Hà Nội điều chỉnh quy hoạch Khu đô thị mới CEO Mê Linh; Doanh thu trực tuyến đạt hơn 5 tỉ USD trong ngày Black Friday; Bán hàng online tại VN vào top cao nhất trên thế giới; Time bị mua lại với giá 2,8 tỷ USD?
![](http://kinhte.jcapt.com/img1/store/locvang-3010242.jpg)
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tuần qua có 231 ô tô nguyên chiếc các loại đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu với tổng trị giá 10,2 triệu USD, giảm mạnh cả về số lượng và giá trị nhập khẩu so với tuần trước (746 chiếc với trị giá 21,6 triệu USD).
Ô tô được đăng ký tờ khai nhập khẩu trong tuần chủ yếu là xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống; tiếp theo là xe tải và các loại xe khác (xe chuyên dụng các loại, nhất là tiếp tục không có xe ô tô trên 9 chỗ ngồi nhập khẩu).
Tuần này, xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống nhập khẩu với 97 chiếc, trị giá đạt 2,5 triệu USD, chiếm 42% lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu.
Tổng cục Hải quan xác định có tới 88% lượng xe ô tô nguyên chiếc từ 9 chỗ ngồi trở xuống có xuất xứ từ Đức (45 chiếc) và Thái Lan (40 chiếc). Mặc dù loại trên 9 chỗ ngồi không có chiếc nào được nhập khẩu, nhưng có tới 82 ô tô tải được nhập khẩu vào nước ta với trị giá gần 1,5 triệu USD. Đặc biệt, toàn bộ lượng xe tải đăng ký tờ khai nhập khẩu trong tuần qua đều có xuất xứ từ Thái Lan.
Các doanh nghiệp cũng nhập khẩu 52 xe chuyên dụng với trị giá khai báo là 6,23 triệu USD. Trong đó, xe có xuất xứ từ Thái Lan là 25 chiếc, Hàn Quốc 12 chiếc, Trung Quốc 7 chiếc, còn lại có xuất xứ từ Nhật Bản, Pháp, Australia, Italia và Nga.
Về linh kiện và phụ tùng ô tô, trong tuần qua có gần 41,27 triệu USD linh kiện và phụ tùng ô tô các loại nhập khẩu vào nước ta, chủ yếu có xuất xứ từ Thái Lan với 12,7 triệu USD; Trung Quốc với 6,78 triệu USD; Nhật Bản với 6,45 triệu USD; Hàn Quốc với 4,66 triệu USD; Đức với 4,19 triệu USD.
Như vậy, linh kiện và phụ tùng ô tô nhập khẩu từ các nước này chiếm tới 84% trong tổng trị giá nhập khẩu linh kiện & phụ tùng ô tô của cả nước.(TTXVN)
-----------------
Theo kết quả nghiên cứu Chỉ số phát triển nữ doanh nhân của Mastercard (MIWE), tỷ lệ nữ doanh nhân tại Việt Nam chiếm 31,3%, xếp thứ 6 trong số các quốc gia, khu vực có tỷ lệ nữ doanh nhân cao nhất.
Top 10 quốc gia có tỷ lệ nữ doanh nhân cao nhất vừa được MIWE công bố sáng 19.5, trong đó dẫn đầu là Ghana với 46,4%. Nga xếp hạng nhì danh sách này với 34,6%, theo sau là Uganda - 33,8%, New Zealand - 33%, Úc - 32,1%.
Với 31,3%, Việt Nam đứng thứ 6, trên 4 quốc gia còn lại của Top 10 đều của châu Âu là Ba Lan, Tây Ban Nha, Romania, Bồ Đào Nha. Như vậy Việt Nam là đại diện châu Á duy nhất có mặt trong Top 10.
Được biết, nghiên cứu theo dõi sự phát triển và thành tựu của các nữ doanh nhân và chủ doanh nghiệp tại 57 quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc châu Á - Thái Bình Dương, châu Âu, châu Mỹ Latinh, Trung Đông và châu Phi, cùng với khu vực Bắc Mỹ. Nhìn chung, chỉ số này cho thấy các nữ doanh nhân thành đạt và mới khởi nghiệp trên thế giới tiếp tục phát triển, mặc dù có những thiên vị về mặt giới tính có thể tạo nên những rào cản cho sự phát triển kinh doanh của họ.
“Chúng tôi hi vọng nghiên cứu này có thể là một lời nhắc nhở cho các chính phủ và tổ chức để họ tăng cường hỗ trợ cho các nữ doanh nghiệp tại tất cả các khu vực và lãnh thổ, từ việc tiếp cận tài chính tốt hơn cho đến việc giáo dục rộng rãi hơn”, Chủ tịch các thị trường quốc tế của Mastercard - Ann Cairns chia sẻ.
Ngoài ra, khảo sát còn cho thấy khía cạnh khác đó là Top 10 quốc gia đứng đầu về tạo điều kiện hỗ trợ và cơ hội tốt nhất cho những nữ doanh nhân. Ở bảng này, cái tên đứng đầu là New Zealand (74,2%).(Thanhnien)
--------------------------
Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Namdar Zanganeh ngày 19/5 cho biết, xuất khẩu dầu mỏ của nước này sẽ không bị tác động bởi việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân đã ký với Iran, còn được gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA), nếu Liên minh châu Âu có thể cứu vãn và tiếp tục duy trì thỏa thuận này.
Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Namdar Zanganeh. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu này của Bộ trưởng Bijan Namdar Zanganeh được đưa ra sau khi ông gặp Ủy viên phụ trách năng lượng và khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Miguel Arias Canete, người đến thăm Tehran từ ngày 18/5.
Trong phát biểu của mình, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran cũng kêu gọi các nước thuộc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) duy trì sự đoàn kết trong cuộc họp sắp tới, nhằm đảm bảo quyền lợi của các thành viên và ổn định thị trường dầu mỏ.
Cùng ngày, người đứng đầu Cơ quan Năng lượng nguyên tử Iran Ali Akbar Salehi khẳng định nếu các bên giữ lời hứa, Tehran cũng sẽ thực hiện cam kết của mình. Phát biểu với báo giới sau cuộc hội đàm với ông Canete, ông Saleki cho biết Liên minh châu Âu (EU) đã cam kết “cứu vãn” JCPOA, bất chấp việc Tổng thống Donald Trump quyết định rút Mỹ khỏi thỏa thuận này và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Tehran.
Chuyến thăm Iran của ông Canete lần này được cho là nhằm tăng cường mối quan hệ năng lượng giữa EU với Iran đặc biệt trong thời điểm khó khăn sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút khỏi JCPOA. Việc dỡ bỏ các trừng phạt liên quan đến vấn đề hạt nhân là một phần quan trọng của thỏa thuận hạt nhân.
Theo ông Canete, JCPOA là "nền tảng của hòa bình" và thông điệp của EU gửi tới Iran là châu Âu sẽ thực hiện các cam kết của mình và nỗ lực tăng cường hoạt động thương mại với Iran.
Trong thông báo chí ngày 19/5 của Ủy ban châu Âu và Cơ quan Năng lượng nguyên tử Iran, EU và Iran sẽ tổ chức một hội nghị về hợp tác hạt nhân tại Brussels vào tháng 11 tới.
Năm 2017, trao đổi thương mại giữa Iran và EU gần chạm mức 20 tỷ euro, tăng 60% so với năm trước đó. EU cam kết sẽ đảm bảo tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng trao đổi song phương, đồng thời xác định hành động phù hợp với những lợi ích về an ninh để bảo vệ đầu tư kinh tế. (Baotintuc)
----------------------
Tổng thư ký Hiệp hội Thủy sản Việt Nam nhận định chính sách bảo hộ thương mại của Mỹ ngày càng 'siết' là một mối đe dọa không nhỏ đối với xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam.
Việt Nam có khả năng cung cấp tôm sang thị trường Mỹ nhiều hơn hoặc ít nhất bằng thị trường Ấn Độ đang cung cấp cho Mỹ là 150.000 tấn mỗi năm - ẢNH: CHÍ NHÂN
Thông tin tại Diễn đàn thương mại Việt - Mỹ do Vụ thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công thương) tổ chức tại TP.HCM ngày 18.5, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định chính sách bảo hộ thương mại của Mỹ ngày càng “siết”, đặc biệt với con tôm gần đây là một mối đe dọa không nhỏ đối với xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam.
Lấy dẫn chứng, hiện trung bình mỗi năm Mỹ nhập khẩu khoảng 600.000 tấn tôm, trong đó, nhập từ thị trường Việt Nam chiếm 10%, khoảng 60.000 tấn, ông Hòe cho rằng Việt Nam có khả năng cung cấp tôm sang thị trường Mỹ nhiều hơn hoặc ít nhất bằng thị trường Ấn Độ đang cung cấp cho Mỹ là 150.000 tấn mỗi năm.
Đại diện VASEP cho rằng cơ hội xuất khẩu thủy hải sản sang thị trường Mỹ là rất lớn, tuy nhiên, hiện có nhiều rào cản thương mại gây bất lợi cho doanh nghiệp và đề nghị chính phủ hai nước quan tâm phát triển thương mại bền vững, công bằng. Đặc biệt, có thể đưa các vấn đề tranh chấp thương mại ra WTO một cách thấu đáo với sự hỗ trợ chặt chẽ giữa các tổ chức hiệp hội ngành nghề doanh nghiệp nhiều hơn.
Tại diễn đàn, ông Tim Linston, Phó tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM nhấn mạnh, quan hệ ngoại giao và hợp tác kinh tế giữa Mỹ và Việt Nam trong thời gian qua đã góp phần vào sự gia tăng lợi ích của doanh nghiệp hai bên. Ông Tim Linston đánh giá Việt Nam là thị trường có tốc độ phát triển nhanh nhất châu Á trong thời gian tới. Điều này sẽ tạo ra nhiều cơ hội hợp tác, đầu tư hiệu quả cho các doanh nghiệp Mỹ, đặc biệt trong các lĩnh vực đầu tư, thành phố thông minh, giáo dục…
Theo số liệu của Bộ Công thương, kể từ khi Hiệp định Thương mại song phương Việt - Mỹ (BTA) có hiệu lực đến nay, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước liên tục tăng trưởng ở mức cao. Thương mại hai chiều tăng đến 47 lần trong gần 24 năm.
Cụ thể, năm 1994 (thời điểm Mỹ bỏ lệnh cấm vận kinh tế với Việt Nam), kim ngạch song phương hai nước đạt 220 triệu USD. Đến 2001 (thời điểm BTA có hiệu lực) lên đến 1,4 tỉ USD và đến hết năm 2017 đạt 50,81 tỉ USD. Trong thương mại, Việt Nam hiện là đối tác xếp thứ 12 về xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ, xếp thứ 27 về nhập khẩu hàng từ Mỹ và là đối tác thương mại lớn thứ 16 của Mỹ. Hơn một thập niên qua, Mỹ luôn là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Tuy nhiên, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào Mỹ mang hàm lượng giá trị gia tăng cao vẫn còn thấp. Đa số hàng Việt Nam vào Mỹ quanh quẩn các nhóm hàng truyền thống, đồ gỗ ngoài trời, gia công dệt may da giày…(Thanhnien)
Hà Nội điều chỉnh quy hoạch Khu đô thị mới CEO Mê Linh; Doanh thu trực tuyến đạt hơn 5 tỉ USD trong ngày Black Friday; Bán hàng online tại VN vào top cao nhất trên thế giới; Time bị mua lại với giá 2,8 tỷ USD?
Quỹ đầu tư UAE đặt cược 700 triệu USD vào sự tăng trưởng của Trung Quốc; Thuế linh kiện, phụ tùng ô tô chính thức về 0%; Xuất khẩu nông sản đạt kỷ lục mới; Thanh tra Tài chính 67 ngàn cuộc, kiến nghị thu hồi 12.470 tỷ đồng
Reuters: “Ông lớn” bia Nhật Kirin xem xét mua cổ phần của Sabeco; Hơn 33 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam trong 11 tháng; Bitcoin bùng nổ, chuẩn bị vượt 10.000 USD?; Hàng ngàn người 'sập bẫy' địa ốc Alibaba
Nhiều doanh nghiệp xi măng mất gần hết vốn; “Đằng sau sự sa sút của những thương hiệu “vang bóng một thời”; Sẽ kéo dài thời hạn cho vay ngoại tệ thanh toán trong nước đến hết năm 2018; Tòa án Mỹ đang ngăn chặn các công ty thuốc lá lừa dối người tiêu dùng bằng cách nào?
Saudi Arabia chống tham nhũng, thu lại 100 tỉ đô; Các chuỗi cafe phát triển đang khiến Việt Nam nhập khẩu cà phê nhiều hơn; Giàu có, sạt nghiệp cũng vì tiêu; Bibica cùng lúc thành lập 2 công ty con có vốn điều lệ tổng cộng 250 tỷ đồng
Thanh tra Chính phủ công bố nhiều sai phạm quản lý bất động sản Hà Nội; Sếp công ty đại chúng, quỹ đầu tư vào tầm ngắm chống tham nhũng; Thu ngân sách cả nước 10 tháng mới đạt 74,3%; Hà Nội: Trong năm 2017 phát triển hơn 11 triệu m2 nhà ở
Thương mại Trung-Triều giảm mạnh vì trừng phạt của Liên Hiệp Quốc; Hòa Phát đẩy mạnh chế biến sâu, tự sản xuất dây thép thay thế nhập khẩu; Cố vấn Deutsche Bank khuyên giới đầu tư tránh xa bitcoin; Malaysia ra quy định cho tiền tệ số vào năm 2018
Giá cà phê lao dốc, nông dân găm hàng, doanh nghiệp khó thu mua; Nên dừng khai thác mỏ Thạch Khê; Việt Nam có thể trở thành trung tâm thiết kế của thế giới; Dược Lâm Đồng: Nguyễn Kim muốn thâu tóm, SCIC đăng ký thoái sạch
Elon Musk thắng vụ cược 50 triệu USD; Chủ đầu tư Khu đô thị mới CEO Mê Linh hơn 20ha là ai?; Bán lẻ điện thoại tăng chậm lại, MWG lãi 1.811 tỷ trong 10 tháng; Hòa Bình và Dow Chemical ký kết hợp tác chiến lược
Nikkei: SCIC có thể lỡ kế hoạch thoái vốn trong năm nay; Tới lượt công ty của Mitsubishi thừa nhận làm giả dữ liệu; Đầu tư cho an toàn thông tin chưa đến 5% vốn phát triển công nghệ thông tin; Truy tố Trầm Bê và Phạm Công Danh
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự