Lạc quan với TPP, DN muốn đơn giản hơn nữa thủ tục hành chính
TPP có thể chính thức ký kết vào ngày 4/2/2016
Thái Lan lo ngại các nhà đầu tư rút vốn sang Việt Nam vì TPP
Giá thép xuống dưới ngưỡng 10 triệu đồng/tấn
Thái Lan muốn bán hết 13 triệu tấn gạo dự trữ vào năm 2017
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 29-01-2016
- Cập nhật : 29/01/2016
Doanh nghiệp 'ra đi' lấn át số thành lập mới
Theo tin từ Tổng cục Thống kê, trong tháng một, cả nước có 12.456 doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân khiến con số đóng cửa lớn là doanh nghiệp thường chọn thời điểm bắt đầu của năm tài chính (1/1) để tạm ngừng hoạt động.
Bên cạnh đó, 1.338 doanh nghiệp cũng đã hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất trong đầu năm nay, tăng 35% so với cùng kỳ và chủ yếu là những doanh nghiệp quy mô nhỏ, vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng.Như vậy, số gặp khó khăn đạt tổng cộng 13.844 doanh nghiệp, vượt trội so với số đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động tháng này. Ghi nhận của cơ quan thống kê cho thấy cả nước có 8.320 doanh nghiệp làm "khai sinh" và 4.872 "sống lại" trong tháng một, lần lượt tăng 21% và 70% so với một năm trước.
Tháng giáp Tết Nguyên đán, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 17,5% của tháng đầu năm ngoái. Trong đó, chỉ số sản xuất công nghiệp của một số ngành giảm như xe máy, sắt thép. khai thác dầu thô, điện thoại di động... Một số sản phẩm tăng là sản xuất ôtô, tivi, thức ăn cho gia súc, bia các loại...
Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1/2016 ước tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2015 (loại trừ yếu tố giá tăng 11%), cũng thấp hơn mức tăng 13% cùng thời kỳ năm ngoái (loại trừ yếu tố giá tăng 11,9%). Xét theo ngành hàng, may mặc, lương thực thực phẩm, đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng, phượng tiện đi lại vẫn là những vật phẩm được tiêu thụ nhiều nhất trong tháng cận Tết.
Trao đổi với báo chí dịp cuối năm, ông Nguyễn Bích Lâm - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho hay tình hình kinh tế năm 2016 sẽ có khó khăn nhiều hơn thuận lợi khi cạnh tranh trở nên gay gắt trong bối cảnh các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực, năng suất lao động vẫn ở mức thấp trong khu vực và trên thế giới. Do vậy, ông khuyến nghị Chính phủ, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp phải chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo điều hành để vượt qua khó khăn, đạt mục tiêu tăng trưởng.
Lợi nhuận Samsung giảm gần 40%
Con số này thấp hơn rất nhiều so với dự báo của giới phân tích trước đó, là 5.400 tỷ won. Nhu cầu smartphone yếu khiến giá các linh kiện như chip, màn hình của Samsung đi xuống, doanh số bán điện thoại của chính hãng này cũng giảm theo.Việc tung sớm các sản phẩm mới cũng chưa giúp được gì cho Samsung. Số điện thoại Samsung bán được năm ngoái có thể giảm năm thứ 2 liên tiếp do cạnh tranh từ Apple trong phân khúc cao cấp và Xiaomi, Huawei (Trung Quốc) tại phân khúc bình dân. Dù vậy, hôm qua, khách hàng lớn nhất của Samsung - Apple cũng thông báo doanh thu lần đầu giảm trong hơn một thập kỷ.
Cổ phiếu Samsung đã giảm 0,9% xuống 1,16 triệu won sáng nay tại Seoul (Hàn Quốc). Từ đầu năm, mã này đã mất 7,5%, gấp đôi chỉ số Kospi.
"Năm 2016 sẽ có rất nhiều thách thức về môi trường kinh doanh nói chung và nhu cầu đồ công nghệ chậm lại. Công ty sẽ cố gắng cải thiện hoạt động trong nửa cuối năm", thông báo của Samsung cho biết.
Doanh thu quý trước của hãng tăng nhẹ 1% lên 53.300 tỷ won. Lợi nhuận hoạt động tăng 16% lên 6.100 tỷ won, khớp với dự báo trước đó. Lợi nhuận hoạt động mảng điện thoại di động cũng tăng lên 2.230 tỷ won, từ 1.960 tỷ won cùng kỳ năm ngoái.
Phó chủ tịch kiêm đồng CEO Samsung Electronics - Kwon Oh Hyun hồi tháng 1 cũng cảnh báo các mảng smartphone, TV và chip nhớ sẽ bị cạnh tranh gay gắt hơn trong năm nay, đồng thời thúc giục nhân viên nỗ lực tìm cách bảo vệ vị trí hiện tại của hãng.
Trung Quốc hạn chế cho vay NDT tại nước ngoài
Theo Bloomberg, từ ngày 11/1, PBOC đã chỉ đạo một số ngân hàng, trong đó có BOC Hong Kong và ICBC (Asia), hạn chế cho vay trừ phi cần thiết, nguồn tin này cho biết. Các chỉ đạo này không được công bố ra ngoài. Và từ đó, cơ quan này cũng chưa có thêm thông báo nào.PBOC cũng đề nghị một số ngân hàng và công ty Trung Quốc thu thập thông tin về các lệnh bán khống trên thị trường NDT quốc tế từ ngày 1/1, sau đợt biến động của nội tệ cuối năm ngoái.
Chính phủ Trung Quốc đang tìm cách đẩy giá NDT khi dòng vốn rút khỏi nước này tăng và ngày càng nhiều người đặt cược vào đồng NDT giảm giá. Trong một bài báo cuối tuần trước, Xinhua cho biết những người đầu cơ NDT sẽ phải chịu "thiệt hại rất lớn" khi giới chức có các biện pháp bình ổn tiền tệ này.
Đầu cơ vào đồng NDT "chỉ là một trong những cách nhà đầu tư nước ngoài bày tỏ sự bi quan về kinh tế Trung Quốc", Tommy Ong - Giám đốc Thị trường tại DBS Bank nhận xét, "Thị trường quốc tế bi quan về khả năng can thiệp hơn là thị trường trong nước".
Giá NDT quốc tế chiều nay gần như không đổi so với USD, tại 6,621 NDT đổi một USD. Hôm 11/1, đồng tiền này tăng 1,5% khi PBOC được cho là đã mua vào.
Giá NDT đã mất gần 3% năm nay, khiến giới chức Trung Quốc phải áp dụng nhiều biện pháp bình ổn. Trong đó có áp tỷ lệ dự trữ bắt buộc với các khoản tiền gửi bằng NDT của một số ngân hàng.
Giày dép, túi xách xuất phần lớn qua Mỹ
Hiệp hội Da giày, túi xách Việt Nam (Lefaso) cho biết Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam trong năm 2015 với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 4,1 tỉ USD, chiếm 33,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Cũng trong năm 2015, Mỹ tiếp tục đứng đầu là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành túi xách Việt Nam, đạt 1,18 tỉ USD, chiếm 41,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu ngành này.
Khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn đang dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu giày dép lẫn túi xách khi chiếm 79,1% (khoảng 9,54 tỉ USD) trong kim ngạch xuất khẩu da giày và 76,7% (tương ứng 2,2 tỉ USD) kim ngạch xuất khẩu túi xách.
Giảm tỉ lệ kiểm tra hàng hóa
Trong năm 2016, Hải quan TP.HCM sẽ tập trung thu thập thông tin doanh nghiệp, thông tin hàng hóa, giảm tỉ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa, chỉ kiểm tra những mặt hàng trọng điểm
Tại buổi gặp gỡ các doanh nghiệp có số thu nộp lớn cho ngân sách nhà nước trong năm 2015 được tổ chức ngày 27-1, ông Nguyễn Hữu Nghiệp - phó cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM - cho biết trong năm 2016 cơ quan này sẽ triển khai nhiều biện pháp tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp khi thông quan hàng hóa.
Cụ thể, các chi cục hải quan trên địa bàn sẽ triển khai nhiều biện pháp như áp dụng cơ chế soi container trước thông quan, hoặc soi ngẫu nhiên, áp dụng mô hình trung tâm kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu...
"Ngoài ra, hải quan cũng sẽ tập trung thu thập thông tin doanh nghiệp, thông tin hàng hóa, giảm tỉ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa, chỉ kiểm tra những mặt hàng trọng điểm” - ông Nghiệp nhấn mạnh.
Dịp này, Hải quan TP.HCM đã tuyên dương 17 doanh nghiệp tiêu biểu.