Dòng vốn lại tháo chạy khỏi Trung Quốc
Xuất khẩu giảm sút, Hàn Quốc thúc đẩy tiêu dùng nội địa
Sẽ có làn sóng ‘ngoại’ đổ vào lĩnh vực logistics
Bịt ‘lỗ hổng’ cho vay tiêu dùng: Cần sớm có khung pháp lý riêng
BIDV đón đầu xu hướng đầu tư từ Đài Bắc
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 07-12-2015
- Cập nhật : 07/12/2015
Ngân hàng Đài Loan tìm cơ hội mở rộng đầu tư tại Việt Nam
Xuất khẩu cá ngừ sang Ai Cập liên tục tăng
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 2 năm trở lại đây, trước sự sụt giảm nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường cá ngừ lớn và cạnh tranh giữa các thị trường ngày càng tăng, thì Trung Đông, đặc biệt là Ai Cập, trở thành điểm đến mới cho các nước xuất khẩu cá ngừ.
VASEP cho biết, năm 2014 trong khi nhập khẩu cá ngừ của 20 thị trường lớn nhất thế giới hầu hết đều giảm, nhập khẩu cá ngừ của Ai Cập lại tăng. Tổng giá trị nhập khẩu các sản phẩm cá ngừ của nước này trong năm 2014 đạt hơn 52.246 tấn, tương đương hơn 163 triệu USD, tăng 31% về khối lượng và 9% về giá trị so với năm 2013.
Theo số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), hiện Ai Cập đang nhập khẩu các sản phẩm cá ngừ từ 17 nước trên thế giới, trong đó, đứng đầu là Thái Lan, Indonesia và Việt Nam. Ai Cập nhập khẩu chủ yếu các sản phẩm cá ngừ đóng hộp, chiếm hơn 99% tổng giá trị nhập khẩu cá ngừ của nước này.
Trong 5 năm trở lại đây, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Ai Cập tăng liên tục. Năm 2014, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang đây đạt gần 2,5 triệu USD, tăng gần 63% so với năm 2013. Việt Nam cũng chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm cá ngừ đóng hộp sang đây. Tuy nhiên, do giá cá ngừ đóng hộp năm 2015 thấp hơn năm trước nên giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang đây trong 9 tháng đầu năm nay đang thấp hơn so với cùng kỳ.
Hiện các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam chủ yếu cạnh tranh với các sản phẩm đến từ Thái Lan và Indonesia. Năm 2014, xuất khẩu cá ngừ của Thái Lan, Indonesia và Việt Nam đều tăng, trong đó Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao nhất lên tới 136% so với năm 2013. Trong khi đó, Thái Lan và Indonesia chỉ tăng có 10% và 8%.
Theo đáng giá của VASEP, nhìn chung, so với các thị trường lớn như EU, Mỹ và Nhật Bản, yêu cầu đối với các sản phẩm cá ngừ chế biến của Ai Cập không phức tạp. Người tiêu dùng Ai Cập ưa chuộng sử dụng các sản phẩm đơn giản. Hơn nữa, với những bất lợi về thuế quan tại thị trường châu Âu, việc chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường mới như Ai Cập có thể xem là một hướng đi mới đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp.
Chủ tịch ngân hàng Trung Quốc từ chức sau bê bối tham nhũng
Zhang Yun, chủ tịch ngân hàng lớn thứ tư tại Trung Quốc đã thôi chức “vì lý do cá nhân”, sau những tin đồn xung quanh vụ điều tra tham nhũng nhằm vào ông, theo AP ngày 5.12.
Thông báo đưa ra vào ngày 5.12 không nói về chi tiết trong quyết định thôi chức của Zhang Yun tại Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, nhưng nó rất có thể liên quan tới vụ cáo buộc tham nhũng vốn dẫn tới việc bắt giữ ông này hồi 3.11.
Tuần san thông tin tài chính uy tín Caixin nói rằng ông Zhang bị giáng chức và chịu tù treo hai năm hồi tháng 10 qua. Đây là kết quả từ hàng loạt trường hợp điều tra do cơ quan giám sát chống tham nhũng của đảng Cộng sản Trung Quốc tiến hành. Ngoài ra, báo cáo cũng cho biết chi nhánh ở thành phố Thâm Quyến của Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc cũng bị điều tra tham nhũng trước đó.
Ông Zhang năm nay 56 tuổi, đã làm việc trong Ngân hàng Nông nghiệp từ năm 1985 và bắt đầu giữ chức chủ tịch từ năm 2009.
Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được thành lập ở nước này năm 1951.
Một thông báo đưa ra hôm 4.12 trên website của Thị trường Chứng khoán Hồng Kông cho biết việc từ chức của ông Zhang có hiệu lực tức thì và không có vấn đề gì liên quan đến vụ việc của ông ấy mà “các cổ đông và chủ nợ của ngân hàng nên biết đến”..
Do kinh tế đang tăng trưởng chậm đi, lợi nhuận của 4 ngân hàng quốc doanh lớn nhất Trung Quốc đã tụt giảm mạnh trong 3 quý đầu của năm nay, trong đó Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc chỉ tăng trưởng 0,57%..
OPEC quyết không giảm sản lượng dầu
Thị trường smartphone toàn cầu sụt giảm
Theo PhoneArena, dữ liệu từ IDC chỉ ra rằng tổng doanh số smartphone toàn cầu trong năm 2015 đạt mức 1,43 tỉ thiết bị đã được bán ra. Điều này tạo ra một thách thức lớn cho mục tiêu đạt mốc 2 tỉ smartphone bán ra trên toàn cầu được đưa ra.
Doanh số smartphone tại các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia đã thúc đẩy tăng trưởng trong những năm gần đây, tuy nhiên thị trường Trung Quốc hiện trong giai đoạn bão hòa. Cụ thể, thị trường Trung Quốc đã chuyển từ nơi có nhiều người mua smartphone lần đầu sang nơi mà hầu hết người tiêu dùng đang thay thế smartphone. Dự báo tăng trưởng smartphone ở Trung Quốc chỉ ở mức thấp trong năm nay.
Bây giờ ngành công nghiệp smartphone đang phải va chạm với những rào cản tại các thị trường kém phát triển với nhiều người mù chữ hay nghèo đói tại các quốc gia châu Phi. Các công ty như Xiaomi hay Micromax đều nhắm mục tiêu vào thị trường này với các sản phẩm smartphone giá rẻ.
Tuy nhiên, người tiêu dùng ở các quốc gia đang phát triển có thể thay thế smartphone của họ thường xuyên hơn so với các nước giàu có hơn, đây là xu hướng có thể giúp thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh số bán smartphone.
Giám đốc chương trình khảo sát của IDC là Ryan Reith cho biết rằng, các smartphone với giá 100 USD chỉ đơn giản không còn thực sự tốt sau 2 năm sử dụng. Mức tăng trưởng doanh số smartphone trong năm nay dự kiến phát triển nhanh nhất tại các quốc gia vùng Trung Đông và châu Phi, với mức tăng khoảng 50%.
Bên cạnh đó, doanh số smartphone cũng không thể sụt giảm một cách nhanh chóng, điều này nhờ các chương trình như lễ hội mua sắm Black Friday diễn ra vào cuối tuần qua tại Mỹ, nơi doanh số iPhone 6S tăng 36% so với 4 ngày cuối tuần trước đó, theo dữ liệu từ công ty phân tích ứng dụng Localytics. Doanh số Galaxy S6 của Samsung cũng tăng 68% so với cuối tuần trước đó.