tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 22-05-2018

  • Cập nhật : 22/05/2018

5 tỷ USD ngân sách chi sai: Có phần thuế môi trường?

Trong tổng số 5 tỷ USD ngân sách chi sai mỗi năm liệu có khoản thuế môi trường từ xăng dầu?

Chuyên gia kinh tế, TS Bùi Quang Tín cho rằng, việc đồng loạt cả 6 bộ cùng lên tiếng cảnh báo Bộ Tài chính tăng thuế môi trường với xăng dầu là một hiện tượng hiếm thấy nhưng phù hợp cho một đề xuất không hợp lý.

bo tai chinh de xuat tiep tuc tang thue bao ve moi truong len 4.000 dong doi voi moi lit xang. voi muc thue nay, uoc tinh moi nam ngan sach thu 55.000 ti dong. anh: tto

Bộ Tài Chính để xuất tiếp tục tăng thuế bảo vệ môi trường lên 4.000 đồng đối với mỗi lít xăng. Với mức thuế này, ước tính mỗi năm ngân sách thu 55.000 tỉ đồng. Ảnh: TTO

Ông khẳng định, việc tăng thuế môi trường với xăng lên mức kịch khung là 4.000 đồng còn dầu là 2.000 đồng thì không chỉ 6 Bộ phản ứng mà tất cả người dân và các doanh nghiệp trên cả nước đều phản đối đề xuất này.  TS Bùi Quang Tín phân tích, sự bất hợp lý thể hiện từ nhiều góc độ.

Thứ nhất, vị TS cho rằng, Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế bảo vệ môi trường lên mức kịch khung nhưng lại bị mắc kẹt bởi nhiều vấn đề khác trong thu ngân sách, chưa giải quyết được.

Cụ thể, cơ quan này vẫn để xảy ra tình trạng thất thu thuế, thu thuế không đúng, không đủ, khiến ngân sách bị thất thoát nhiều tỷ đồng mỗi năm.

Báo cáo của Tổng cục Thuế cho thấy, tính đến ngày 25/12/2017, cơ quan thuế các cấp đã thực hiện 97.233 cuộc thanh tra, kiểm tra và thu về cho ngân sách tới hơn 14.300 tỷ đồng.

Chỉ một tỷ lệ nhỏ doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra mà con số thu về đã lên tới hàng chục nghìn tỷ. Nếu phần lớn trong tổng số 500.000 doanh nghiệp được tiến hành thanh tra, kiểm tra thì không biết con số thất thu thuế nhà nước sẽ là bao nhiêu?!

TS Bùi Quang Tín cho rằng, nếu Bộ Tài chính giải quyết được vấn đề này thì sẽ khắc phục được một phần  rất lớn cho nguồn thiếu hụt của ngân sách hiện nay.

Thứ hai, vị TS muốn làm rõ sự liên quan giữa những con số 5 tỷ USD ngân sách bị thất thu mỗi năm vừa được Thanh tra Chính phủ công bố có liên quan gì tới thuế môi trường xăng dầu hay không?

"Tôi nghi ngờ, trong số 5 tỷ USD ngân sách bị chi sai mỗi năm có liên quan tới việc sử dụng thuế bảo vệ môi trường từ xăng dầu. Vì vậy, việc công khai, minh bạch trong sử dụng tiền thuế của dân là rất cần thiết", ông Tín nói.

Thứ ba, theo TS Bùi Quang Tín, không nên hiểu lầm việc người dân phản ứng tăng thuế xăng dầu theo chiều hướng tiêu cực. Người dân sẽ hoàn toàn ủng hộ Chính phủ, bộ ngành nếu biết lý do tăng thuế môi trường đối với xăng dầu là gì?

Vì trên thực tế, chúng ta đang có khoảng 150.000 tỉ đồng thuế bảo vệ môi trường thu được trong 6 năm qua, và khoảng 55.000 tỉ đồng dự kiến sẽ thu được nếu áp dụng mức thuế mới theo Bộ Tài chính, thì bao nhiêu sẽ chi cho bảo vệ môi trường?

"Hoàn toàn không có một thông tin nào từ phía các cơ quan quản lý nhà nước về việc này. Tôi nghĩ rằng, hơn bao giờ hết, các cơ quan quản lý cũng cần phải công khai cho người dân biết, cụ thể có bao nhiêu phần trăm ngân sách, bao nhiêu trong tổng số tiền thuế thu được từ xăng dầu được dành cho bảo vệ môi trường thực chất?", TS Bùi Quang Tín đề nghị.

Vấn đề thứ tư, TS Bùi Quang Tín đánh giá là việc tăng thuế môi trường với xăng dầu sẽ gây ra những tác động rất lớn nền kinh tế, sản xuất.

TS Tín cho biết, theo đánh giá của Bộ Tài chính, việc điều chỉnh tăng thuế môi trường với xăng dầu lên mức kịch khung sẽ tác động đến chỉ số giá tiêu dùng của năm 2018 khoảng 0,11 - 0,15%.

Tuy nhiên, chỉ số đánh giá trên mới dựa trên cơ sở lý thuyết, còn trên thực tế, chỉ cần một sản phẩm tăng giá, một ngành sản xuất bị tăng thuế lập tức sẽ gây ra sự tác động domino tới toàn bộ các sản phẩm, các ngành nghề khác. Đến khi đó, việc tác động đến chỉ số giá tiêu dùng không chỉ dừng lại ở mức 0,15% như dự báo nữa mà nó sẽ tăng lên rất nhiều.

Từ tất cả những phân tích trên, TS Bùi Quang Tín nhận định, việc phản ứng của 6 Bộ bước đầu cho thấy đề xuất của Bộ Tài chính là không phù hợp.

Theo TS Tín, trong hoàn cảnh hiện nay, Bộ Tài chính nếu muốn nhận được sự đồng thuận của dư luận và người dân trong việc tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu thì trước hết phải thực hiện được nghiêm ngặt kỷ luật, kỷ cương tài khóa.

Ngoài việc phải thực hiện cơ chế tiết kiệm, siết chặt thu - chi, chi đúng, chi đủ thì Bộ Tài chính cũng nên cân nhắc, tiếp thu ý kiến góp ý của công luận. Đặc biệt là những phân tích, nhận định của cá 6 Bộ ngành đã nêu.(Baodatviet)
-------------------------

Nhiều sai sót ở các dự án lớn của các tập đoàn, tổng công ty

Nhiều sai sót ở hàng loạt dự án lớn do các tập đoàn, tổng công ty nhà nước lớn làm chủ đầu tư vừa được Kiểm toán Nhà nước báo cáo Quốc hội.

to hop bauxite - nhom lam dong - anh trung duong

Tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng - ẢNH TRÙNG DƯƠNG

Kiểm toán Nhà nước vừa có báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016 gửi đến Quốc hội với nhiều nội dung đáng chú ý, trong đó chỉ ra nhiều sai sót ở hàng loạt dự án lớn do các tập đoàn, tổng công ty nhà nước lớn làm chủ đầu tư.

Điển hình trong số này là dự án tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng của Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam (TKV). Cụ thể, đây là dự án được Kiểm toán Nhà nước xác định không đúng quy hoạch ngành khi TKV phê duyệt điều chỉnh với công suất từ 600.000 tấn/năm lên 650.000 tấn/năm. Điều này cũng “không đúng với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ".

Đáng chú ý, TKV áp dụng lựa chọn nhà thầu không đúng quy định và ký kết hợp đồng vượt giá gói thầu, ký giá trị hợp đồng EPC vượt tổng mức đầu tư. Theo Kiểm toán Nhà nước, hợp đồng EPC nhà máy Alumin 466 triệu USD nhưng tổng mức đầu tư dự án chưa được điều chỉnh tại thời điểm đó là 6.220 tỉ đồng, tương đương 387,5 triệu USD.

Chưa hết, dự án này cũng được kết luận là ký kết hợp đồng không đúng quy định khi hợp đồng EPC vượt giá gói thầu làm tăng chi phí đầu tư 113 triệu USD. Ngoài ra, theo cơ quan kiểm toán, dự án này cũng không thực hiện đúng cam kết với Thủ tướng Chính phủ về tiến độ khi xin chỉ định thầu. Cụ thể là gói thầu EPC cam kết sẽ hoàn thành có sản phẩm Alumin vào năm 2012 nhưng thực tế đến ngày 5.6.2016 mới cho ra sản phẩm.

Bên cạnh đó, Kiểm toán Nhà nước cũng cho hay, một số dự án chủ đầu tư chưa huy động đủ vốn theo cơ cấu vốn trong phương án tài chính được duyệt. Ví dụ như tại dự án đường dây 500 kV nhiệt điện Duyên Hải - Mỹ Tho, vốn đối ứng của Tổng công ty truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) chỉ hơn 256 tỉ đồng, bằng 9,14% tổng mức đầu tư, thấp hơn 11,65% so với phương án tài chính được duyệt (20,79%).

Tương tự là dự án đầu tư xây dựng thủy điện Đakđrinh của Công ty CP thủy điện Đakđrinh - đơn vị trực thuộc Tổng công ty điện lực dầu khí Việt Nam. Kiểm toán cho hay chủ đầu tư không huy động đủ vốn để thực hiện dự án. Do vậy, chủ đầu tư phải sử dụng nguồn vốn sản xuất kinh doanh không có trong phương án tài chính được phê duyệt chi trả cho các chi phí trong giai đoạn đầu tư nhưng chưa được cấp thẩm quyền chấp thuận là 148,98 tỉ đồng.

Đặc biệt, dự án muối mỏ tại Lào của Tập đoàn Hoá chất, kiểm toán chỉ rõ, khi chưa được Bộ Tài chính bảo lãnh để giải ngân nguồn vốn vay nhưng tập đoàn này vẫn thực hiện ký hợp đồng.(Thanhnien)
-----------------------------

32 doanh nghiệp bị bêu tên vì chậm nộp báo cáo tài chính

Trong danh sách công bố chậm công bố Báo cáo tài chính kiểm toán năm của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, có nhiều doanh nghiệp lớn như Công ty sản xuất mì Miliket (CMN), Tổng công ty xây dựng Hà Nội (HAN), Công ty xuất nhập khẩu Thủy sản Sài Gòn (Seaprodex- SSN)…

Doanh nghiệp sản xuất mì Miliket bị bêu tên vì chưa nộp Báo cáo tài chính kiểm toán 2017 /// Ảnh từ công ty Colusa-Miliket

Doanh nghiệp sản xuất mì Miliket bị bêu tên vì chưa nộp Báo cáo tài chính kiểm toán 2017- ẢNH TỪ CÔNG TY COLUSA-MILIKET

Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), đến nay các doanh nghiệp này vẫn chưa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2017. Theo quy định, công ty đại chúng phải công bố báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tổ chức kiểm toán ký báo cáo kiểm toán nhưng không vượt quá 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Tuy nhiên, đến nay năm 2017 đã trôi qua hơn 5 tháng mà những doanh nghiệp này vẫn chưa công bố Báo cáo tài chính kiểm toán.

Trường hợp không thể hoàn thành việc công bố báo cáo tài chính năm trong thời hạn, Ủy ban chứng khoán nhà nước sẽ xem xét gia hạn thời gian công bố báo cáo tài chính năm khi có yêu cầu bằng văn bản của công ty, nhưng tối đa không quá 100 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Theo HNX, trường hợp doanh nghiệp tiếp tục chậm công bố thông tin quá 45 ngày so với thời hạn quy định, cơ quan này sẽ xem xét áp dụng biện pháp tạm dừng giao dịch tối đa 5 phiên.

Trong danh sách này, có những doanh nghiệp lớn như CTCP Lương thực thực phẩm Colusa - Miliket (CMN). Sản phẩm mì gói Miliket là thương hiệu lâu đời tại thị trường VN với hình ảnh hai con tôm của hãng mì Colusa, sau này được ghép thêm tên Miliket thành Colusa - Miliket. Hay Công ty cổ phần BETON6 (BT6) là doanh nghiệp ra đời từ 1958, chuyên xây dựng các cây cầu lớn trên quốc lộ ở phía Nam. Hay Seaprodex có trụ sở tại đường Hàm Nghi, quận 1, TP.HCM tiền thân là doanh nghiệp nhà nước với tên gọi là Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản TP.HCM là một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thủy sản. Nhưng từ năm 2011, công ty mở rộng hoạt động đa ngành sang các mặt hàng nông sản, hàng hóa sắt thép, vật tư khiến hoạt động kinh doanh bị thua lỗ trong hai năm 2012 - 2013 và hiện chủ lực kinh doanh bất động sản…(Thanhien)
----------------------------

Nhập khẩu sữa từ Bỉ, Nhật tăng mạnh

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong tháng 4, kim ngạch nhập khẩu sữa và các sản phẩm làm từ sữa từ thị trường Bỉ tuy chỉ chiếm 0,3% tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này nhưng tăng vượt trội so với năm trước. Cụ thể, tổng giá trị nhập khẩu đạt 316.200 USD, tăng đột biến 3 lần so với cùng kỳ 2017.

Kế đến là Ba Lan và Ireland tăng lần lượt 186,33% và 136,94%, đạt tương ứng 1,2 triệu USD và 1,3 triệu USD. Theo Tổng cục Thống kê, sau khi tăng mạnh trong tháng 3, kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm từ sữa trong tháng 4 đã giảm 18% xuống còn 84,2 triệu USD. Tính chung từ đầu năm đến hết tháng 4, kim ngạch đạt 315,4 triệu USD, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2017. Như vậy, kể từ 1.1.2018 hàng ngàn dòng thuế từ Liên minh Kinh tế Á - Âu, ASEAN được điều chỉnh về 0%, kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm làm từ sữa phần lớn đều trong xu hướng giảm.

Tính chung 4 tháng đầu năm, New Zealand vẫn là thị tường chủ lực nhập khẩu sữa và sản phẩm làm từ sữa của Việt Nam, chiếm 34,6% tổng kim ngạch, đạt 109,2 triệu USD, tăng 56,97% so với cùng kỳ. Thị trường nhập khẩu lớn đứng thứ 2 là Singapore, tuy nhiên tốc độ nhập từ thị trường này giảm nhẹ 8,09%, tương ứng 42,2 triệu USD. Kế đến là thị trường Mỹ, Đức, Thái Lan, Hà Lan…

Đặc biệt, 4 tháng đầu năm nay, Việt Nam tăng nhập khẩu sữa và sản phẩm làm từ sữa từ thị trường Nhật Bản (tăng 63,17%), tuy kim ngạch chỉ đạt 7,8 triệu USD. Ngược lại nhập từ Ba Lan giảm mạnh 67,96% tương ứng 2,5 triệu USD. Ngoài ra nhập từ Đan Mạch, Úc cũng có mức độ giảm khá mạnh, giảm lần lượt 52,73% và 45,62%.(Thanhnien)

Trở về

Bài cùng chuyên mục