tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 19-07-2018

  • Cập nhật : 19/07/2018

Việt Nam sẽ được lợi từ chiến tranh thương mại Trung - Mỹ?

Do Mỹ tiến hành chiến tranh thương mại với Trung Quốc, các nhà bán lẻ Mỹ có thể sẽ chuyển sang ký kết các đơn hàng nhập khẩu với các nước có chi phí chế tạo và nhập khẩu tương đối thấp như Việt Nam.

viet nam nen tan dung co hoi tu chien tranh thuong mai trung - my, tang cuong xuat khau hang hoa sang thi truong my.

Việt Nam nên tận dụng cơ hội từ chiến tranh thương mại Trung - Mỹ, tăng cường xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Mỹ.

Theo số liệu của IHS Markit, cuối tháng 6/2018, hàng hóa Trung Quốc đến các cảng biển của Mỹ tăng mạnh vượt dự kiến, số lượng container từ Trung Quốc đến tất cả các cảng của Mỹ trong tháng 6/2018 tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2017, con số này trong tháng 5 và tháng 4/2018 lần lượt giảm 6,9% và 3,9%.
Sự tăng trưởng này hoàn toàn không bình thường, cho thấy một bộ phận nhà bán lẻ đã nhanh chân vận chuyển các đơn đặt hàng đến trước cảng biển Mỹ để tránh rủi ro giá cả hàng tiêu dùng leo thang do căng thẳng thương mại quốc tế gần đây.
Đứng trước tình hình chi phí nhập khẩu từ Trung Quốc có thể tăng lên, các nhà bán lẻ Mỹ liệu sẽ tiếp tục lựa chọn đẩy nhanh tốc độ nhập khẩu từ Trung Quốc hay không thì hiện còn chưa rõ. 
Nhà phân tích Michael Binetti của tập đoàn Credit Suisse cho rằng các nhà bán lẻ Mỹ có lẽ sẽ có xu hướng chuyển sang ký kết các đơn hàng nhập khẩu với các nước có chi phí nhập khẩu tương đối thấp như Việt Nam. Trong tương lai, Mỹ có thể sẽ quay trở lại thành nước xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Năm 2017, Trung Quốc thay thế Mỹ trở thành nước xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng sắp tới Mỹ có triển vọng quay trở lại vị trí lớn nhất trước đây hay không?
Số liệu của Tổ chức quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho thấy, trong 15 năm qua, Mỹ luôn là nước xuất khẩu lớn nhất của hàng hóa Việt Nam, nhưng do những năm gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump luôn thúc đẩy chính sách "nước Mỹ trên hết", không chỉ quyết định rút khỏi TPP, làm cho Việt Nam bị mất đi hầu hết lợi ích khi gia nhập hiệp định này, ông Donald Trump còn nhiều lần yêu cầu Việt Nam giảm xuất siêu thương mại. Các loại động thái của Mỹ đã phủ bóng đen lên quan hệ thương mại giữa Mỹ và Việt Nam.
Năm 2017, Trung Quốc thay thế Mỹ, trở thành nước xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam. Nhìn vào số liệu thống kê của Việt Nam, trong quý 1/2018, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc tăng 33,5% so với cùng kỳ, còn hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ có mức tăng 20% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, cùng với tình hình căng thẳng thương mại quốc tế gần đây tiếp tục leo thang, để cố gắng giảm chi phí nhập khẩu, các doanh nghiệp Mỹ có thể sẽ lựa chọn ký kết nhiều đơn hàng nhập khẩu hơn với các nước có chi phí chế tạo tương đối thấp như Việt Nam. Mỹ quay lại trở thành nước xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam hoàn toàn không phải là một việc không thể.
Cách đây không lâu, Chủ tịch Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc cho biết Việt Nam cảm thấy lo ngại đối với tình hình thương mại quốc tế gần đây, nhưng tình hình này cũng đã đem lại cơ hội cho Việt Nam, Việt Nam có thể nắm bắt cơ hội, đưa nhiều hàng hóa Việt Nam hơn sang thị trường Mỹ.
Những năm gần đây, kinh tế Việt Nam phát triển với tốc độ cao, thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh, hứa hẹn trở thành một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu.
Trong mười mấy năm qua, các nước phương Tây khơi dậy làn sóng công nghiệp hóa, Việt Nam đã nắm bắt được cơ hội phát triển tốt đẹp, từng bước trở thành một nước lớn ngành chế tạo. 
Việt Nam có khoảng 90 triệu dân, trong đó có khoảng một nửa dân số đang có độ tuổi trung bình dưới 35. Việt Nam có nguồn lao động trẻ to lớn, cộng với tình hình trong nước ổn định, Việt Nam đã thu hút rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư vào ngành chế tạo của mình.
Mặc dù tình hình căng thẳng thương mại toàn cầu đã gây ảnh hưởng nhất định cho Việt Nam, nhưng các nhà phân tích cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2018 vẫn có khả năng đạt 7%. 
Vào tháng 4/2018, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng dự đoán, trong giai đoạn 2018 - 2020, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam có thể tăng với tốc độ trên 13% mỗi năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế ít nhất có thể duy trì 6,5%. Điều này sẽ làm cho Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới.(Viettimes)
---------------------

Tỷ phú Thái loại bỏ một loạt ngành kinh doanh của Sabeco

Tại Đại hội đồng cổ đông sắp tới, Sabeco sẽ trình cổ đông tờ trình thay đổi kinh doanh với một số ngành nghề sẽ bị loại bỏ.

Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn - Sabeco vừa tiếp tục bổ sung tài liệu lần 2 cho Đại hội đồng cổ đông diễn ra vào ngày 21/7 sắp tới, trong đó có nội dung đáng chú ý là thay đổi ngành nghề kinh doanh.

Theo đó, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2018 diễn ra sắp tới, Sabeco sẽ trình cổ đông tờ trình thay đổi kinh doanh với một số ngành nghề sẽ bị loại bỏ.

Cụ thể, Sabeco sẽ bỏ ngành Quảng cáo thương mại; kinh doanh du lịch lữ hành nội địa, quốc tế.

Bên cạnh đó, Sabeco cũng bỏ ngành gạo, đường mía, đường củ cải khỏi ngành Bán buôn thực phẩm; bỏ định giá, đấu giá, quảng cáo bất động sản khỏi ngành Tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất.

ty phu thai muon dieu chinh/loai bo cac nganh, nghe han che so huu nuoc ngoai tai sabeco.

Tỷ phú Thái muốn điều chỉnh/loại bỏ các ngành, nghề hạn chế sở hữu nước ngoài tại Sabeco.

Lý do được Sabeco đưa ra là do những ngành nghề đó không phải là những ngành nghề kinh doanh chính của Sabeco và trên thực tế, Sabeco chưa từng triển khai các hoạt động kinh doanh nêu trên. Do vậy, Sabeco khẳng định việc điều chỉnh ngành nghề kinh doanh nêu trên không ảnh hưởng đến hoạt động của Sabeco.

Trong văn bản gửi Bộ Công thương và Bộ phận đại diện phần vốn Nhà nước tại Sabeco về đề xuất sửa đổi điều lệ Sabeco trước đó, lãnh đạo Sabeco cho rằng các ngành kinh doanh này lại làm hạn chế tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại Sabeco.

Do đó, việc loại bỏ/sửa đổi những ngành nghề kinh doanh nói trên không chỉ giúp doanh nghiệp không bị rào cản bởi yếu tố nước ngoài, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại Sabeco mà qua đó còn tăng tính hấp dẫn của cổ phiếu cũng như dễ dàng thu hút được thêm các dòng vốn ngoại.

Tháng 12/2017, Thai Beverage - Tập đoàn thuộc sở hữu của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi đã mua lại 53,59% vốn Sabeco. Sau khi về tay tỷ phủ Thái, Sabeco đặt kế hoạch năm 2018 lãi sau thuế đạt 4.007 tỷ đồng, giảm 19% so với thực hiện năm 2017.(Baodatviet)
-----------------

Việt Nam xuất hộ trái cây Thái Lan: Đừng bay trên mây

 Chuyên gia cho rằng doanh nghiệp cần nhất là có tâm, không chỉ đơn thuần vì lợi nhuận mà phải nghĩ xa hơn tới tương lai.

Con số kim ngạch xuất khẩu rau quả ấn tượng nhưng chiếm phần lớn trong đó lại là trái cây nhập khẩu rồi mượn đường Việt Nam để xuất khẩu. Tiêu biểu như nhiều loại trái cây Thái Lan được nhập khẩu vào Việt Nam rồi xuất 100% sang Trung Quốc.

PGS.TS Dương Văn Chín, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Định Thành (Tập đoàn Lộc Trời) tỏ ra bất ngờ trước thông tin này và cho rằng, việc nhập trái cây Thái Lan để xuất sang Trung Quốc vẫn được tính cả vào số liệu xuất khẩu của Việt Nam là không hợp lý.

"Nếu thông tin không dựa trên cơ sở khoa học thì phấn khởi ấy để làm gì? Phải minh bạch thông tin và tách bạch ra. Không thể cứ nói Việt Nam xuất khẩu trái cây được hàng tỷ USD mà không nói rõ phần tạm nhập, tái xuất là bao nhiêu. Điều đó có thể gây hiểu lầm.

Pháp luật không cấm doanh nghiệp tạm nhập, tái xuất nhưng đó là dịch vụ của doanh nghiệp bán giùm cho Thái Lan sang Trung Quốc. Doanh nghiệp đóng thuế cho Nhà nước được bao nhiêu trong phần đó là việc riêng, còn Việt Nam xuất khẩu trái cây được mấy tỷ USD thì phải nói rõ bao nhiêu là từ trái cây trồng trên đất nước Việt Nam, bao nhiêu là hàng tạm nhập tái xuất.

Phải rõ ràng thông tin ở chỗ này bởi trái cây trồng trên đất nước Việt Nam được xuất khẩu có nghĩa là tạo được công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân, cải thiện sinh kế của họ. Như vậy mới có ý nghĩa. Còn tạm nhập, tái xuất chỉ có doanh nghiệp lời được chút tiền mà không giúp ích gì nhiều cho xã hội.

Khi số liệu mập mờ nghĩa là nền tảng để xử lý vấn đề sai và chúng ta cứ bay ở trên mây, nghĩ rằng mình bán trái cây được nhiều USD nhưng thực chất là bán giùm người ta. Trong khi đó, nông dân Việt Nam không được hưởng gì, nông sản Việt còn đang phải bán đổ bán tháo với giá rẻ cho Trung Quốc", PGS.TS Dương Văn Chín chỉ rõ.

hinh thuc tam nhap, tai xuat co loi cho doanh nghiep nhung lai gay ra nhieu he luy doi voi trai cay viet nam. anh minh hoa

Hình thức tạm nhập, tái xuất có lợi cho doanh nghiệp nhưng lại gây ra nhiều hệ lụy đối với trái cây Việt Nam. Ảnh minh họa

Từ những phân tích ở trên, vị chuyên gia cho rằng, nếu người Trung Quốc muốn nhập khẩu một loại nông sản nào đó, vậy thì thay vì nhập từ Thái Lan rồi bán lại cho Trung Quốc, doanh nghiệp Việt hãy cố gắng cải thiện chất lượng nông sản Việt, bán cho Trung Quốc. Lợi thế của Việt Nam là giáp biên giới với Trung Quốc, đường đi rất gần, chính vì thế một khi cải thiện chất lượng trái cây ngang ngửa với Thái Lan, chắc chắn sẽ bán được nhiều sang Trung Quốc và bán được với giá cao.

Theo PGS.TS Dương Văn Chín, hiện doanh nghiệp đầu tư vào phát triển nông nghiệp, nông thôn vẫn còn rất hạn chế. Đối với doanh nghiệp, mục tiêu lợi nhuận vẫn là trên hết và họ chỉ làm những công việc họ thấy có lợi như tạm nhập, tái xuất. Trong khi đó, bỏ vốn ra hợp tác với nông dân, xây dựng vùng nguyên liệu, nhà máy chế biến để có khối lượng nông sản lớn, chất lượng cao để tiêu dùng trong nước và xuất khẩu lại khiến doanh nghiệp cảm thấy nguy cơ rủi ro cao, lợi nhuận thấp hơn.

"Chính vì thế, doanh nghiệp phải có tâm, nghĩ về nông nghiệp Việt Nam. Họ phải xác định rằng đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam là giúp cho người nông dân cải thiện sinh kế, phát triển ngành nông nghiệp nước nhà.

Doanh nghiệp không thể chỉ đơn thuần vì lợi nhuận mà còn phải nghĩ tới điều cao xa hơn, đó là nước Việt Nam sẽ là nước nông nghiệp hiện đại trong tương lai, sẽ không thua Hàn Quốc, Nhật Bản trong mấy chục năm sắp tới.

Phải có tầm nhìn như thế, còn nếu cứ tập trung tạm nhập, tái xuất thì doanh nghiệp chỉ làm giàu được cho mình, còn giúp chuyển biến cho xã hội không được bao nhiêu", ông Chín trăn trở.

Bên cạnh doanh nghiệp làm động lực chính còn có Nhà nước đóng vai trò hỗ trợ về chính sách và một phần tài chính, tạo hành lang pháp lý.

PGS Chín nhấn mạnh, không thể đòi hỏi Nhà nước phải lo tất cả nhưng ít ra Nhà nước cũng cần thấy được khó khăn của doanh nghiệp và nông dân để hỗ trợ cho quá trình phát triển đó.

Chẳng hạn, nhiều doanh nghiệp muốn chế biến trái cây để nâng cao giá trị thì Nhà nước chỉ đạo địa phương dành một phần diện tích đất công cho doanh nghiệp thuê với giá vừa phải để xây dựng nhà máy. Hay doanh nghiệp xây nhà máy chế biến trái cây được vay lãi suất ưu đãi, phần chênh lệch Nhà nước bỏ ra...

"Có rất nhiều cách để đưa ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển. Như đất nước Israel được như ngày nay là nhờ họ có tinh thần dân tộc mạnh mẽ. Chính nhờ tinh thần dân tộc ấy mà họ nỗ lực phát triển khoa học, chế tạo vũ khí, phát triển nông nghiệp trên vùng đất khô cằn..., đưa đất nước tiến lên", PGS.TS Dương Văn Chín cho biết.(Baodatviet)

Trở về

Bài cùng chuyên mục