Google sẽ đào tạo 1.400 kỹ sư, chuyên gia Việt Nam
Bộ Tài chính giục doanh nghiệp vận tải giảm cước theo xăng dầu
Chuẩn bị công bố 10 quy định bị xếp hạng tồi nhất
Cá tra Việt có nên kiện Mỹ?
Chứng khoán Mirae Asset trở thành công ty 100% vốn nước ngoài
Tin kinh tế đọc nhanh tối 21-12-2015
- Cập nhật : 21/12/2015
Đàm phán WTO đạt thỏa thuận đột phá
Rạng sáng 20-12, các quốc gia thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đạt thỏa thuận xóa bỏ trợ giá hàng xuất khẩu nông nghiệp sau năm ngày đàm phán căng thẳng ở Nairobi, Kenya.
Theo AFP, WTO cho biết theo thỏa thuận này, các quốc gia phát triển cam kết sẽ hủy bỏ cơ chế trợ giá hàng xuất khẩu nông nghiệp ngay lập tức. Trong khi đó, các nước đang phát triển sẽ thực hiện yêu cầu này từ năm 2018.
Tổng giám đốc WTO Roberto Azevedo mô tả thỏa thuận này “là kết quả quan trọng nhất về nông nghiệp” của WTO trong 20 năm lịch sử. Ủy ban châu Âu (EC) đánh giá “thỏa thuận đột phá” sẽ giúp thương mại toàn cầu trở nên công bằng hơn.
“Với những người thiếu niềm tin, thỏa thuận này chứng minh tầm quan trọng và năng lực của WTO” - Cao ủy Thương mại EU Cecilia Malmstroem nhấn mạnh.
“Quyết định của WTO sẽ giúp xóa bỏ những khoản trợ giá thương mại vô lý nhất và thể hiện rõ những gì có thể đạt được khi hệ thống thương mại đa phương cùng nhau giải quyết vấn đề” - Đại diện thương mại Mỹ Michael Forman khẳng định.
Tuy nhiên cuộc đàm phán ở Nairobi chưa khắc phục được mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước phát triển và đang phát triển về đàm phán tự do thương mại toàn cầu Doha. Tuyên bố chung của WTO chỉ cho biết “rất nhiều quốc gia thành viên cam kết thực hiện các mục tiêu Doha”, nhưng thừa nhận “các nước có quan điểm khác biệt về đàm phán”.
Đàm phán tự do thương mại Doha khởi động từ năm 2001, nhưng đến nay khối phát triển và đang phát triển vẫn chưa thể đạt được sự đồng thuận về cắt giảm thuế hàng công nghiệp và trợ giá nông nghiệp. Giới chuyên môn cho rằng bế tắc này đã đẩy WTO vào một cuộc khủng hoảng.
Sự lo ngại dành cho WTO càng gia tăng khi khi Mỹ và EU tập trung vào các thỏa thuận thương mại song phương và đa phương, điển hình như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TTP) do Mỹ thúc đẩy.
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động xếp hạng thấp
TS Nguyễn Lương Trào, Chủ tịch VAMAS, cho biết trong số 66 DN XKLĐ được xếp hạng dựa trên bộ quy tắc có 26 DN được xếp hạng năm sao (chiếm 39%), 36 DN được xếp hạng bốn sao (chiếm 55%) và bốn DN được xếp hạng ba sao (chiếm 6%). Không có DN nào được xếp hạng tối đa (sáu sao).
Theo ông Trào, nhiều DN lẽ ra được xếp hạng ở mức cao hơn nhưng đã mất điểm do người lao động phàn nàn về mức phí cao. Qua khảo sát lao động trước xuất cảnh do VAMAS thực hiện năm 2015, 3/4 trong số hơn 1.000 người lao động được phỏng vấn cho biết họ phải vay mượn tiền để chi trả các loại chi phí nhằm có thể đi lao động nước ngoài.
Cùng ngày, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp cho biết Hàn Quốc đang yêu cầu Việt Nam tìm cách giảm tỉ lệ lao động bất hợp pháp tại nước này xuống 30% (trong tổng số lao động Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc) để hai bên sớm ký bản ghi nhớ bình thường về hợp tác lao động. Theo ông Diệp, tỉ lệ lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc có lúc lên đến 40%. Do vấn đề này, từ năm 2012 đến nay Hàn Quốc tạm ngừng tiếp nhận mới lao động Việt Nam. “Việc cư trú bất hợp pháp của người lao động đã làm mất cơ hội đi làm việc ở Hàn Quốc của khoảng 12.000 người/năm, ba năm qua là khoảng 30.000-40.000 người” - ông Diệp nói.
Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho biết hiện Bộ LĐ-TB&XH đang nghiên cứu trình Chính phủ xem xét việc chế tài đối với các tỉnh có lao động cư trú bất hợp pháp. Cụ thể, các tỉnh có lao động cư trú bất hợp pháp cao sẽ không được tuyển người đi lao động ở Hàn Quốc.
TP.HCM: Hàng tết dồi dào, khó biến động giá
“Vừa rồi, Sở Công Thương công bố 246 điểm bán sản phẩm VietGAP. Trong ngày 23-12 tới sẽ công bố tiếp các địa chỉ, sản phẩm đạt VietGAP, GlobalGAP... đến người tiêu dùng”. Đây là thông tin ông Nguyễn Nguyên Phương, Trưởng phòng quản lý thương mại Sở Công Thương TP.HCM, cho biết tại buổi làm việc với các DN bình ổn chuẩn bị cho hội nghị kết nối cung-cầu hàng hóa các tỉnh miền Đông, Tây Nam Bộ sẽ diễn ra ngày 23-12.
Theo ông Phương, hội nghị năm nay thu hút 20 tỉnh, thành tham gia với hơn 200 DN. Điểm nhấn của chương trình năm nay là hàng hóa đạt VietGAP sẽ được trưng bày giới thiệu đến các nhà hàng, bếp ăn tập thể, hệ thống phân phối…
Bà Lê Ngọc Đào, Phó Giám đốc Sở Công Thương, cho biết việc cung ứng sản phẩm sạch, chất lượng đến người dân là mục tiêu đặt ra từ đây đến tết. Vì vậy chính bản thân các DN cần phải tăng cường kiểm tra giám sát đầu vào của mình.
“Năm nay lực lượng chức năng đẩy mạnh công tác kiểm tra kiểm soát hàng hóa các hệ thống phân phối, kho hàng chợ đầu mối, chợ loại 1… Nếu để xảy ra hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc… thì không chỉ bị xử phạt theo quy định mà còn công khai thương hiệu đơn vị" - bà Đào nhấn mạnh.
Theo ông Phương, hiện nay các DN bình ổn đã chuẩn bị nguồn hàng dồi dào, có nhiều nhóm hàng có khả năng chi phối 35%-52% nhu cầu thị trường. Các DN cam kết giữ giá ổn định hai tháng trước, trong và sau tết. Hiện nay chưa có cơ sở nào cho thấy chi phí đầu vào của DN như xăng dầu, chi phí vận chuyển… tăng để điều chỉnh tăng giá. Do đó khó có khả năng biến động giá cả hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu phục vụ tết.
Nhiều hợp tác xã TP.HCM thua lỗ chờ giải thể
Đại diện Liên minh Hợp tác xã TP.HCM thông tin tại Đại hội lần thứ 5 nhiệm kỳ 2015-2020 tổ chức ngày 18-12.
Theo thống kê từ các hợp tác xã (HTX) đã đăng ký hoạt động tính đến thời điểm hiện tại, toàn TP hiện có 563 HTX. Tuy nhiên, số lượng HTX ngưng hoạt động hoặc chỉ hoạt động cầm chừng, chờ giải thể lên đến 76 HTX (chiếm 14%) chủ yếu là do yếu kém trong khâu quản lý dẫn đến thua lỗ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy số HTX còn hoạt động là 485 HTX. So với số lượng HTX giai đoạn 2006-2010, trong nhiệm kỳ vừa qua, toàn TP chỉ phát triển được 78/150 HTX. Nguyên nhân xuất phát từ tâm lý chờ đợi sửa đổi Luật HTX, các HTX mới tập trung ở các lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề.
Mục tiêu phát triển kinh tế tập thể TP mà nòng cốt là HTX trong năm năm tới sẽ khắc phục những hạn chế, yếu kém hiện tại, đổi mới toàn diện về tổ chức và hoạt động. Phát triển đa dạng các tổ hợp tác, HTX, Liên hiệp HTX trong các lĩnh vực, ngành nghề, thu hút ngày càng nhiều cá nhân, hộ gia đình, tổ chức tham gia kinh tế hợp tác, HTX. Nâng cao năng lực, tiềm lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh của kinh tế hợp tác gắn với nhu cầu lợi ích của thành viên. Đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng GDP của TP, góp phần giảm nghèo bền vững, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. Mục tiêu tốc độ tăng trưởng khu vực kinh tế tập thể đạt 10%/năm.
TP.HCM kiến nghị Thủ tướng cho phép lấn biển làm khu đô thị