TP HCM tiếp tục phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu chính quyền địa phương
Chính phủ tiếp tục yêu cầu đẩy nhanh tái cơ cấu ngân hàng yếu kém
KOICA dự kiến giải ngân 3 triệu USD cho dự án đường sắt Việt - Lào
Khu kinh tế Nghi Sơn được mở rộng gấp 3 lần
Việt Nam trúng thầu bán 1 triệu tấn gạo cho Indonesia
Tin kinh tế đọc nhanh 07-10-2015
- Cập nhật : 07/10/2015
PVN đạt lợi nhuận 29.000 tỷ đồng trong 9 tháng 2015
Đó là thông tin được ông Nguyễn Hùng Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) cho hay tại buổi họp giao ban trực tuyến 9 tháng của Bộ Công Thương tổ chức ngày 5/10 tại Hà Nội và TP.HCM.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, trong tháng 9 năm 2015, sản lượng khai thác dầu thô cả nước ước đạt 13,9 triệu tấn, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2014; sản lượng khai thác khí ước đạt 7,8 tỷ m3, tăng 1,8% so với cùng kỳ. Sản lượng xăng dầu các loại ước đạt 5,1 triệu tấn, tăng 25,7% so với cùng kỳ năm 2014.
Dự báo sản lượng khai thác dầu thô năm 2015 là 17,58 triệu tấn, tăng 1,1% so với năm 2014; khai thác khí là 9,8 tỷ m3, giảm 4% ; xăng dầu các loại đạt 6,3 triệu tấn, tăng 10,4% so với năm 2014.
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Hùng Dũng, Phó Tổng Giám đốc PVN cho hay, giá dầu bình quân tháng 9 khoảng 48 USD/thùng, tổng sản lượng khai thác của PVN tính đến hết tháng 9 ước đạt 21,86 triệu tấn dầu qui đổi. Về sản lượng điện ước 9 tháng năm 2015 đạt 6,2 tỷ kWh; 1,2 triệu tấn phân đạm; xăng dầu các loại đạt 5,2 triệu tấn.
Theo ông Dũng, các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận đề ra của PVN bị ảnh hưởng do liên quan đến giá dầu. Tổng doanh thu của tập đoàn ước hết tháng 9 đạt 423.000 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 89.000 tỷ đồng, lợi nhuận 29.000 tỷ đồng.
Tính đến hết tháng 9, tập đoàn xuất khẩu 11,9 triệu tấn dầu thô nhưng doanh thu chỉ đạt 3,05 tỷ USD, so với 9 tháng 2014 tập đoàn xuất khẩu 6,8 triệu tấn, đạt 5,98 tỷ USD. Về giá trị xuất khẩu giảm theo ông Dũng do ảnh hưởng giá dầu thế giới giảm dẫn đến sản lượng xuất khẩu tăng nhưng giá trị xuất khẩu giảm.
Về hoạt động thăm dò, ông Dũng cho hay, từ đầu năm 2015, PVN đã triển khai khoan 22 giếng.
Về dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn hiện nay đạt 62,3% tiến độ và chậm 3,2% so với kế hoạch đề ra. Hiện đối tác chính trong quỹ liên doanh dự kiến rút khỏi. Điều này tác động xấu đến tình hình triển khai dự án, do vậy PVN sẽ tiếp tục đàm phán với các đối tác
Các dự án khí khác, ngày 28/9 vừa rồi, đã cắt băng khánh thành dự án khí Thái Bình và khánh thành nhiệt điện Vũng Áng, đây là dự án của PVN có tiến triển tốt.
"Có 2 dự án rất khó khăn là Vũng Áng, nhiệt điện Thái Bình do việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch khó khăn, nếu không phê duyệt sớm và giải ngân cho nhà thầu sẽ ảnh hưởng đến tiến độ dự án", ông Dũng cho hay.
Về công tác tái cấu trúc, PVN đang chỉ đạo PV Oil và PV Power thực hiện cổ phần hóa, dự kiến 2016 sẽ tiến hành cổ phần hóa 2 doanh nghiệp này.
Ghi nhận ý kiến của ông Nguyễn Hùng Dũng, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh cũng nhấn mạnh, giá dầu giảm đã tác động đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của PVN.
Về tình hình triển khai các dự án tồn tại khó khăn,Thứ trưởng Trần Tuấn Anh chỉ đạo Tổng cục Năng lượng có ý kiến chỉ đạo PVN theo tinh thần chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải.
9 tháng, kim ngạch xuất khẩu dầu thô giảm 37,4%, đạt 3,1 tỷ USD
Tại Hội nghị giao ban sản xuất-kinh doanh 9 tháng nă 2015 của Bộ Công Thương diễn ra sáng 5/10 tại Hà Nội, ông Nguyễn Tiến Vỵ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Công Thương cho biết , tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng ước đạt gần 120,7 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không kể dầu thô ước đạt hơn 82,2 tỷ USD, tăng 21,1%. Xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước đạt 35,5 tỷ USD , giảm 2,7% so với cùng kỳ năm 2014.
“Xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước giảm cho thấy sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước còn gặp nhiều khó khăn”, Theo ông Nguyễn Tiến Vỵ nói.
Trong các nhóm hàng xuất khẩu chính, xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến vẫn giữ vai trò quan trọng góp phần vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chung. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này tăng trưởng 19,2% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 78,7% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Trong khi đó, nhóm hàng nông sản, thủy sản và nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản gặp nhiều khó khăn, lần lượt giảm 9,9% và 45,5% so với cùng kỳ.
Cụ thể, nhóm hàng nông, lâm, thủy sản 9 tháng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 15,142 tỷ USD, chiếm 12,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, có những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh là cà phê giảm 31,6%; gạo giảm 14,3%; cao su giảm 11,6%.
Nguyên nhân sụt giảm xuất khẩu thủy sản và gạo, theo ông Nguyễn Tiến Vỵ là do nguồn cung của các nước xuất khẩu dồi dào, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, đặc biệt là từ Thái Lan và Ấn Độ. Ngoài ra, chính sách duy trì giá đồng nội tệ thấp để thúc đẩy xuất khẩu của nhiều quốc gia, dẫn đến hạn chế nhập khẩu, xu hướng bảo hộ hàng nông, lâm, thủy sản của các nước gia tăng...
Nhóm nhiên liệu và khoáng sản 9 tháng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 3,9 tỷ USD, chiếm gần 3,2% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, giảm 45,5% so với cùng kỳ.
Trong 4 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nhóm có dầu thô và xăng dầu có lượng xuất khẩu tăng nhẹ. Còn lại, các mặt hàng như than đá, quặng và khoáng sản khác lượng xuất khẩu đều giảm. Trong đó, xuất khẩu than đá giảm 77%.
Tuy nhiên, sản lượng dầu thô và xăng dầu tăng nhẹ xong giá xuất khẩu bình quân giảm mạnh do ảnh hưởng của giá dầu thế giới. Dẫn đến sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu dầu thô, ước đạt 7,2 triệu tấn, tương đương với gần 3,1 tỷ USD, tăng 4,7% về lượng nhưng giảm 47,4% về kim ngạch do giá giảm 49,8%.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh cho hay, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ ngành khác tăng cường hướng dẫn và cung cấp thông tin cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận thị trường mới.
Thứ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh các doanh nghiệp phải chú ý đến hàng rào kỹ thuật, chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm. Đặc biệt khi tham gia các hiệp định thương mại tự do, doanh nghiệp phải đảm bảo điều kiện cũng như quy trình sản xuất về chất lượng sản phẩm, môi trường, an toàn thực phẩm. Từ đó, nâng cao năng lực cạnh tranh và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.
Sản lượng thuốc lá tháng 9 tăng 10% so với cùng kỳ
Ước tính sản lượng thuốc lá tháng 9 năm 2015 đạt 454,9 triệu bao, tăng 10% so tháng 9 năm 2014. Tính chung 9 tháng qua, sản lượng thuốc lá ước đạt 3.810,8 triệu bao, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2014.
Bộ Công Thương cho biết, hoạt động sản xuất kinh doanh thuốc lá thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn từ việc chuyển đổi cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh, sự gia tăng mạnh mẽ của thuốc lá lậu.
Tuy vậy, Chỉ thị số 30 ngày 30/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về công tác tăng cường đấu tranh chống thuốc lá lậu được chú trọng triển khai, đã phần nào giảm tình trạng buôn bán thuốc lá nhập lậu.
Một mặt, thời gian qua, các doanh nghiệp trong ngành đã phối hợp tham gia tuyên truyền, đấu tranh chống thuốc lá lậu và chủ động kiến nghị những giải pháp để triển khai có hiệu quả Chỉ thị của Thủ tướng.
Trong thời gian tới, Bộ Công Thương cũng cho rằng, hoạt động phòng chống thuốc lá lậu cần tiếp tục được duy trì đẩy mạnh thực hiện đồng bộ. Đồng thời, các đơn vị cần quyết liệt trong thời gian tới để phát huy hiệu quả dài hạn trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng và tránh thất thu cho ngân sách.
Chính phủ Thái Lan kêu gọi ngừng trồng lúa trên cả nước
Việc Thái Lan thu hẹp diện tích trồng lúa vì hạn hán chắc chắn ảnh hưởng đến thị trường gạo thế giới.
Thiếu tướng Sansern Kaewkamnerd, Người phát ngôn Chính phủ Thái Lan nói: "Bà con nông dân, hãy trồng ngô thay vì trồng lúa. Đây là một lời kêu gọi của chính phủ và bà con có thể xem xét thực hiện theo."
Theo Tướng Sansern, năm nay lượng mưa ở Thái Lan thấp hơn bình thường nên việc canh tác lúa, vốn sử dụng nhiều nước, sẽ ảnh hưởng đến lượng nước của các con sông và các hoạt động sản xuất, sinh hoạt khác.
Mùa khô của Thái Lan dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng 11 và hiện nhiều khu vực của Thái Lan đang chịu nạn hạn hán nghiêm trọng dù vẫn còn trong mùa mưa.
Sản lượng bia của Sabeco và Habeco tăng mạnh
Tính chung 9 tháng đầu năm, sản lượng bia các loại đạt 2.441,5 triệu lít, tăng 5,9% so với cùng kỳ.
Trong đó, sản lượng bia của Tổng Công ty Bia - Rượu - NGK Hà Nội (Habeco) ước đạt 64,4 triệu lít, giảm 4% so với cùng kỳ năm 2014. Tổng Công ty Bia - Rượu - NGK Sài Gòn (Sabeco) ước đạt 115,6 triệu lít, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 9 tháng đầu năm, sản lượng bia các loại đạt 2.441,5 triệu lít, tăng 5,9% so với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng bia của Habeco ước đạt 538,8 triệu lít, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2014. Sản lượng bia của Sabeco ước đạt 1.093,9 triệu lít, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm trước.
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, trong 9 tháng qua, hoạt động sản xuất của ngành bia, rượu, nước giải khát chưa có biến động lớn. Tuy nhiên, tình trạng cạnh tranh trong ngành tiếp tục diễn ra ra gắt.