tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 27-09-2017

  • Cập nhật : 27/09/2017

Sắt thép, xi măng xuất khẩu ồ ạt, thu về tỷ đô la

Năm 2017, ngành xi măng đặt mục tiêu xuất khẩu 17 triệu tấn, nhưng mới qua 8 tháng đầu năm đã đạt trên 12 triệu tấn. Trong khi đó, sắt thép, tôn mạ màu số xuất khẩu cũng tăng trưởng ngoạn mục so với cùng kỳ. Nhiều chuyên gia cho rằng, triển vọng xuất khẩu sắt thép, ximăng sẽ kéo dài tới hết năm 2017.

Sắt thép, xi măng xuất khẩu ồ ạt, thu về tỷ đô la

Ảnh minh họa.

Xi măng tăng hơn 20% kỳ vọng xuất khẩu

Bangladesh và Philippines vẫn là 2 thị trường xuất khẩu xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam, trong đó, thị trường Bangladesh dẫn đầu với sản lượng xuất khẩu đạt 4,9 triệu tấn, trị giá 144 triệu USD. Thị trường Philippines đứng thứ 2, với 3,15 triệu tấn, trị giá 141 triệu USD; Đài Loan đạt 661 triệu tấn, với kim ngạch 19,5 triệu USD…

Đại diện Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho biết, xuất khẩu xi măng tăng hơn 20% đã vượt kỳ vọng của ngành, trong điều kiện phải đối đầu sự cạnh tranh với các tập đoàn xi măng của các nước láng giềng và xu thế giảm giá xi măng, clinker vốn đã kéo dài 2 năm nay.

Việc hàng loạt nhà máy xi măng mới đưa vào hoạt động giúp việc sản xuất xi măng tăng mạnh trong những năm qua. Trong đó, mới nhất CTCP Xi măng Sông Lam mới đưa Nhà máy Xi măng Sông Lam (với 2 dây chuyền, công suất hơn 4 triệu tấn) vào hoạt động từ tháng 10.2016, nhưng hiện giờ đã chạy hết công suất do kín đơn hàng xuất khẩu.

Đại diện doanh nghiệp này cho hay, cạnh tranh xuất khẩu xi măng của Việt Nam với các nước trong khu vực rất khắc nghiệt, nhưng với thâm niên xuất khẩu cả chục năm, công ty vẫn được khách đặt hàng trong dài hạn với sản lượng lớn, đảm bảo tiêu thụ ở mức cao nhất đối với sản phẩm của nhà máy mới.

Sắt thép thu về gần 2 tỷ USD

Sắt thép đang là ngành đang chịu nhiều khó khăn từ chính sách phòng vệ thương mại của nhiều thị trường nhập khẩu chính, nhưng kim ngạch xuất khẩu sắt thép trong 8 tháng qua vẫn mang về lượng ngoại tệ tới 1,835 tỷ USD, tăng 27% về lượng và tăng 43% về trị giá so với cùng kỳ năm 2016.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), ASEAN vẫn là thị trường xuất khẩu chính của ngành sắt thép trong 8 tháng qua, với lượng xuất khẩu hơn 1,3 triệu tấn, chiếm tới 58% tổng lượng thép thành phẩm xuất khẩu. Các sản phẩm Việt Nam có lượng xuất khẩu tăng trưởng tốt là ống thép hàn (tăng 320%), thép xây dựng (tăng 45%), tôn mạ (tăng 24%)...

Đóng góp lớn trong việc gia tăng sản lượng và giá trị xuất khẩu sắt thép từ đầu năm đến nay là Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG), với sản lượng xuất khẩu gia tăng đột biến, gấp 9 lần so với cùng kỳ năm trước.

Theo nhận định của VSA, triển vọng xuất khẩu thép của Việt Nam trong năm 2017 là khả quan, bởi dự báo xuất khẩu thép của Trung Quốc trong năm nay có thể giảm do nhu cầu nội địa tăng mạnh để phục vụ các dự án xây dựng cầu đường, thủy điện và giao thông...

Ngoài ra, trước các vụ kiện phòng vệ thương mại ở quy mô toàn cầu, các doanh nghiệp thép Trung Quốc đang phải cân nhắc, điều chỉnh xuất khẩu để không ảnh hưởng tới toàn bộ ngành công nghiệp thép Trung Quốc. Đây cũng là thuận lợi để doanh nghiệp thép Việt Nam chớp thời cơ tăng xuất khẩu.

Việt Nam sẽ không xuất khẩu cát

Trước thông tin Campuchia và một số nước ngừng xuất khẩu cát, Thủ tướng Chính phủ vừa giao Bộ Xây dựng nghiên cứu việc ngừng xuất khẩu cát vĩnh viễn của Campuchia và ảnh hưởng tới thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam và có giải pháp phù hợp để hướng dẫn các địa phương chủ động bảo đảm ổn định thị trường vật liệu xây dựng trên địa bàn. Trước mắt, Việt Nam tiếp tục thực hiện chủ trương không xuất khẩu mọi loại cát ra nước ngoài. (Laodong)
------------------------------

Hà Nội: Phê duyệt quy hoạch chi tiết khu nhà ở xã hội hơn 12 ha tại quận Hà Đông

Khu nhà ở xã hội La Tinh - Đông La tại xã Đông La, huyện Hoài Đức và phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông dự kiến sẽ có tổng diện tích khu đất lập quy hoạch khoảng 12,1 ha với quy mô dân số dự kiến khoảng 5.434 người.

Hà Nội: Phê duyệt quy hoạch chi tiết khu nhà ở xã hội hơn 12 ha tại quận Hà Đông

Ảnh minh họa.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6507/QĐ-UBND phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết Khu nhà ở xã hội La Tinh - Đông La, tỷ lệ 1/500 (điều chỉnh Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết Khu nhà ở xã hội Đông La, tỷ lệ 1/500), tại xã Đông La, huyện Hoài Đức và phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
 

Được biết, tổng diện tích khu đất lập quy hoạch nêu trên khoảng 12,1 ha, có quy mô dân số dự kiến khoảng 5.434 người.

Các chức năng sử dụng đất chính của dự án gồm: Đất xây dựng nhà ở xã hội (không quy hoạch nhà ở thấp tầng), đất trường mầm non, đất trường tiểu học, THCS, đất trường THPT, đất cây xanh TDTT, TP, khu ở, đất cây xanh thể dục thể thao, đơn vị ở, nhóm nhà ở, đất công cộng đơn vị ở, nhóm nhà ở, bãi đỗ xe và đất đường giao thông.

Theo quy hoạch, phía Đông Bắc dự án giáp Khu B thuộc khu đô thị mới Dương Nội và đất nông nghiệp của phường Dương Nội; Phía Đông Nam giáp dự án đầu tư Bệnh viện Nhi Hà Nội và Bệnh viện Thận Hà Nội; Phía Tây Bắc giáp kênh La Khê; Phía Tây Nam giáp tuyến đường quy hoạch có mặt cắt ngang khoảng 40m.

Dự án do Công ty cổ phần Đầu tư tư vấn và xây dựng Việt Nam (Vinaconi) làm chủ đầu tư.

Trước đó, UBND TP Hà Nội cũng vừa phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu nhà ở xã hội tập trung tại địa bàn xã Tiên Dương, huyện Đông Anh. Dự án được triển khai trên khu đất 44,72ha, do Liên danh Tổng công ty Viglacera và Công ty CP đầu tư và phát triển hạ tầng Hoàng Thành thực hiện.(Bizlive)
------------------------

Lợi nhuận của xổ số miền Nam đồng loạt giảm

Đều kinh doanh có lãi nhưng tốc độ tăng trưởng của các công ty xổ số khu vực miền Nam có dấu hiệu chững lại. 

Lợi nhuận của xổ số miền Nam đồng loạt giảm

Ảnh minh họa.

Hội đồng xổ số kiến thiết khu vực miền Nam cho biết, doanh số phát hành của 22 công ty thành viên trong nửa đầu năm nay đạt 44.520 tỷ đồng, tăng hơn 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng doanh thu tiêu thụ tăng nhẹ nhờ tỷ lệ tiêu thụ bình quân tiếp tục được duy trì ở mức trên 78%, ước tính vào khoảng 34.921 tỷ đồng (tương đương 1,53 tỷ USD).

Sáu tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của các công ty xổ số từ Bình Thuận đến Cà Mau đạt 4.606 tỷ đồng, tăng chưa đến 1% so với năm ngoái. Số tiền nộp ngân sách nhà nước là 14.743 tỷ đồng, hoàn thành 69% kế hoạch đề ra hồi đầu năm.

Do sự cạnh tranh thị phần quyết liệt từ Vietlott - cũng là thành viên thuộc Hội đồng xổ số kiến thiết khu vực miền Nam, nên dù các công ty đều kinh doanh có lãi trong giai đoạn này nhưng tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận đã có dấu hiệu chững lại.


Doanh thu 6 tháng đầu năm nay của một số công ty xổ số kiến thiết miền Nam.

Nổi bật trong số này là trường hợp của Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết TP HCM khi lợi nhuận trước thuế giảm hơn 9% so với cùng kỳ, chỉ đạt 480 tỷ đồng. Đây cũng là mức lãi trước thuế thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Luỹ kế doanh thu nửa đầu năm nay đạt 3.238 tỷ đồng, tăng chưa đến 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Kinh doanh xổ số đóng góp khoảng 97% vào cơ cấu doanh thu, phần còn lại đến từ hoạt động in ấn và cho thuê văn phòng.

Ban lãnh đạo công ty nhận định, nguyên nhân chính khiến tốc độ tăng trưởng ngày càng chậm lại đến từ việc Vietlott liên tiếp tung hàng loạt sản phẩm xổ số tự chọn mới ra thị trường. Trong nỗ lực lấy lại thị phần, công ty sẽ giữ vững thị trường chủ lực là TP HCM, các tỉnh miền Đông và lần lượt phát triển thêm thị trường khu vực miền Tây. Sắp tới, công ty cũng hoàn thành phương án kinh doanh và triển khai các dự án đầu tư để sớm đưa vào kinh doanh hai loại hình xổ số mới được chấp thuận là xổ số lô tô tự chọn và xổ số cào biết ngay kết quả.

Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Tiền Giang cũng lâm vào cảnh tương tự khi doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt giảm 13 tỷ và 27 tỷ so với cùng kỳ, trong khi các đợt báo cáo trước đó thì đây là doanh nghiệp thường xuyên nằm trong nhóm đạt mức tăng trưởng ổn định khoảng 5%.

Dự báo tình hình tiêu thụ gặp nhiều khó khăn nên ngay từ đầu năm, ban lãnh đạo Xổ số kiến thiết Tiền Giang dè dặt đề ra mục tiêu tăng trưởng doanh thu là 0,02%. Nhưng thực tế đang “vượt ngoài tầm kiểm soát” khi 6 tháng đầu năm, công ty hoàn thành chưa đến phân nửa kế hoạch doanh thu có thuế 3.860 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, Công ty TNHH MTV Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) vừa báo lãi kỷ lục xấp xỉ 133 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái doanh nghiệp này vẫn lỗ 4 tỷ đồng do trang bị cơ sở vật chất, công nghệ thông tin, tuyển dụng nhân sự để triển khai loại hình xổ số mới.

Tuy không còn tăng trưởng với tốc độ chóng mặt, nhưng doanh thu xổ số đã phát hành của Vietlott đã lên đến 1.884 tỷ đồng, trong đó loại hình xổ số tự chọn theo ma trận đóng góp khoảng 93,5% tổng doanh thu. Kết quả này đưa Vietlott xếp trên hàng loạt “ông lớn” trong ngành như Đồng Tháp, Đồng Nai, Kiên Giang… Công ty cũng không giấu tham vọng chiếm lĩnh 30% thị phần ngành xổ số trong vài năm nữa với khoảng 10.000 thiết bị đầu cuối phân bố rộng khắp cả nước (Vnexpress)
-----------------------

Muốn sở hữu GMD nhưng Tae Kwang đã thất bại, CJ Logistics tham gia cuộc đua

Nguồn tin của TheInvestor.co.kr cho biết Tae Kwang và VIG dù đã ký biên bản ghi nhớ trong tháng 6 để mua lại phần vốn của VIG tại GMD với giá 500 tỷ won nhưng thương vụ cuối cùng đã thất bại do 2 bên không đạt được thỏa thuận về giá. Trong khi đó, CJ Logistics đang đưa ra mức giá mới để có được GMD.

Muốn sở hữu GMD nhưng Tae Kwang đã thất bại, CJ Logistics tham gia cuộc đua

Tae Kwang thất bại trong thương vụ mua lại cổ phần của GMD từ VIG

TheInvestor.co.kr cho biết, Tae Kwang dường như đã nắm được ưu thế cho đến tháng 6 khi Tae Kwang đã ký một bản ghi nhớ (MOU) để mua trái phiếu chuyển đổi từ Vietnam Investment Group (VIG) – tổ chức đang tìm cách bán cổ phần trong CTCP Gemadept (mã GMD).

Tuy nhiên, các nguồn tin cho biết Tae Kwang và VIG gần đây đã thất bại trong việc đạt được thoả thuận về giá. Tae Kwang đã đề xuất khoảng 500 tỷ won (442 triệu USD) làm giá mua.

Trước đó, bản tin của mergermarket.com cho biết, hôm 14/06/2017, theo thông tin không dẫn nguồn của Invest Chosun (thuộc Nhật báo Chosun – Hàn Quốc), Tae Kwang Industrial, một công ty chưa niêm yết của Hàn Quốc chuyên sản xuất hàng tiêu dùng, đã hoàn tất đàm phán với Vietnam Investment Group để sở hữu 51% cổ phần tại CTCP Gemadept (mã GMD).


Bản tin còn hé lộ thêm rằng giá trị thương vụ hai bên thỏa thuận ước tính khoảng 500 tỉ won (tương đương 442 triệu USD) và phía Tae Kwang Industrial đang chuẩn bị tài chính cho thương vụ này.

Tuy nhiên, như BizLIVE đã đánh giá, thương vụ Tae Kwang và VIG khó thành công do giới hạn room ngoại tại GMD, và VIG chỉ đang nắm giữ tối đa khoảng 38% vốn của GMD.

CJ Logistic nhảy vào cuộc đua

Tờ TheInvestor dẫn lời CEO Park Geun-tae của tập đoàn CJ Logistics (trước đây là CJ Korea Express) cho biết họ vẫn đang quan tâm đến việc mua lại Gemadept Logistics - công ty hoạt động trong lĩnh vực logistic và bất động sản của Việt Nam.

“Chúng tôi đang tìm kiếm cơ hội thâu tóm các công ty logistics ở Đông Nam Á nhằm thực hiện mục tiêu lọt vào top 5 công ty lớn nhất trong ngành này trên toàn cầu. Vì vậy, chúng tôi vẫn hứng thú Gemadept”, ông Park nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây với hãng truyền thông địa phương.

Cũng theo ông Park, CJ Logistics đang đưa ra lời chào mua mới để cạnh tranh với đối thủ Tae Kwang Industrial nhằm có được các công ty logistics lớn nhất tại Việt Nam.

Trong thời gian chờ đợi, CJ Logistics đã mua lại rất nhiều hãng Logistics của Trung Quốc và Đông Nam Á trong những năm gần đây. Năm ngoái, CJ Logistics đã mua lại 31,4% cổ phần của công ty Century Logistics của Malaysia và 50% cổ phần trong dịch vụ thương mại Shenzen Speedex của Trung Quốc với tổng trị giá 130 tỷ won. Vào tháng 4/2017, CJ Logistics cũng đã công bố hai lần thâu tóm Ibura của UAE và Darcl Logistics của Ấn Độ.

Trước đó, tại kỳ Đại hội thường niên Chủ tịch GMD kỳ vọng giá trị GMD 1 tỷ USD. Tuy nhiên, giới phân tích tài chính cũng như am hiểu về Gemadept cho rằng, gánh nặng hiện nay của Gemadept là thu hồi vốn đầu tư vào các dự án cao su. Nếu các dự án cao su chuyển nhượng thành công với giá đảm bảo hòa vốn, giá trị doanh nghiệp Gemadept ước khoảng gần 700 triệu USD.  

Giá trị GMD sẽ thay đổi khi GMD chuyển nhượng thành công Vận tải biển Gemadept Holding và Gemadept Logistics Holding (được định giá khoảng 250 triệu USD).(Bizlive)

Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-06-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-06-2016

    Mỹ “ra đòn”, Nga có thể mất gần 1 tỷ USD/năm từ xuất khẩu hải sản
    98% tài sản Phương Trang bị ngân hàng 'giam lỏng' là bất động sản
    Gạo Việt vào siêu thị Singapore
    Sẽ quyết liệt kiểm tra tín dụng đen tại TP.HCM
    Không phải Adidas hay Nike, cổ phiếu này mới "phất" nhất mùa giải Euro

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-06-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-06-2016

    Ngành dược Việt Nam trước thách thức TPP
    Việt Nam vay WB 310 triệu USD để chống ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long
    Cảng cạn phát triển nóng, “vỡ” quy hoạch
    Bài toán bán bò và ngân hàng “lãi suất bèo”
    Mắc nhiều sai phạm, đa cấp MLM Việt Nam bị phạt 200 triệu đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 13-06-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 13-06-2016

    Tây Ban Nha "tố" ngân hàng Trung Quốc tiếp tay tội phạm rửa tiền
    Lợi và hại khi các ngân hàng không chia cổ tức
    Giá dầu tiếp tục sụt giảm, 120.000 lao động Vương quốc Anh sẽ mất việc vào cuối năm nay
    Khu vực đồng EURO có nguy cơ đối mặt với khủng hoảng
    WCO tham gia Chiến dịch Pangea IX chống nạn buôn bán thuốc giả

  • Tin kinh tế đọc nhanh 13-06-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh 13-06-2016

    “Đại gia” dầu khí Nga ngưng kế hoạch mua cổ phần Lọc dầu Dung Quất
    Các nước Tiểu vùng sông Mekong lập liên minh thương mại
    Công ty Mỹ bất ngờ hủy hợp đồng đường sắt trị giá 5 tỷ USD với Trung Quốc
    Dệt may Ấn Độ quan tâm đầu tư vào Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 12-06-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 12-06-2016

    Ông chủ Facebook kiếm 6 tỉ USD trong một ngày như thế nào?
    Ngân hàng Mitsubishi UFJ của Nhật sẽ phát hành tiền ảo
    ​Mỹ cấp phép cho 6 hãng mở đường bay thẳng tới Cuba
    Tiêu thụ thép tiếp tục giảm
    Thị trường bán lẻ vẫn còn nhiều khoảng trống

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 12-06-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 12-06-2016

    Điều kiện để xuất khẩu xoài sang Australia
    IMF: Thái Lan cần sớm cắt giảm lãi suất
    Nguy cơ tan rã BRICS
    Quảng Ngãi quyết đeo đuổi siêu dự án của Exxon Mobil

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 12-06-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 12-06-2016

    Thái Lan sẵn sàng tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)
    Xuất khẩu thủy sản: “Khát” đầu vào, bí đầu ra
    Doanh nghiệp khởi nghiệp tự cứu lấy mình
    Phát hiện "sai sót triệu Đô" tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam
    Singapore mua lại tòa nhà Kumho Asiana Plaza

  • Tin kinh tế đọc nhanh 12-06-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh 12-06-2016

    Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam 5 tháng đạt hơn 134 tỷ USD
    Công ty Hồ Huy đề xuất đầu tư 10.000 taxi chạy bằng điện
    OECD: lần đầu tiên đưa ra dấu hiệu tăng trưởng kinh tế Mỹ ổn định
    Indonesia hạ mục tiêu tăng trưởng 5,1% năm 2016
    Nhập khẩu sản phẩm ngưng tụ của Hàn Quốc từ Iran tăng trong tháng 6

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 11-06-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 11-06-2016

    Hàng Việt vẫn có lợi thế
    Cần phát triển thị trường vốn để hỗ trợ ngân hàng
    Doanh số bán ô tô tăng 31%
    Dự báo xuất khẩu cá tra sang Mỹ tăng 15% trong quý II
    Yên Nhật, franc Thụy Sỹ tăng do lo ngại về thị trường lao động Mỹ

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 11-06-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 11-06-2016

    Ăn 280 tấn hành tỏi Trung Quốc mỗi ngày: Món ăn Việt gia vị Tàu
    Vì sao sàn giao dịch nông sản thất bại?
    Sản lượng ôtô được tiêu thụ "tăng nhỏ giọt" trong tháng Năm
    Cho nhập khẩu bổ sung 100.000 tấn đường trong hạn ngạch
    Các cảng hàng không ưu tiên cần được đầu tư hơn 26.200 tỷ đồng