Chỉ tiêu này được nêu rõ tại công văn số 5610/BKHĐT-TH về Khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát đi.
Chính phủ “cam kết” đạt tăng trưởng năm 2015 vượt chỉ tiêu
- Cập nhật : 14/10/2015
(tin kinh te)
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm do Chính phủ chuẩn bị để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 sẽ khai mạc vào tuần tới khẳng định nền kinh tế phục hồi tốt, không có dấu hiệu giảm phát, dự báo tăng trưởng GDP giữ được mức 6,5% cả năm (vượt chỉ tiêu 6,2% Quốc hội giao)…
Bắt đầu phiên họp thứ 42 UB Thường vụ Quốc hội sáng nay, 12/10, Thường vụ nghe báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, thu - chi ngân sách 9 tháng đầu năm 2015, kế hoạch đề ra cho năm 2016.
Báo cáo của Bộ KH-ĐT do Thứ trưởng Đào Quang Thu trình bày cho biết, chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 tăng 0,4% so với tháng 12/2014, bình quân 9 tháng chỉ tăng 0,74% so với cùng kỳ. Chỉ số giá tiêu dùng 9 tháng được đánh giá là tăng thấp nhưng không có biểu hiện giảm phát.
Tiêu dùng trong nước, sức mua và tổng cầu đã tăng khá mạnh. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (đã loại trừ yếu tố giá) tăng 9,1% cao hơn nhiều so với năm trước.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 9 tháng vừa qua đạt gần 910.000 tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đước đạt 9,65 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước. Vốn ODA và vay ưu đã giải ngân ước đạt 3,3 tỷ USD.
Đối chiếu với các mục tiêu tăng trưởng Quốc hội đã đề ra, Chính phủ khẳng định, nền kinh tế phục hồi rõ nét và đạt tốc độ tăng trưởng cao so với kế hoạch đề ra và cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng GDP 9 tháng đạt 6,5% là mức tăng cao nhất so với cùng kỳ 4 năm trước (năm 2011: 6,03%, 2012: 5,1%, 2013: 5,14%, 2014: 5,53%, trong đó tăng cao nhất là khu vực công nghiệp và xây dựng (tăng 9,57%).
Động lực tăng trưởng chủ yếu của năm nay được nhận định là do sự phục hồi và tăng trưởng cao của sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo; sự tăng nhanh của sản xuất và xuất nhập khẩu vả của vực có DN FDI lớn, khả năng cạnh trnah cao và không bị ảnh hưởng của việc giảm giá xuất khẩu nông sản do ít đầu tư vào khu vực này; tiêu dùng trong nước, sức mua tổng cầu được cải thiện hờ lòng tin và ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi tăng trưởng kinh tế và lạm phát thấp…
Để khắc phục tác động tiêu cực của việc phá giá đồng Nhân dân tệ đối với xuất khẩu, Chính phủ đã chỉ đạo chủ động thực hiện các biện pháp hỗ trợ, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, nhất là với các mặt hàng không thiết yếu và điều chỉnh giảm giá VND so với USD từ đầu năm đến nay khoảng 5% (bao gồm cả biên độ dao động).
Từ đó, đánh giá chung của Chính phủ là việc phá giá đồng tiền của Trung Quốc cùng với việc giảm giá dầu thô và các mặt hàng nông sản xuất khẩu có ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam nhưng không lớn. Thực tế kinh tế đất nước vẫn tiếp tục phục hồi, tăng trưởng quý III cao hơn quý II và dự báo cả năm sẽ vượt mục tiêu kế hoạch đề ra.
Thứ trưởng Bộ KH-ĐT cũng dẫn số liệu về doanh nghiệp thành lập mới đã tăng để minh chứng cho xu thế phục hồi kinh tế.
Tiến độ sắp xếp, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được xác nhận là chậm. 8 tháng đầu năm mới thực hiện được tại 95/289 DNNN theo kế hoạch năm 2015, đạt 32,8% kế hoạch. Có 8,39 nghìn tỷ đồng vốn nhà nước được thoái, thu về khoảng 12.38 nghìn tỷ đồng, bằng 1,48 lần giá trị sổ sách.
Về các vấn đề xã hội, báo cáo của Chính phủ nêu rõ, trong 9 tháng đầu năm, ngành giáo dụ đào tạo tiếp tục thực hiện việc đổi mới. Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 được thực hiện và cơ bản hoàn thành việc xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.
Một chỉ tiêu được xác định khó đạt chính là tạo việc làm. 9 tháng đầu năm có 1,2 triệu người được tạo việc làm, đạt 76,1% kế hoạch và cũng đã tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước.
Lĩnh vực phòng chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại tố cáo, công tác đối ngoại, quốc phòng an ninh… được đảm bảo.
Bên cạnh những kết quả đạt được, về mặt hạn chế, Chính phủ thắng thẳn đánh giá, tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều khó khăn thách thức, như chưa có nhiều giải pháp cụ thể, có hiệu quả để khắc phục các mặt trái của quá trình hội nhập quốc tế; tình hình kinh tế thế giới và suy giảm tăng trưởng của một số nền kinh tế lớn sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam. Sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ngành chăn nuôi, xuất khẩu nhiều mặt hàng nông, thuỷ sản đạt thấp hơn so với cùng kỳ; nhập siêu có xu hướng tăng trở lại.
Tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng chuyển biến chậm. Môi trường đầu tư kinh doanh đã được cải thiện nhưng việc triển khai còn chậm, năng lực cạnh tranh chưa có nhiều chuyển biến; cổ phần hoá và thoái vốn tại DNNN đạt thấp so với yêu cầu đề ra; Tái cơ cấu các ngân hàng thương mại yếu kém đang là thách thức lớn. Nợ công và áp lực trả nợ công, nợ nước ngoài ngày càng tăng.
Dự báo hết năm, trong số 14 chỉ tiêu đã đề ra, dự kiến có 13 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, trong đó chỉ tiêu bao quát là tăng GDP đạt 6,5% (vượt so với mục tiêu 6,2%) Quốc hội giao cuối năm 2014. Một chỉ tiêu không hoàn thành là tỷ lệ che phủ rừng.
Chính phủ cũng đề xuất nâng chỉ tiêu tăng GDP năm sau lên mức 6,7%.