IMF: Anh rời châu Âu khiến cả thế giới lo ngại
Hơn 1 triệu USD xây dựng chiến lược ngành công nghiệp Việt Nam
Brazil chuộng cá tra Việt Nam
Hàng chục doanh nghiệp bị xử phạt do kinh doanh vàng 'non'
Người Mỹ chi 14,3 tỷ USD sắm quà Ngày của Cha
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 06-12-2015
- Cập nhật : 06/12/2015
70 người Việt đứng tên mua 137 lô đất cho người Trung Quốc
Riêng trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, trong năm nay đã có tới 109.879 lượt người nước ngoài, trong đó có tới 59.175 người Trung Quốc đến lưu trú, tạm trú. Ngoài ra, hiện có Khoảng 350 lao động Trung Quốc đang làm việc ở 10 dự án ven biển Đà Nẵng.
Theo ông Bằng, năm 2015, quận Ngũ Hành Sơn đã xử lý 11 vụ việc liên quan tới người nước ngoài vi phạm an ninh trật tự, trong đó có một số vụ liên quan đến tai nạn, lừa đảo, có vụ số tiền lừa đảo lên đến 20.000 USD.
Theo ông Bằng, lo ngại nhất hiện nay là người Trung Quốc dùng tiền để dụ dỗ người Việt "giúp" mua đất ven biển làm nhà ở và kinh doanh. Đợt rà soát vừa qua, quận Ngũ Hành Sơn phát hiện có hơn 70 người Việt đứng tên mua 137 lô đất cho người Trung Quốc.
Được biết tại hội nghị Thành ủy Đà Nẵng, ông Nguyễn Xuân Anh (Bí thư Thành ủy Đà Nẵng) đã chỉ đạo các sở ngành, quận, huyện và đặc biệt là công an TP phải tăng cường quản lý ở một số khu vực nhạy cảm, có yếu tố nước ngoài bởi có dấu hiệu việc quản lý người nước ngoài trên địa bàn TP đang bị buông lỏng.
Trước đó, Pháp Luật TP.HCM đã có nhiều bài viết liên quan đến việc người Trung Quốc núp bóng người Việt để thu mua gom đất ven biển. Đặc biệt, khu vực trên rất nhạy cảm khi nằm gần sân bay quân sự Nước Mặn, cộng thêm mới đây TP Đà Nẵng có ý kiến về việc cho "nhập khẩu" 300 lao động Trung Quốcvào TP làm việc.
Chính phủ chỉ đạo tăng cường kiểm tra, xử lý gian lận, trốn thuế
Chính phủ cũng giao Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công an chỉ đạo lực lượng chức năng đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý, chống gian lận, trốn thuế; kiểm soát chi chặt chẽ, tiết kiệm, bảo đảm cân đối ngân sách nhà nước năm 2015.
Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường, chủ động điều hành hiệu quả chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, bảo đảm ổn định thị trường tiền tệ, tỉ giá và thanh khoản của nền kinh tế, nhất là dịp cuối năm.
Giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tăng cường thực hiện các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng chủ lực; mở rộng thị trường, tập trung khai thác lợi thế xuất khẩu thông qua các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia. Chuẩn bị kế hoạch cung ứng đầy đủ nguồn hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân vào dịp cuối năm và tết Nguyên đán. Tích cực triển khai công tác chuẩn bị thực thi các Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhất là việc rà soát, điều chỉnh luật pháp, chính sách, cải cách thủ tục hành chính.
Đặc biệt, Chính phủ giao Bộ Công an tăng cường công tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhất là dịp cuối năm. Thực hiện quyết liệt các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
Vốn đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam đang tăng chất
Hàn Quốc hiện có gần 600 dự án đầu tư tại VN với tổng số vốn là 6,3 tỉ USD, chiếm 31,6% tổng vốn đầu tư tại VN...
Tại hội thảo song phương giữa các nhà tín dụng - doanh nghiệp VN và Hàn Quốc, do Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM tổ chức chiều 4-12, ông Kim Soo Ho, tham tán kinh tế - tín dụng Tổng lãnh sự Hàn Quốc tại TP.HCM, cho biết đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp Hàn Quốc tại VN.
Theo đó, các nhà đầu tư Hàn Quốc không còn rót vốn mạnh vào lĩnh vực sản xuất gia công và chế tạo nữa mà đang tập trung vào lĩnh vực xây dựng, khoa học kỹ thuật. Điều đó cho thấy đầu tư Hàn Quốc ở VN đang tăng về chất, không còn tận dụng yếu tố nhân công giá rẻ của VN như trước đây.
Cũng theo ông Kim Soo Ho, Hàn Quốc hiện có gần 600 dự án đầu tư tại VN với tổng số vốn là 6,3 tỉ USD, chiếm 31,6% tổng vốn đầu tư tại VN, đồng thời dự báo VN sẽ sớm trở thành quốc gia đứng đầu châu Á về thu hút vốn đầu tư Hàn Quốc.
Bộ Công an thông báo kết quả điều tra vụ án Phạm Công Danh
Tin từ Bộ Công an, thực hiện chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng về việc sớm kết thúc điều tra vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm, ngày 20-11-2015, Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C46) đã có Bản kết luận điều tra số 85/C46(P10).
Theo đó, liên quan đến vụ án này, cơ quan điều tra đã khởi tố 50 bị can về ba tội danh: “Cố ý làm trái…” Điều 165 BLHS; tội “Vi phạm quy định về cho vay…” Điều 179 BLHS và “Thiếu trách nhiệm…” Điều 285 BLHS.
Trong đó, 14 bị can bị khởi tố về hai tội danh (“Cố ý làm trái…” Điều 165 BLHS và tội “Vi phạm quy định về cho vay…” Điều 179 BLHS); 33 bị can bị khởi tố về tội “Vi phạm quy định về cho vay…” Điều 179 BLHS; 27 bị can về tội “Cố ý làm trái…” Điều 165 BLHS; khởi tố bốn bị can về tội “ Thiếu trách nhiệm…” Điều 285 BLHS.
Liên quan đến vụ đại án này, vào ngày 5-3-2015, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phát đi thông điệp quyết định mua toàn bộ cổ phần và chuyển đổi Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Xây dựng Việt Nam (VNCB) thành Ngân hàng thương mại TNHH một thành viên (TNHH MTV) Xây dựng Việt Nam. Giá mua lại Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam là 0 đồng/cổ phần.
Trước đó, ngày 29-7-2014, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã công bố quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam bị can đối với các ông: Phạm Công Danh, sinh ngày 10-10-1965, tại Quảng Ngãi, chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh; Phan Thành Mai, sinh ngày 20-6-1971 tại Nghệ An, nguyên thành viên HĐQT, tổng giám đốc và Mai Hữu Khương, sinh năm 1983, tại TP.HCM, nguyên thành viên HĐQT, phụ trách Tài chính.
Trong đó, ông Danh và ông Mai cũng đồng thời là chủ tịch và tổng giám đốc VNCB. Riêng ông Phan Thành Mai từng đảm nhận chức vụ tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, phó tổng giám đốc của Ngân hàng Đại Tín (TrustBank).
Thời điểm bị bắt, các bị can này bị khởi tố về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 BLHS xảy ra tại Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh.
Nợ xấu trong hệ thống tín dụng vẫn ở mức rủi ro
Đó là phát biểu của Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh tại Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam - VDPF 2015 với chủ đề “Hướng tới cạnh tranh, tăng trưởng toàn diện và bền vững” diễn ra hôm nay 5-12.
Theo Bộ Trưởng Bùi Quang Vinh, năm 2015 là năm Việt Nam chủ động đẩy mạnh hội nhập quốc tế với việc tham gia Cộng đồng ASEAN, ký các hiệp định thương mại tự do quan trọng. Đây sẽ là các yếu tố tác động nhiều mặt đến phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam trong thời gian tới với những cơ hội và thách thức đan xen. Bộ trưởng đề nghị các đối tác, đại biểu góp ý thảo luận những mục tiêu, giải pháp cho giai đoạn tới để bổ sung, cập nhật vào chiến lược, kế hoạch năm năm tới.
Bộ trưởng Vinh cũng chỉ ra những hạn chế của Việt Nam là chất lượng tăng trưởng thấp, tăng trưởng dựa vào vốn và lao động còn lớn. Năng xuất lao động có tăng nhưng còn thấp, đây là một trong những vấn đề lớn của nền kinh tế Việt Nam khi hội nhập cạnh tranh. Tái cơ cấu nền kinh tế với ba bước đột phá chiến lược cũng mới chỉ đạt được những kết quả bước đầu. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn hạn chế, tỉ lệ nợ xấu trong hệ thông tín dụng mặc dù đã giảm nhưng vẫn ở mức rủi ro.
Giám đốc WB tại Việt Nam Victoria Kwakwa cho rằng Việt Nam đã đạt được thành công năm năm đầu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội năm năm 2011-2020. Tuy nhiên theo bà Kwakwa, Việt Nam cần năng suất lao động, vấn đề môi trường và tăng trưởng, giảm nghèo và phúc lợi xã hội, năng lực và trách nhiệm giải trình của Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ.
Cũng theo bà Kwakwa, Việt Nam cần tăng cường huy động hơn nữa nguồn thu nội địa, tiết kiệm chi tiêu sẽ là yếu tố quan trọng giúp hoàn thành các mục tiêu phát triển mà không chịu rủi ro mất bền vững nợ. Bà Kwakwa cũng đề nghị Việt Nam cần sử dụng nguồn vốn ODA hiệu quả hơn nhằm thu hút vốn đầu tư từ khu vực tư nhân.