khai thực hiện, trước tình hình huy động vốn trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm gặp nhiều khó khăn, theo báo cáo của Chính phủ, tổng giá trị trái phiếu Chính phủ được phát hành thành công trên thị trường sơ cấp chỉ đạt khoảng 127.473 tỉ đồng, đạt 51% kế hoạch phát hành cả năm.

Nếu tiếp tục thực hiện phát hành trái phiếu Chính phủ chỉ từ 5 năm trở lên thì từ nay đến cuối năm 2015 sẽ không huy động đủ lượng vốn cần thiêt để đáp ứng nhu câu chi thực hiện các mục tiêu phát triên kinh tế - xã hội theo Nghị quyết của Quốc hội” - ông Hiển nói.

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhất trí với đề nghị của Chính phủ báo cáo và kiến nghị Quốc hội cho phép phát hành trở lại các loại kỳ hạn trái phiếu Chính phủ ngắn hạn và dài hạn (đa dạng hóa kỳ hạn).

“Vay ngắn hạn thì rất gay”

Phát biểu liên quan đến vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói:

“Nợ công áp lực như thế, Quốc hội yêu cầu phát hành thời hạn dài ra để lấy cái vốn vay ấy làm nên ăn ra mà trả nợ, không phải vay nợ mới để trả nợ cũ, nhưng lại không phát hành được.

Vì thị trường thứ cấp mua bán nợ còn yếu, người ta sẵn sàng mua trái phiếu dài hạn nhưng phải có thị trường để người ta bán lại trong một, hai năm, chứ nếu bán không được thì người ta không dám cho anh vay 5 năm, 10 năm. Thị trường trái phiếu mấy năm rồi mà không phát triển được”.

Cũng theo ông Hùng: “vay ngắn hạn thì rất là gay, cái bài toán này các đồng chí phải tính rất cẩn thận, bởi vì vay ngắn hạn là vừa vay xong đã phải lo trả rồi.

Tôi nghĩ nếu vay năm một thì sang Ngân hàng Nhà nước mà vay, tội gì phải phát hành trái phiếu mất tiền lãi, đã phát hành trái phiếu thì tối thiểu thời hạn phải 3 năm”.

Ông Phùng Quốc Hiển cho biết thường trực Ủy ban Tài chính - ngân sách cũng suy nghĩ rất nhiều về vấn đề này.

“Nếu chúng ta thu được đủ chi, không phải đi vay là điều hạnh phúc. Nhưng thời gian qua, do nhu cầu đầu tư phát triển, đặc biệt là chi cho con người không ngừng tăng. Từ năm 2009 thì toàn bộ vốn đầu tư phát triển chúng ta phải đi vay”.

“Mong muốn là làm sao chúng ta vay được thời gian trả nợ dài nhất, lãi vay thấp nhất và rủi ro ít nhất. Tuy nhiên, thị trường lại có một vấn đề, đó là người ta mong muốn thời gian đáo hạn ngắn nhất và lãi suất thì phải cao” - ông Hiển nói.

Trong khi đó, Luật quản lý nợ công có một điểm là không cho phép vay trái phiếu quốc tế để đảo nợ trong nước. Lần này Chính phủ muốn là có vay để giải quyết cái trước mắt là để đảo nợ trong nước.

"Nếu nới lỏng cơ chế cho phép vay vốn trái phiếu Chính phủ thì mới giải quyết được tình hình khó khăn hiện nay. Tôi cho rằng Quốc hội nên cho phép phát hành trái phiếu quốc tế để cơ cấu lại nợ”, ông Hiển phát biểu.

Vấn đề này sẽ được trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp tới.

chu tich quoc hoi nguyen sinh hung cho rang neu cu di vay cac khoan ngan han thi rat gay go, boi vua vay da phai lo tra no - anh: viet dung

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng nếu cứ đi vay các khoản ngắn hạn thì rất gay go, bởi vừa vay đã phải lo trả nợ - Ảnh: VIỆT DŨNG

(Theo Báo Tuổi Trẻ)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục