Bộ trưởng Tài chính Anh: Brexit là cơ hội vàng cho nhà đầu tư Mỹ
Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne sẽ kêu gọi các nhà đầu tư Mỹ không quay lưng với Anh khi ông bắt đầu chuyến công du tới một loạt nước nhằm xây dựng các mối quan hệ mới cho một nước Anh nằm ngoài Liên minh châu Âu (EU).
Phát biểu trước khi có cuộc gặp với các lãnh đạo giới tài chính Phố Wall tại thành phố New York của Mỹ trong ngày 11/7, Bộ Tài chính Anh cho biết từ 200 năm nay, Anh và Mỹ luôn đi đầu về thương mại mở và mong muốn xây dựng mối quan hệ vững mạnh hơn với các đối tác thương mại lớn nhất là ưu tiên hàng đầu.
Bộ trưởng Osborne bày tỏ hy vọng việc Anh rời khỏi EU sẽ là "cơ hội vàng" để các nhà đầu tư Mỹ thúc đẩy một mối quan hệ mới, thậm chí vững mạnh hơn với Anh. Mỹ hiện là điểm đến đơn lẻ lớn nhất của hàng hóa Anh, chiếm tới 17% kim ngạch xuất khẩu của London với giá trị lên tới 88 tỷ bảng Anh trong năm 2014.
Chuyến thăm của Bộ trưởng Tài chính Anh tới New York khởi đầu một lịch trình dày đặc các chuyến công tác của các phái đoàn thương mại Anh tới các nền kinh tế lớn nhằm xây dựng các mối liên hệ thương mại mới.
Theo ông Osborne, quyết định rời khỏi "mái nhà chung châu Âu" của Anh rõ ràng đặt ra những thách thức kinh tế và giờ đây Anh phải nỗ lực hết sức để biến mình trở thành địa điểm kinh doanh hấp dẫn nhất thế giới.
Hồi tuần trước, ông Osbone cũng đã có cuộc gặp với các quan chức Trung Quốc tại London, bao gồm Đại sứ Lưu Hiểu Minh, để thảo luận về các mối quan hệ thương mại tương lai trước thềm Hội nghị Bộ trưởng Tài chính Nhóm các nền kinh tế phát triển và đang nổi hàng đầu thế giới (G-20), dự kiến diễn ra trong tháng này tại Thành Đô, Trung Quốc.
Trong tuần này, ông sẽ gặp Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew tại London, gặp lãnh đạo các ngân hàng lớn nhất Anh và tới Brussels (Bỉ) để thảo luận với các Bộ trưởng tài chính EU. Tuần tới, ông Osborne sẽ tới Singapore và Trung Quốc.
Chính phủ Anh có kế hoạch thuê tới 300 nhà đàm phán thương mại nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế gần gũi hơn với hàng chục nước khác sau quyết định rời khỏi EU.
Kinh tế Mỹ tăng trưởng việc làm tháng 6 mạnh nhất trong 8 tháng
Vinanet - Tăng trưởng việc làm của Mỹ tăng vọt trong tháng 6 do các nhà sản xuất và các chủ sử dụng lao động khác tăng cường thuê nhân công, điều này khẳng định nền kinh tế này đã lấy lại tốc độ sau một thời gian tạm lắng trong quý 1, nhưng lương không tăng cho thấy Cục dự trữ Liên bang sẽ có thể không tăng sớm.
Số liệu việc làm lĩnh vực phi nông nghiệp tăng 287.000 việc trong tháng 6, tăng mạnh nhất kể từ tháng 10/2015, theo Bộ Lao động. Số liệu việc làm tháng 5 được điều chỉnh giảm mạnh thành tăng 11.000 việc so với báo cáo 38.000 việc trước đó.
Tuy nhiên dấu hiệu sức mạnh trong nền kinh tế này đến trước kết quả nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu trong tháng trước. Cái gọi là cuộc trưng cầu dân ý Brexit vào hôm 23/7 đã khấy đục các thị trường tài chính, nâng cao lo sợ sự bất ổn kéo dài có thể ảnh hưởng tới việc thuê nhân công của các công ty và các quyết định đầu tư.
Fed đã nâng cao lãi suất trong tháng 12 lần đầu tiên trong gần một thập kỷ. Các thị trường tài chính không dự kiến lãi suất tiếp tục tăng trong năm nay, nhưng giới kinh tế tin tưởng đợt tăng lãi suất vào tháng 12 là có khả năng nếu nền kinh tế tiếp tục tăng và bổ sung việc làm ổn định.
Bảng đối chiếu lương tháng trước đánh bại dự đoán tăng 175.000 việc làm. Trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng 0,2% lên 4,9%, điều đó là do nhiều người bước vào thị trường lao động, một dấu hiệu niềm tin trong thị trường việc làm.
Với tỷ lệ việc làm ngày càng tăng, lợi nhuận thu được mỗi giờ trung bình tăng chỉ 2 cent hay 0,1% trong tháng 6, tuy nhiên cho thấy vẫn chậm chạp trong thị trường lao động.
Giới kinh tế cho biết tăng trưởng lương từ 3 đên 3,5% là cần thiết để tăng lạm phát lên mục tiêu 2,0% của Fed. Một quan chức hàng đầu của Fed cho biết trong tuần này rằng ngân hàng trung ương này sẽ thấy lạm phát kèm theo tăng lương.
Michelle Meyer, một nhà kinh tế cao cấp tại ngân hàng America Merrill cho biết “tăng trưởng lương vẫn yếu, có thể phản ánh thực tế rằng thị trường lao động lao động vẫn chậm chạp”.
Chứng khoán Mỹ tăng do số liệu việc làm, với các chỉ số chính tăng hơn 1%. Giá nợ chính phủ Mỹ dài hạn tăng, trong khi đồng đô la thay đổi ít so với rổ tiền tệ chính.
Sự phục hồi mạnh trong việc làm tháng 6 cộng thêm số liệu chi tiêu tiêu dùng và nhà đất cho thấy tăng trưởng kinh tế tăng tốc từ tỷ lệ hàng năm 1,1%. Fed Atlanta hiện nay dự báo tăng trưởng nền kinh tế này ở mức 2,4% trong quý 2.
Số việc làm lĩnh vực sản xuất tăng 14.000 việc trong tháng trước sau khi giảm 16.000 việc trong tháng 5. Mặc dù sản xuất chỉ chiếm 12% của nền kinh tế, nó được coi là chỉ số tăng trưởng hàng đầu.
Lĩnh vực bán lẻ bổ sung 29.900 việc làm, đảo ngược sự suy yếu trong tháng trước. Lĩnh vực giải trí và khách sạn tăng 59.000 việc làm, mạnh nhất trong gần một năm rưỡi.
Việc làm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe va trợ giúp xã hội tăng vọt 58.400 việc. Sự trở lại làm việc của 35.100 công nhân Verizon, những người đã được loại trừ khỏi số việc làm tháng 5 do cuộc đình công kéo dài một tháng, đã đẩy mạnh việc làm lĩnh vực thông tin trong tháng trước.
Chính phủ đã bổ sung 22.000 việc, nhưng số việc làm lĩnh vực xây dựng không đổi sau hai tháng sụt giảm và lĩnh vực khai khoáng mất 5.000 việc làm.
Mặc dù tăng trưởng việc làm trong tháng 6 tốt nhất trong năm nay, nhưng đà tăng trưởng trong thị trường lao động đã chậm lại. Số việc làm tăng trung bình 282.000 việc mỗi tháng trong quý 4, nhưng số việc làm tăng trung bình chỉ 171.500 việc mỗi tháng trong nửa đầu năm nay.
Giới kinh tế cho biết giảm tốc là bình thường dựa vào tuổi tăng trưởng tương đối của sự phục hồi nền kinh tế từ suy thoái 2007-09, với thị trường lao động hiện nay gần đầy đủ việc làm.
Một thước đo rộng lớn của tỷ lệ thất nghiệp, gồm những người muốn làm việc nhưng từ bỏ việc tìm kiếm và những công việc bán thời gian vì họ không thể tìm việc làm toàn toàn gian, giảm 0,1% xuống 9,6%, thấp nhất kể từ tháng 4/2008.(Vinanet)
Giá cà phê Việt Nam đạt mức cao nhất một năm tại 1.745 USD/tấn
Giá cà phê tại Việt Nam, nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới, tăng lên 38,6 – 38,9 triệu đồng (1.731 – 1.745 USD)/tấn vào ngày hôm nay 12/7, nhưng doanh số bán trong nước chậm lại do tích trữ và dự trữ yếu của nông dân.
Một thương nhân tại Đắk Lắk, tỉnh trồng cà phê lớn nhất của Việt Nam cho biết “các đại lý không thể mua nhiều từ nông dân, khả năng vì tồn trữ vẫn thấp”. “Một số cũng có thể đợi giá tăng lên 40 triệu đồng”.
Ở mức giá 38,9 triệu đồng, giá là cao nhất kể từ 29/6/2015 theo số liệu của Thomson Reuters.
Tiêu thụ xe máy tăng 8%
Con số được Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) công bố ngày 11/7/2016 cho thấy: Trong 6 tháng đầu năm cả nước đã tiêu thụ gần 1,45 triệu xe máy các loại, tăng 8% so với cùng kỳ.
VAMM gồm 5 thành viên là Công ty Honda Việt Nam, Công ty Piaggio Việt Nam, Công ty Suzuki Việt Nam, Công ty SYM Việt Nam và Công ty Yamaha Motor Việt Nam. Doanh số bán hàng 6 tháng đầu năm 2016, được hiệp hội công bố là 1.444.182 xe, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2015.
Theo VEMM, doanh số nói trên là tổng lượng bán ra của cả 5 thành viên VAMM tại thị trường Việt Nam, không phải là số sản xuất và không bao gồm số lượng xuất khẩu.
Hiện tại, 5 thành viên VAMM đang cung cấp cho thị trường Việt Nam các dòng sản phẩm đa dạng bao gồm các dòng xe số, xe tay ga và xe tay côn. Trong đó, Công ty Honda Việt Nam có 14 sản phẩm, Piaggio Việt Nam có 8 sản phẩm, Suzuki Việt Nam có 10 sản phẩm, SYM Việt Nam có 10 sản phẩm và Yamaha Việt Nam có 12 sản phẩm.
Số lượng doanh nghiệp Nhật phá sản thấp nhất trong 26 năm
Rõ ràng các chính sách kích thích kinh tế của Thủ tướng Nhật dù không giúp kinh tế tăng trưởng nhanh nhưng cũng đang tạo ra nhiều tác động tốt đến nền kinh tế...
Số lượng các vụ phá sản doanh nghiệp tại Nhật và tổng lượng nợ mà các công ty này không trả được rớt xuống mức thấp nhất tính từ năm 1990, theo báo cáo nghiên cứu mới nhất của tổ chức Tokyo Shoko Research được báo Nikkei trích đăng.
Cụ thể, theo Tokyo Shoko Research, trong nửa đầu năm 2016, số lượng các doanh nghiệp Nhật phá sản giảm 6,5% xuống 4.273 doanh nghiệp, trong khi đó, tổng giá trị các khoản nợ mà nhóm công ty này không trả được giảm 19,8% xuống khoảng 793 tỷ Yên.
Trước năm 2016, số lượng các doanh nghiệp Nhật phá sản đã giảm liên tiếp 6 năm. Nợ xấu của doanh nghiệp giảm không ngừng suốt 4 năm. Trong thống kê nợ doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu thuộc Tokyo Shoko Research chỉ tính đến các khoản nợ trị giá trên 10 triệu Yên.
Nguyên nhân chính khiến nợ xấu doanh nghiệp giảm là bởi đã có khá nhiều ngân hàng chấp nhận gia hạn trả nợ cho doanh nghiệp, ngoài ra, công việc kinh doanh của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cũng cải thiện mạnh.
Nếu tính theo ngành, trong bối cảnh giá năng lượng thế giới giảm, số lượng các doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải phá sản giảm 20,1% xuống 139. Số lượng các công ty trong lĩnh vực viễn thông phá sản cũng giảm 17% xuống 161.
Số lượng các vụ vỡ nợ doanh nghiệp với khoản nợ trên 1 tỷ Yên là 139, giảm 7 doanh nghiệp so với cùng kỳ và hiện ở mức thấp nhất trong 20 năm.
Chỉ riêng trong tháng 6/2016, số lượng doanh nghiệp phá sản giảm 7,4% xuống 763. Tổng giá trị các khoản nợ xấu của doanh nghiệp vỡ nợ trong tháng này giảm 14,7% xuống 108 tỷ Yên.
Tổ chức nghiên cứu này cảnh báo trong bối cảnh đồng Yên tăng giá mạnh, thị trường chứng khoán giảm điểm sau thông tin về Brexit, lợi nhuận của nhóm công ty xuất khẩu nhiều khả năng sẽ giảm sâu trong thời gian tới.
Thị trường việc làm Nhật hiện cũng đang phát đi nhiều tín hiệu tích cực. Thống kê vào cuối tháng 6/2016 cho thấy ở thời điểm tháng 5/2016, cứ mỗi một ứng viên nộp đơn xin việc làm thì có 1,19 việc làm đang chờ ứng viên đó. Điều đó có nghĩa là số lượng việc làm cao hơn cả số người đang tìm việc. Vào tháng 4/2016, tỷ lệ này là 1,17 việc làm/ứng viên.
Có thể thấy rõ ràng rằng chính sách kích thích tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ) đang tạo ra một thị trường việc làm có trạng thái tốt nhất trong 23 năm. Tỷ lệ thất nghiệp tại Nhật tháng 5/2016 giảm nhẹ xuống 3,32% từ mức 3,34% của tháng trước đó.
(
Tinkinhte
tổng hợp)