tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 19-07-2018

  • Cập nhật : 19/07/2018

Trung Quốc và Đức bắt tay chống Mỹ: Bước ngoặt mới của cuộc chiến thương mại

Tuy trái ngược về quan điểm chính trị và định hướng, song trong cuộc chiến thương mại với Mỹ, cả Trung Quốc và Đức đều tìm thấy tiếng nói chung và chính điều đó giúp Trung Quốc có thể tiến thêm một bước vào châu Âu.

thu tuong duc merkel, chu tich trung quoc tap can binh

Thủ tướng Đức Merkel, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Mới đây Bắc Kinh đang dự tính sẽ ra tuyên bố chung với Liên minh châu Âu nhằm lên án chính sách kinh tế của Tổng thống Mỹ Trump. Là một phần trong công việc chuẩn bị tài liệu, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã có chuyến thăm một loạt các nước Đông Âu và Đức. Tại Berlin, các bên đã ký được các thỏa thuận với trị giá 23 tỷ USD, theo đó Trung Quốc cam kết sẽ tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư châu Âu tiếp cận thị trường nội địa.

Châu Âu nhìn về phía Đông

Trung Quốc và Đức đạt được đồng thuận bởi xuất phát từ thực tế là cả hai nước đều xuất khẩu sang Mỹ nhiều hơn là nhập khẩu. Ông Trump nhiều lần nói về sự cần thiết phải loại bỏ sự mất cân bằng thương mại, và Nhà Trắng cuối cùng đã đưa ra các biện pháp bảo hộ. Kết quả là Trung Quốc sẽ bị mất 34 tỷ USD.

Trong những thập kỷ gần đây, Bắc Kinh đã tích cực đầu tư vào các nền kinh tế Đông Âu và nhận được sự ủng hộ của chính quyền địa phương. Hiện giờ điều họ cần là làm tan băng trong quan hệ với Tây Âu, nơi người ta vẫn đang giữ thái độ thận trọng với Trung Quốc.

Chuyến đi ngoại giao của ông Lý Khắc Cường thúc đẩy sự gần gũi giữa các quốc gia bị ảnh hưởng bởi chính sách của ông Trump. Các bên đã thể hiện cử chỉ thân thiện với nhau. "Chúng tôi sẽ giảm thuế nhập khẩu hàng hóa vào Trung Quốc", ông Lý cho biết tại Hội nghị thượng đỉnh ở Sofia. "Các biện pháp xử phạt chống lại Trung Quốc cũng gây hại cho việc kinh doanh của Đức", bà Angela Merkel nói.

Bắc Kinh đang tìm kiếm một người bạn

Sau khi Washington chuyển sang biện pháp bảo hộ, Trung Quốc đề nghị sự trợ giúp từ Liên minh châu Âu. Bắc Kinh đang cố gắng chứng minh: họ không chỉ có thể thành lập một liên minh chiến thuật, mà còn có thể thực hiện những việc khác quan trọng hơn. Khi người Mỹ rút khỏi Hiệp định khí hậu Paris, Trung Quốc đã tăng cường cuộc chiến chống lại sự nóng lên toàn cầu. Trong vấn đề này, Trung Quốc và châu Âu hoàn toàn đồng thuận.

Các bên đạt được sự gần gũi cả về tầm nhìn và thương mại. Trong chuyến thăm tới Berlin, Thủ tướng Lý Khác Cường đã bày tỏ quan điểm chung – của cả Trung Quốc và châu Âu: "Thương mại tự do quan trọng đối với cả hai phía và cho toàn bộ nền kinh tế thế giới", Bà Angela Merkel cũng thể hiện sự đồng tình với ông: "Cùng với nhau, chúng tôi muốn bảo vệ các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới".

Yếu tố thứ ba cho sự gần gũi này là: thái độ đối với Liên minh châu Âu. Trước đó, các phương tiện truyền thông cho biết ông Trump đã đề nghị nhà lãnh đạo Pháp Emmanuel Macron rút Pháp khỏi EU để đổi lấy những thỏa thuận thuận lợi hơn với Hoa Kỳ. Về phía mình, Bắc Kinh bày tỏ chính sách ủng hộ Liên minh Châu Âu. Trung Quốc hy vọng EU sẽ là "đối tác duy nhất và thịnh vượng", bởi vì điều đó sẽ đem lại lợi ích cho cả hai bên.

thu tuong trung quoc ly khac cuong

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường

Không phải tất cả đều đồng tình kết bạn với Trung Quốc

Tuy nhiên không phải tất cả các nước trong Liên minh châu Âu đều sẵn sàng chìa tay với Trung Quốc. Vẫn còn có những người đặt câu hỏi về sự thiện chí của Bắc Kinh.

"Đức vẫn lo sợ rằng Trung Quốc với nguồn lực tài chính khổng lồ, sẽ bắt đầu mua lại các cơ sở kinh tế chiến lược. EU có một quy tắc bất thành văn: tài sản thực sự có giá trị chỉ để bán cho người châu Âu. Bắc Kinh cảm nhận được và cố gắng dùng mưu mẹo. Họ đi bằng cửa sau bằng cách đầu tư vào nước gặp khó khăn ở phía đông EU. Ở đó giới tinh hoa chính trị rất cần tiền, nhưng ở Berlin thì khác", nhà chính trị học người Đức Alexander Rahr nói với RIA Novosti.

Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ Chính trị Alexei Makarkin cho rằng, Đức và Trung Quốc bổ sung cho nhau về mặt kinh tế, nhưng rất xa cách về chính trị và tinh thần. "Trung Quốc đang tập trung vào sản xuất hàng loạt, Đức lại hướng tới sản phẩm cao cấp, nhưng mang tính chất đơn lẻ. Trên phương diện này, họ hứng thú với việc hợp tác. Và cả hai nước đều rất cần duy trì chế độ thương mại tự do. Tuy nhiên, triển vọng cho một sự xích lại gần nhau về mặt chính trị lại không rõ ràng...", chuyên gia lưu ý. Theo ý kiến của ông, điều trước mắt Trung Quốc và Đức cần làm là bảo vệ các quyền của họ thông qua WTO.

Tuy nhiên Bắc Kinh vẫn không mất hy vọng về sự giúp đỡ của châu Âu. Vào ngày 16-17/7, Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-châu Âu dành riêng cho các vấn đề về hợp tác kinh tế và chính trị sẽ được tổ chức. Một tuyên bố quan trọng, thể hiện ý kiến chung của những người tham gia và tầm nhìn của họ cho tương lai, chính là điều được mong đợi tại kết quả của hội nghị lần này.(infonet)
------------------------------

Bộ TNMT đau đầu vì gần 6.000 container rác tồn đọng tại cảng

Thông tin tại cuộc họp báo quý 2 của Bộ Tài nguyên môi trường chiều 17/7, ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục môi trường cho biết, gần 6.000 container rác tồn đọng tại các cảng Việt Nam làm ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của cảng...

Ông Thức cho biết, ngay sau khi có thông tin về sự tồn đọng các container phế liệu nhập khẩu tại một số cảng biển của Việt Nam, Bộ Tài nguyên môi trường (TNMT) đã chủ động khảo sát, nắm thông tin và thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.

Theo đó, từ ngày 25/6 đến 29/6/2018, Bộ TNMT đã tổ chức kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu tại cảng biển TP. Hồ Chí Minh

Qua kiểm tra cho thấy, tại Tân cảng Sài Gòn, tính đến thời điểm 26/6, số lượng phế liệu nhập khẩu tồn đọng tại tất cả các Cảng do Tổng Công ty quản lý là 4.480 container, trong đó riêng Cảng Cát Lái là 3.464 container, chiếm phần lớn phế liệu tồn đọng tại các cảng biển phía Nam.

thong tin tai cuoc hop bao quy 2 cua bo tai nguyen moi truong chieu 17/7, lanh dao tong cuc moi truong cho biet, gan 6.000 container rac ton dong tai cac cang viet nam...

Thông tin tại cuộc họp báo quý 2 của Bộ Tài nguyên môi trường chiều 17/7, lãnh đạo Tổng cục môi trường cho biết, gần 6.000 container rác tồn đọng tại các cảng Việt Nam...

Trong đó, số container lưu bãi dưới 40 ngày là 595 container; lưu 30-90 ngày là 968; số container lưu quá 90 ngày là 2.068. Ước tính, khoảng 20% là phế liệu giấy và 80% là phế liệu nhựa và phế liệu khác.

Còn tại các cảng Hải phòng, số container quá hạn trên 90 ngày là 737 và số container có thời hạn từ 30-90 ngày là 507.

“Việc tồn đọng các container phế liệu nhập khẩu tại các cảng biển đang là mối quan tâm lớn của dư luận, xã hội; làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cảng; làm chậm lưu thông hàng hóa; giảm dung lượng bãi chứa container; ảnh hưởng đến hoạt động của Hải quan; ảnh hưởng đến hoạt động của các hãng tàu; làm gia tăng chi phí cho doanh nghiệp…”, ông Thức cho hay.

Cũng theo lãnh đạo Tổng cục môi trường, trong tháng 7 này, các cảng biển sẽ kiểm đếm, phân loại xong số lượng các container thuộc diện “vô chủ” hay không. Chỉ những container tồn đọng quá 90 ngày mới phải đưa vào xác định là vô chủ hay không. Sau khi xác định là vô chủ thì sẽ tiến hành đấu giá cho các doanh nghiệp chế biến rác thải trong nước xử lý nếu đây là hàng cho phép nhập. Nếu là hàng không được nhập sẽ yêu cầu tái xuất hoặc nhà nước phải buộc phải bỏ ngân sách tiêu huỷ và việc này rất tốn kém.

Nói về nguyên nhân của tình trạng tồn đọng phế liệu tại các cảng biển, ông Thức cho biết, từ cuối năm 2017, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành quy định dừng nhập khẩu 24 loại phế liệu phục vụ tái chế gồm 8 loại phế liệu nhựa nguồn gốc sinh hoạt, 11 loại phế liệu dệt may, 4 loại phế liệu quặng và 1 loại phế liệu giấy, trong đó đáng chú ý có một số mã phế liệu nhựa và giấy trùng với danh mục phế liệu được phép nhập khẩu của Việt Nam. Việc này đã tác động tiêu cực, dẫn đến các nước trước đây vẫn xuất khẩu chất thải rắn, phế liệu sang Trung Quốc như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Canada, các nước Bắc Âu… sẽ phải tìm đối tác, thị trường nhập khẩu mới như Việt Nam, Thái Lan….

Ngoài ra, theo ông Thức, có một số tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu gian lận thương mại như giả mạo Giấy xác nhận, dùng Giấy xác nhận của các doanh nghiệp khác, đăng ký địa chỉ kinh doanh không đúng với thực tế, chuyển địa chỉ mà không cập nhật nhưng cố tình nhập phế liệu không đáp ứng quy chuẩn, quy định sau đó bỏ hàng gây tồn đọng phế liệu tại các cảng biển.

Cùng với đó, một số hãng tàu vận chuyển trong tờ khai E-Manifest lược khai hàng hóa không có phế liệu, nhưng thực tế có phế liệu, sau khi dỡ hàng xuống cảng mới khai báo cụ thể số lượng, chủng loại hàng hóa là phế liệu.

Đặc biệt, hiện nay Việt Nam chưa có cơ chế phòng ngừa, kiểm soát việc nhập khẩu phế liệu từ xa, từ ngoài biên giới, chỉ khi tàu cập cảng, hàng hóa được vận chuyển sắp xếp lên bờ mới làm thủ tục thông quan, mới kiểm tra giấy phép nhập khẩu phế liệu. Vì thế, chúng ta luôn bị động phải đối phó với những chủ tàu, chủ hàng cố tình vi phạm hoặc gian lận nhập phế liệu không đúng hoặc không có giấy phép vẫn nhập về…

Liên quan đến giải pháp, ông Thức cho hay, vào ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ TNMT đã tổ chức cuộc họp với 6 bộ ngành liên quan để xử lý vấn đề rác thải tồn đọng tại các cảng. Đồng thời, Bộ cũng tham mưu cho Chính phủ hoàn thiện chính sách về quản lý phế liệu nhập khẩu nhằm đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường, loại bỏ các phế liệu có tiềm năng gây ô nhiễm hoặc các phế liệu hiện nay trong nước đã chủ động nguồn cung; xử phạt nghiêm minh khi phát hiện có sai phạm, đặc biệt là đối với các vụ việc gian lận thương mại trong nhập khẩu phế liệu…

Giải pháp trước mắt, Bộ Tài chính chỉ đạo cơ quan Hải quan các cửa khẩu phối hợp chặt chẽ với cơ quan môi trường rà soát các doanh nghiệp có hàng hóa nhập khẩu là phế liệu chưa làm thủ tục hải quan đang lưu giữ trên địa bàn cảng biển thuộc địa bàn quản lý; thông báo cho doanh nghiệp nhập khẩu khẩn trương đến làm thủ tục thông quan khi hàng về cảng…

Bộ GTVT có văn bản thông báo cho các hãng tàu yêu cầu kiểm tra Giấy xác nhận của chủ lô hàng phế liệu trước khi đưa hàng lên tàu tại các cảng xuất khẩu; chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh cảng biển kiểm tra Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất trước khi cho hàng hóa dỡ xuống cảng; trường hợp chủ hàng hoặc hãng tàu không xuất trình được Giấy xác nhận thì không cho dỡ hàng hóa xuống cảng.

Bộ TNMT sẽ rà soát và rút ngắn thời gian cấp Giấy xác nhận nhập khẩu đối với các cơ sở sản xuất đã đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.(Infonet)
--------------------------

Đến năm 2020 Hà Nội dự kiến đấu giá quyền sử dụng đất 1.767 dự án

Dự kiến trong năm 2018 Hà Nội sẽ đấu giá quyền sử dụng đất 679 dự án, năm 2019 đấu giá 635 dự án, năm 2020 đấu giá 453 dự án. Tổng diện tích khoảng 677,36ha, dự kiến thu theo kết quả trúng đấu giá là 53.537 tỷ đồng.

Theo kế hoạch, trong năm 2018 Hà Nội dự kiến đấu giá quyền sử dụng đất 679 dự án.

Theo kế hoạch, trong năm 2018 Hà Nội dự kiến đấu giá quyền sử dụng đất 679 dự án.

UBND thành phố Hà Nội đã có kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất năm 2018 và giai đoạn 2018 - 2020 để các quận, huyện, thị xã chủ động triển khai hiệu quả, tạo nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật.

Theo đó, trong năm 2018 Hà Nội dự kiến đấu giá quyền sử dụng đất 679 dự án, với tổng diện tích đất có thể đấu giá khoảng 193,41ha, dự kiến thu theo kết quả trúng đấu giá 13.710 tỷ đồng.

Trong đó, đấu giá đất thuộc Thành phố quản lý là 111 dự án, với diện tích 75,96ha, dự kiến thu trong năm 8.666 tỷ đồng; Đấu giá đất nhỏ lẻ xen kẹt dưới 5.000m2 do cấp huyện quản lý 568 dự án, với diện tích khoảng 117,45ha, dự kiến thu 5.043 tỷ đồng.

Năm 2019, Thành phố Hà Nội cũng đặt ra kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất 635 dự án, tổng số diện tích đấu giá 197,02ha, dự kiến thu theo kết quả trúng đấu giá là 15.972 tỷ đồng.

Trong đó, đấu giá các dự án thuộc Thành phố quản lý là 152 dự án, với diện tích đấu giá 116,18ha, dự kiến thu 11.775 tỷ đồng; Đấu giá đất nhỏ lẻ xen kẹt do cấp huyện quản lý 483 dự án, với diện tích đấu giá khoảng 80,84ha, dự kiến thu 4.196 tỷ đồng.

Năm 2020 dự kiến đấu giá quyền sử dụng đất 453 dự án, tổng diện tích dự kiến 286,93ha, dự kiến thu 23.855 tỷ đồng.

Trong đó, đấu giá các dự án Thành phố quản lý 166 dự án, với diện tích 222,08ha, dự kiến thu 20.340 tỷ đồng; đấu giá đất nhỏ lẻ xen kẹt do cấp huyện quản lý 287 dự án, với diện tích đấu giá 64,85ha, dự kiến thu 3.514 tỷ đồng.

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện việc thu đúng, thu đủ, thu kịp thời số tiền của người trúng đấu giá, nộp vào tài khoản của cở quan tài chính các cấp. Đồng thời, thực hiện hoàn trả ngay phần vốn đã ứng từ ngân sách Thành phố và từ Quỹ đầu tư phát triển, phần còn lại nộp ngân sách các cấp theo quy định.(Viettimes)

Trở về

Bài cùng chuyên mục