Gần 150 tỉ USD đổ vào các khu công nghiệp tại Việt Nam
Samsung tiếp tục tìm nhà cung cấp ốc vít, sạc pin tại Việt Nam
Giảm sản lượng vải xuất sang Trung Quốc
Soros cảnh báo bảng Anh trượt giá
TP HCM làm đầu mối tiêu thụ gần 70.000 tấn vải
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 21-06-2016
- Cập nhật : 21/06/2016
Vì sao Bộ Công Thương chưa “nhả” Sabeco?
Chưa “nhả” Sabeco vì sao?
Nhà nước đang sở hữu tới gần 90% cổ phần tại Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn Sabeco, nên nhiều ý kiến cho rằng, trên thực tế tuy “vỏ” là công ty cổ phần, nhưng Sabeco đang vận hành theo cơ chế của một doanh nghiệp nhà nước.
Điều này được thể hiện thông qua những lần thay đổi hội đồng quản trị. Giữa lúc đang có những tranh cãi về việc Sabeco có bị truy thu hàng nghìn tỷ đồng tiền thuế hay không, Bộ Công Thương bất ngờ giới thiệu ông Võ Thanh Hà thay ông Phan Đăng Tuất giữ chức Chủ tịch Sabeco.
Ông Võ Thanh Hà, người được Bộ Công Thương uỷ quyền đại diện đối với 23% vốn nhà nước tại Sabeco từ 14/10/2015 thay ông Phan Đăng Tuất, sau đó được đại hội đồng cổ đông bầu làm Chủ tịch hội đồng quản trị, kiêm nhiệm Tổng giám đốc từ ngày 1/1/2016.
Trước khi về Sabeco, ông Võ Thanh Hà giữ vị trí Chánh Văn phòng Bộ Công Thương từ tháng 2/2015. Trước đó, ông đảm nhiệm vị trí Phó Chánh văn phòng kiêm Thư ký nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng.
Mới đây, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) dẫn ra trong 1 văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh liên quan đến vấn đề cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước tại Sabeco.
Đưa ra các giả thiết lý giải vì sao có tình trạng cố tình trốn tránh niêm yết và không thực hiện nhiệm vụ mà nhà nước giao phó tại Sabeco và Habeco, theo VAFI do những người quản lý vốn "không thích sự minh bạch, do lợi ích cục bộ".
Để làm rõ hơn, VAFI cho biết, đông đảo nhà đầu tư thấy rằng Bộ Công Thương cử cán bộ kinh doanh thua lỗ hàng trăm tỷ từ 1 doanh nghiệp khác về làm thành viên hội đồng quản trị và cán bộ nòng cốt trong Ban điều hành tại Sabeco.
Hay như việc bổ nhiệm nhiệm Chủ tịch hội đồng quản trị tại Sabeco trong nhiều nhiệm kỳ. “Chủ tịch hội đồng quản trị theo đúng nghĩa phải là linh hồn của doanh nghiệp, phải rất giỏi về quản trị doanh nghiệp, phải có nhiều thành tích về quản trị doanh nghiệp và phải có uy tín cao trong doanh nghiệp, thế nhưng Bộ Công Thương lại cử Vụ trưởng về làm chủ tịch mà những vị này trước đó không 1 ngày làm tại doanh nghiệp”, đại diên VAFI cho hay.
Đáp lại văn bản của VAFI, đại diện của Sabeco (ông Lê Hồng Xanh, Phó tổng giám đốc Sabeco) và đại diện Bộ Công Thương (ông Phan Đăng Tuất, Vụ trưởng, thường trực Ban Chỉ đạo Đổi mới phát triển doanh nghiệp) phản hồi rằng, Sabeco chưa đủ điều kiện niêm yết nên đã không thực hiện niêm yết, để Sabeco được niêm yết thì cổ phần nhà nước phải dưới 80%/vốn điều lệ.
Không chỉ chỉ ra trường hợp ông Võ Thanh Hà, Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Sabeco, tại văn bản của mình VAFI còn nêu trường hợp ông Vũ Quang Hải, thành viên hội đồng quản trị, kiêm Phó tổng Sabeco, người được bổ nhiệm vào vị trí này năm 28 tuổi và đặt câu hỏi “cơ sở pháp lý nào để bổ nhiệm Vũ Quang Hải làm thành viên hội đồng quản trị và Phó tổng giám đốc của Sabeco?”.
Ngoài ra, VAFI cho biết, rất nhiều doanh nghiệp đã cổ phần hoá dưới thời ông Hoàng Trung Hải đã được chuyển giao nhanh chóng cổ phần nhà nước về cho Tổng công ty đầu tư kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) song đến thời ông Vũ Huy Hoàng lại làm ngược lại.
Dù cho rằng SCIC chưa phải là mô hình quản lý hữu hiệu song theo VAFI, SCIC còn đỡ hơn rất nhiều so với việc quản lý vốn của các Bộ ngành địa phương. “Sau 8 năm cổ phần hoá vẫn không chuyển giao vốn về cho SCIC mặc dù SCIC đã nhiều lần đòi và hiện SCIC đang tích cực đòi nhưng Bộ trưởng Trần Tuấn Anh có tích cực chuyển giao Sabeco, Habeco về cho SCIC quản lý hay không?”, VAFI đặt câu hỏi.
Phụ thuộc nhiều yếu tố
Cũng lên quan đến việc niêm yết, trả lời câu hỏi của cổ đông tại đại hội đồng cổ đông mới đây, ông Võ Thanh Hà khẳng định, lãnh đạo Sabeco rất hiểu và mong muốn sẽ sớm được niêm yết để tăng tính thanh khoản cho giao dịch của cổ đông.
“Tuy nhiên, việc niêm yết cũng cần cân nhắc tới rất nhiều yếu tố, niêm yết vào thời điểm nào để đảm bảo giữ thương hiệu và có giá trị cao nhất cho cổ phiếu, mang lại lợi ích cao nhất cho tất cả cổ đông.
Về phía Tổng công ty chúng tôi khẳng định mong muốn niêm yết những việc niêm yết như thế nào và vào thời điểm nào thì Tổng công ty không tự quyết định được và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố”, ông Hà nói. Tuy nhiên, ông Hà không nêu chi tiết “nhiếu yếu tố” là những yếu tố cụ thể nào.
Cũng theo ông Hà mặc dù vẫn chưa niêm yết cổ phiếu nhưng là một công ty đại chúng có quy mô lớn nên Sabeco đã thực hiện công tác quan hệ cổ đông và công bố thông tin theo quy chuẩn đối với các doanh nghiệp niêm yết theo đúng quy định tại Thông tư 52/2012/TT-BTC ngày 5/4/2012 và Thông tư 155/2015/TT-BTC ngày 6/10/2015 của Bộ Tài chính.
Trao đổi với báo chí mới đây, ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết, với Habeco, Sabeco vừa rồi SCIC đề nghị bàn giao cho SCIC như với CTCP Sữa Việt Nam - Vinamilk.
“Trước đây Thủ tướng từng chỉ đạo tạm thời giao Bộ Công Thương đại diện chủ sở hữu tại 2 doanh nghiệp này nhưng tới đây theo mô hình cải cách hành chính, Sabeco và Habeco là 2 doanh nghiệp nhà nước không nắm giữ, bia rượu cũng không phải ngành nghề mà Bộ Công Thương phải quản lý. Chúng ta có thể bàn giao về SCIC, tách quản lý nhà nước để doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường sẽ tốt hơn”, ông Quyết cho hay.(Bizlive)
Nga bắt cựu giám đốc ngân hàng đánh cắp 100 triệu Rúp cấp cho tổ chức “ma”
Trung Quốc ký thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với Serbia
Boeing “thắng đậm” hợp đồng bán 100 chiếc máy bay cho Iran