Doanh nghiệp tư nhân Việt muốn sản xuất phụ tùng máy bay cho Airbus
Thị trường tài chính toàn cầu đứng trước cuộc khủng hoảng mới
Doanh nghiệp cần được 'cởi trói' để đón TPP
90% tổng thầu các công trình lớn rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc
Nguy cơ chiến tranh tiền tệ
Tin kinh tế đọc nhanh tối 09-01-2016
- Cập nhật : 09/01/2016
BID Việt Nam sẽ đầu tư 1.600 tỷ đồng vào Thái Bình
Vào ngày 6/1/2016, ban lãnh đạo Công ty CP Xây dựng và Phát triển Hạ tầng Đô thị - BID Việt Nam đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Thái Bình về đề xuất triển khai đầu tư các dự án nhà ở của công ty tại thành phố.
Tại buổi làm việc, ông Trần Văn Mạnh - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc BID Việt Nam đã đánh giá cao tiềm năng phát triển của tỉnh, đồng thời bày tỏ nguyện vọng được đầu tư vào các dự án cải tạo và xây dựng lại các khu tập thể cũ đã xuống cấp nghiêm trọng tại thành phố Thái Bình."Theo kế hoạch, trong 2 năm tới, chúng tôi sẽ đầu tư khoảng 1.600 tỷ đồng vào việc chỉnh trang, xây dựng lại hai khu tập thể cũ tại trung tâm thành phố Thái Bình. Các dự án này được kỳ vọng sẽ tạo ra điểm nhấn cho kiến trúc cảnh quan khu vực, góp phần đem lại diện mạo cảnh quan mới cho bộ mặt thành phố", ông Mạnh chia sẻ.
Đại diện UBND tỉnh Thái Bình cho biết đang phối hợp với Công ty tư vấn Nikken Sekkei (Nhật Bản) lập và điều chỉnh quy hoạch phát triển nhằm đưa Thái Bình trở thành đô thị loại một. Do vậy, định hướng đầu tư của BID Việt Nam rất phù hợp với chủ trương này của thành phố. Tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp để dự án sớm được triển khai.
BID Việt Nam là doanh nghiệp chuyên về xây dựng dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, đầu tư phát triển nhà và kinh doanh bất động sản. Công ty đã tham gia liên kết, hợp tác đầu tư với các đối tác trong và ngoài nước triển khai nhiều dự án. Điển hình là chung cư CT Number 1 tại khu đô thị mới Vân Canh, Hoài Đức, tòa nhà hỗn hợp AZ Sky tại quận Hoàng Mai, chung cư The Garden Hill, tòa nhà BID Tower tại quận Thanh Xuân, các tổ hợp chung cư dành cho cán bộ ngành giáo dục đào tạo TP HCM ở quận 9, huyện Bình Chánh, huyện Nhà Bè… Công ty cũng đang có kế hoạch triển khai các dự án nhà ở giá rẻ tại tỉnh Thái Bình. Mục tiêu của BID là trở thành nhà phát triển bất động sản lớn nhất Việt Nam ở phân khúc nhà giá rẻ.
Phú Quốc gặp gỡ các nhà đầu tư
Trong hai ngày 15 và 16-1 tại Phú Quốc (Kiên Giang), Hiệp hội Bất động sản du lịch VN sẽ tổ chức Diễn đàn các nhà đầu tư và kinh doanh tại Phú Quốc (Phu Quoc Meeting 2016).
Theo ban tổ chức, diễn đàn sẽ nhìn lại những thành tựu sau 10 năm thực hiện “Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020”, đồng thời là dịp để giới đầu tư trong và ngoài nước giao lưu, đối thoại trực tiếp với lãnh đạo địa phương cũng như giới chuyên gia tư vấn.
Theo ông Thân Thành Vũ - chủ tịch Công ty CP xúc tiến thương mại và đầu tư Sao Khuê, đơn vị sáng lập và tài trợ chính của Phu Quoc Meeting, sẽ có hơn 210 chủ dự án, hàng trăm nhà đầu tư trong nước và quốc tế cùng các tổ chức tài chính tham gia sự kiện này.
“Họ sẽ được cập nhật các thông tin chính thức về tình hình phát triển và tiếp cận các nghiên cứu chuyên sâu về Phú Quốc và có thể tìm kiếm cơ hội kết nối làm ăn ngay tại diễn đàn” - ông Vũ cho biết.
ADB tài trợ 27 tỷ USD cho châu Á
Trong đó, các khoản vay và viện trợ không hoàn lại cho khu vực nhà nước (Chính phủ) và ngoài nhà nước (chủ yếu là khu vực tư nhân) của ADB đạt kỷ lục 16,6 tỷ USD - tăng 23% so với năm 2014. Hỗ trợ kỹ thuật đạt 144 triệu USD, vốn đồng tài trợ cũng tăng 13% lên mức cao nhất từ trước tới nay là 10,43 tỷ USD trong năm 2015.Con số phê duyệt cho khu vực ngoài nhà nước có bước tiến lớn, từ 1,92 tỷ USD năm 2014 lên 2,63 tỷ USD và phân bổ nhiều hơn cho các quốc gia nghèo. Nhằm thúc đẩy các giao dịch nhỏ cho khu vực ngoài nhà nước, ADB áp dụng quy trình phê duyệt nhanh, đồng thời mở rộng cho vay bằng đồng nội tệ đối với khu vực tư nhân và tăng cường phát hành trái phiếu bằng đồng nội tệ.
Bên cạnh đó, tổng vốn giải ngân các khoản vay và viện trợ không hoàn lại của ADB đạt mức 12,3 tỷ USD trong năm 2015, tăng 21% so với năm ngoái.
Ông Takehiko Nakao - Chủ tịch ADB nhận định thành tích kỷ lục trong năm ngoái đã phản ánh nhu cầu mạnh mẽ và đang gia tăng của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng và xóa đói giảm nghèo.
Để đáp ứng nhu cầu nguồn vốn, Ban thống đốc Ngân hàng Phát triển châu Á đã nhất trí hợp nhất bảng cân đối nguồn vốn vay ưu đãi từ Quỹ Phát triển châu Á của ADB và nguồn vốn vay thông thường theo thị trường. Với cải cách này, năng lực tài chính của ADB (tổng số phê duyệt các khoản vay và viện trợ không hoàn lại) sẽ tăng vọt lên 20 tỷ USD vào năm 2020.
ADB có trụ sở chính tại Manila - Philippines, hoạt động với sứ mệnh giảm nghèo ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thông qua tăng trưởng kinh tế đồng đều, tăng trưởng bền vững với môi trường và hội nhập khu vực. Được thành lập năm 1966, ADB thuộc sở hữu của 67 thành viên, trong đó có 48 thành viên trong khu vực.
Tại Việt Nam, kể từ khi các hoạt động hỗ trợ được khôi phục vào năm 1993, tổng giá trị hỗ trợ của ADB đạt 13,9 tỷ USD tính đến 31/12/2014. Các lĩnh vực chiếm tỷ trong lớn nhất là giao thông, thông tin liên lạc, năng lượng, nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên. Tổng giá trị giải ngân lũy kế tại Việt Nam cũng đạt 7,9 tỷ USD tính đến cuối năm ngoái.
Vốn hóa sàn chứng khoán TP HCM tăng hơn 16% năm 2015
Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE) vừa báo cáo diễn biến thị trường trong năm cũ và định hướng cho năm mới. Theo đó, năm 2015 chỉ số Vn-Index gặp phải nhiều lần trồi sụt, có lúc giảm hơn 20% nhưng chốt quý IV/2015 giá trị vốn hóa thị trường vẫn tăng trưởng tốt, vươn lên mốc 1,15 triệu tỷ đồng, tăng 12,7% so với quý đầu tiên của năm và tăng 16,4% so với năm 2014. Đây cũng là lần đầu tiên trong vòng 3 năm qua, giá trị vốn hóa thị trường duy trì ở mức cao và ổn định trên một triệu tỷ đồng suốt 4 quý liền.Tổng khối lượng giao dịch tại HOSE cũng đã tăng tịnh tiến theo từng quý. Nếu quý I sàn mua bán 5.587 tỷ chứng khoán thì đến quý IV đã vươn lên 7.984 tỷ đơn vị, tăng 1,42 lần so với đầu năm. Giá trị giao dịch quý I chỉ đạt 97.000 tỷ đồng nhưng đến quý IV đã vọt lên 140.000 tỷ đồng.
Dù chứng khoán khép lại năm 2015 khá buồn tẻ nhưng giá trị vốn hóa thị trường sàn TP HCM vẫn tăng đều, cán mốc 1,15 triệu tỷ đồng. Ảnh: PV
Theo Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM, suốt năm qua, diễn biến thị trường chịu tác động khá lớn từ bất ổn kinh tế toàn cầu, đặc biệt là việc Trung Quốc liên tục phá giá đồng Nhân dân tệ và giá dầu sụt giảm sâu. Có nhiều giai đoạn nhà đầu tư nước ngoài xả hàng mạnh nhưng nhìn chung giá trị giao dịch của khối ngoại trong cả năm khá cân bằng giữa hai chiều mua vào và bán ra, mức chênh lệch không đáng kể.
Phó tổng giám đốc thường trực Sở Giao dịch TP HCM, Lê Hải Trà cho biết thêm, năm 2015 có nhiều đoàn nhà đầu tư là các tổ chức quốc tế liên hệ và bày tỏ sự quan tâm đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Cá biệt có các nhà đầu tư cá nhân đến từ Thái Lan, một đoàn khoảng 50 người đã tiếp cận để nắm thông tin về nhiều khía cạnh của nền kinh tế, trong đó có thị trường chứng khoán. "Nhìn chung các tổ chức và cá nhân nước ngoài đều đánh giá Việt Nam là thị trường không thể bỏ qua", ông Trà cho hay.
Lãnh đạo HOSE nhận định, việc nới room cho nhà đầu tư nước ngoài tuy đã có Nghị định 60 nhưng vẫn gặp phải không ít chướng ngại. Quan điểm của Sở là nên có hướng mở cho phép các tổ chức quốc tế được sở hữu cổ phiếu hạn chế quyền biểu quyết. Chẳng hạn như quỹ ETF chỉ lưu tâm đến quyền lợi kinh tế trực tiếp mà không quan tâm nhiều đến quyền biểu quyết đối với doanh nghiệp.
"Nhà đầu tư quốc tế từng có trải nghiệm về loại cổ phiếu hạn chế quyền biểu quyết tại các thị trường Malaysia, Thái Lan và Nhật Bản chắc chắn sẽ sốt ruột chờ đợi cơ chế này tại thị trường Việt Nam", ông nói.
Chưa đầy một tuần, chứng khoán toàn cầu mất hơn 2.000 tỉ USD
Thị trường chứng khoán thế giới đã có một khởi đầu khó khăn trong năm 2016 khi mất hơn 2.000 tỉ USD giá trị thị trường trong tuần giao dịch đầu tiên.