tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 31-07-2017

  • Cập nhật : 31/07/2017

Huawei ôm mộng thống trị thế giới

Hãng công nghệ Trung Quốc tham vọng vượt qua Samsung, Apple để trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh số một thế giới trong thời gian tới.

Huawei đã vươn lên vị trí hàng đầu tại Trung Quốc và hiện muốn đánh bại Apple và Samsung trên toàn cầu bằng chiến lược bán điện thoại cho các khách hàng giàu có hơn."Chúng tôi đã tập trung nhiều hơn vào các nước phát triển, thay vì các nước đang phát triển. Vì đó là những nền kinh tế mạnh hơn và sức mua tiêu dùng cao hơn", CEO Richard Yu chia sẻ với CNBC và cho rằng Huawei là một công ty công nghệ tốt nên tự tin có thể mang tới nhiều giá trị hơn cho những khách hàng quan tâm nhiều đến thiết kế và trải nghiệm.

richard yu tham vong dua huawei chiem linh thi truong smartphone the gioi.

Richard Yu tham vọng đưa Huawei chiếm lĩnh thị trường smartphone thế giới.

Huawei đã gây dựng được tên tuổi tại Trung Quốc. Hãng công nghệ này đang khao khát phát triển thành một thương hiệu toàn cầu. Hiện tại, Huawei là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ ba thế giới, chiếm khoảng 10% thị phần.

Tuy nhiên, công ty ngày càng khó kiếm được thêm lợi nhuận khi vẫn đứng sau Samsung với 22% thị phần và Apple với 15% thị phần trong năm ngoái, theo hãng nghiên cứu Canalys.

Giới chuyên gia đánh giá, Huawei hoạt động kém tại Indonesia, Ấn Độ và chưa nắm bắt được thị trường Mỹ.

"Mỹ là thị trường cần phải chiếm lĩnh. Chỉ khi gây được tiếng vang tại đây, Huawei mới có cơ hội giành lấy vị trí số một trên thị trường điện thoại thông minh toàn cầu", Mo Jia - nhà phân tích tại Canalys nhận định.

Hôm thứ Năm, Huawei đã công bố doanh số trong 6 tháng đầu năm nay, tăng 36,2% lên 105,4 tỷ NDT (15,6 tỷ USD) với 73 triệu chiếc điện thoại được xuất xưởng. Từ nay đến cuối năm, hãng đặt mục tiêu đẩy nhanh tốc độ nhằm đạt doanh số 140-150 triệu điện thoại, chỉ cao hơn một ít so với 139 triệu điện thoại được Huawei bán ra trong năm ngoái.

Yu tham vọng đạt doanh thu 100 tỷ USD vào năm 2020. Để đạt được mục tiêu, Huawei vẫn sẽ phải dành ưu tiên cho các khách hàng cao cấp hơn tại châu Âu và Nhật - những thị trường mà hãng đã tăng trưởng 18% trong 6 tháng đầu năm nay, dẫn đầu là Italy.

"Rome không được xây dựng trong một ngày, bạn cần làm mọi thứ từng bước từng bước. Và Mỹ sẽ là bước tiếp theo của chúng tôi. Họ cần một sản phẩm tốt hơn, cách tân hơn từ các nhà sản xuất tốt hơn", Yu chia sẻ.

Vị CEO này không tiết lộ kế hoạch phát triển tại Mỹ nhưng cho biết không thể đi một mình khi công nghệ thay đổi chóng mặt. "Bạn không thể tự làm mọi thứ, bạn cần có các đối tác", Yu chia sẻ thêm.

Huawei đã bắt tay với một loạt doanh nghiệp, trong đó Leica. Mối quan hệ này cho phép hãng sử dụng công nghệ máy ảnh kép. Đồng thời, nhà sản xuất Trung Quốc sẽ tiếp tục xây dưng hàng chục nghìn cửa hàng, dự kiến chạm mốc 56.000 cửa hàng vào cuối năm nay.

Yu tiết lộ Huawei sẽ giới thiệu bộ xử lý trí tuệ nhân tạo trên điện thoại thông minh đầu tiên trên thế giới trước cuối năm nay, cùng với thời điểm Apple ra mắt iPhone 8.

Theo Yu, chiến lược của Huawei là mang lại cuộc sống thông minh cho khách hàng. Ông nhấn mạnh: "Huawei có thể luôn luôn giúp bạn có một cuộc sống thông minh liền mạch".

Ngoài ra, Yu cũng tỏ ra khó chịu với các đối thủ trong nước sản xuất điện thoại giá thấp, gây dựng tên tuổi bằng quảng cáo như Oppo và Vivo. Vị CEO này cho rằng việc chi tiền cho marketing không phải là cách để vượt qua người khác. Công nghệ của Huawei đã phát triển xa hơn nhiều.(Vnexpress)
---------------------

Sabeco thu hơn 75 tỷ đồng mỗi ngày từ bán bia

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2017 vừa được công bố, Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, mã CK: SAB) ghi nhận 8.306 tỷ đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Luỹ kế doanh thu từ đầu năm đến nay đạt 15.786 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, doanh thu bán bia đạt 13.692 tỷ đồng, tăng hơn 700 tỷ đồng so với năm ngoái. Ước tính bình quân mỗi ngày công ty thu khoảng 75,6 tỷ từ mặt hàng này.

Bên cạnh đó, Sabeco còn ghi nhận doanh thu từ một số sản phẩm khác như nước giải khác, rượu, cồn… nhưng tỷ lệ đóng góp không đáng kể. Tổng doanh thu các mặt hàng này chỉ khoảng 227 tỷ đồng.

Theo lý giải của ban lãnh đạo công ty, tình hình kinh doanh nửa đầu năm nay diễn biến tích cực nhờ sản lượng tiêu thụ tăng mạnh do thay đổi cơ cấu sản phẩm và điều chỉnh tăng giá bán. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của việc tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt nên lợi nhuận sau thuế quý II sụt giảm 13% so với năm ngoái, đạt mức 1.237 tỷ đồng và nâng luỹ kế tính đến thời điểm kết thúc kỳ báo cáo lên mức 2.425 tỷ đồng.Trong giai đoạn cuối năm, lợi nhuận của công ty có thể bị ảnh hưởng bởi đề án quy định dán tem đối với tất cả sản phẩm bia nếu được áp dụng sẽ khiến chi phí sản xuất tăng thêm khoảng 200 đồng mỗi lon.

doanh thu ban bia cua sabeco giai doan nua dau nam 2017 tang 5,5% so voi cung ky.

Doanh thu bán bia của Sabeco giai đoạn nửa đầu năm 2017 tăng 5,5% so với cùng kỳ.

Dự báo của Công ty cổ phần Chứng khoán TP HCM (HSC) cho thấy, thị phần nội địa của Sabeco trong năm nay nhích nhẹ lên 43,5%. Dù vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt với các hãng bia ngoại ở dòng sản phẩm cao cấp, nhưng thương hiệu Saigon Special cũng chiếm đến 28% thị phần và đang có xu hướng giành lấy thị trường truyền thống của “người anh em” Habeco.

Công ty ước tính sản lượng tiêu thụ bia các loại năm nay đạt 1.703 triệu lít, tăng 3% so với năm ngoái. Riêng các sản phẩm mang thương hiệu Bia Sài Gòn ước đạt 1.664 triệu lít, tương đương khoảng 4,5 triệu lít mỗi ngày. Trong kế hoạch ngắn hạn, công ty sẽ đưa ra thị trường một số sản phẩm mới nhằm đa dạng phân khúc và thay thế các dòng đã bão hoà, không còn phù hợp với thị hiếu tiêu dùng.

Hiện, tổng nợ phải của Sabeco là 5.331 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn chiếm đến 97%. So với thời điểm đầu năm, khoản nợ của công ty giảm hơn 1.400 tỷ đồng nhờ xử lý phần lớn các khoản phải trả người bán, người mua trả tiền trước, quỹ khen thưởng và phúc lợi…

Hoạt động tài chính của công ty tăng trưởng đột biến nhờ thực hiện việc thoái vốn khỏi Ngân hàng Eximbank và ghi nhận cổ tức của các công ty con, công ty liên doanh – liên kết và đầu tư khác trong hệ thống. Luỹ kế đến quý II năm nay đạt 1.029 tỷ đồng, tăng 52% so với cùng kỳ.

Mới đây, Sabeco đã công bố tài liệu trình đại hội cổ đông bất thường dự kiến tổ chức vào đầu tháng 8 tới đây. Theo đó, công ty đặt mục tiêu lợi nhuận chưa phân phối năm nay đạt 4.856 tỷ đồng và tỷ lệ chia cổ tức sẽ tăng lên mức 35%, tương ứng hơn 2.244 tỷ từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối các năm trước.

Tại đại hội lần này, công ty cũng xin ý kiến cổ đông thông qua việc tăng lương cho ban lãnh đạo, miễn nhiệm Thành viên HĐQT Lê Hồng Xanh và Trưởng Ban kiểm soát Đồng Việt Trung do nghỉ hưu theo chế độ, đồng thời bầu bổ sung 2 vị trí này.

Công ty cũng vừa thay đổi người được uỷ quyền quản lý phần vốn nhà nước theo quyết định của Bộ Công Thương ngay trước thềm đại hội cổ đông bất thường. Từ ngày 1/7, ông Lê Hồng Xanh chuyển 22% cổ phần nắm giữ trước đó sang cho ông Võ Thanh Hà - Chủ tịch HĐQT. Tỷ lệ cổ phần nắm giữ của người đứng đầu Sabeco được nâng lên 45,59%, tương ứng hơn 292,3 triệu cổ phiếu.(Vnexpress)
---------------------

Thương vụ mua lại công ty Mỹ của Trung Quốc giảm do căng thẳng thương mại

Các vụ mua lại doanh nghiệp Mỹ của Trung Quốc đã sụt xuống mức thấp nhất trong vòng 14 năm qua, vì căng thẳng thương mại gia tăng giữa hai nước và sự không chắc chắn trong các quy định của Bắc Kinh.

quan he thuong mai trung - my xau di sau khi khong dat duoc thoa thuan chung trong cuoc dam phan moi day anh: bloomberg

Quan hệ thương mại Trung - Mỹ xấu đi sau khi không đạt được thỏa thuận chung trong cuộc đàm phán mới đây ẢNH: BLOOMBERG

Theo Reuters, tính đến nửa đầu năm nay, giá trị các hợp đồng sáp nhập và mua lại công ty Mỹ của Trung Quốc đã giảm xuống còn 523 triệu USD, tương đương khoảng 32%, so với mức 771 triệu USD trong cùng kỳ năm ngoái.

Ngân hàng và luật sư có liên quan đến các thương vụ trên nói rằng sự căng thẳng thương mại ngày càng tăng giữa Washington và Bắc Kinh là yếu tố ngăn chặn lớn nhất, đặc biệt kể từ sau khi hai cường quốc kinh tế thế giới không đạt được tiếng nói chung trong cuộc đàm phán thương mại mới đây.

Về phía các công ty Mỹ, họ cũng không muốn được mua lại trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai chính phủ đang có những dấu hiệu không chắc chắn. Ví dụ như những lời đe dọa áp đặt thuế quan từ chính quyền Tổng thống Donald Trump và tuyên bố trả đũa bằng cách gây khó dễ cho hàng hóa Mỹ từ phía Đại lục. Nếu hợp tác thương mại trong thời điểm này, nhiều nguy cơ các công ty Mỹ sẽ không thể tận dụng được tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.

“Tiêu chuẩn mới về thương mại của Trung Quốc và Mỹ trái ngược nhau. Hiện nay, họ đang có những khác biệt rất lớn trong ngành thép và các giải quyết thâm hụt thương mại. Do đó, tôi thấy rằng sẽ không có nhiều sự đầu tư của Mỹ vào thị trường Trung Quốc trong thời gian sắp tới”, Roy Zou, một đối tác ở Bắc Kinh của công ty luật Hogan Lovells, nói.

Song không chỉ Mỹ mà nhiều doanh nghiệp nước ngoài khác cũng than phiền về việc không có một sân chơi bình đẳng tại quốc gia châu Á. So với các công ty trong nước, doanh nghiệp nước ngoài vẫn còn gặp nhiều hạn chế trong những lĩnh vực then chốt như tài chính và công nghệ.

“Nhà đầu tư nước ngoài phải đối mặt với khó khăn về các quy định sở hữu. Họ cũng không thể tham gia vào việc tái cấu trúc cũng như hợp nhất các ngành công nghiệp ốm yếu”, Thilo Hanemann, nhà kinh tế học thuộc Tập đoàn Rhodium, cho hay.

Bức tranh thương mại thiếu ổn định này được dự đoán sẽ còn tiếp tục rối rắm cho đến khi Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 diễn ra vào mùa thu năm nay. Ông Brock Silvers, Giám đốc điều hành của công ty tư vấn đầu tư Kaiyuan Capital tại Thượng Hải, cho biết tuần trước công ty của ông đã phải hoãn tư vấn cho một công ty Mỹ về kế hoạch đầu tư tại Đại lục vì hiện vẫn chưa thấy có bất kỳ dấu hiệu hoặc chính sách cải cách nào dự kiến sẽ được thông qua sau khi Đại hội trên kết thúc.

Trong lĩnh vực tài chính nói riêng cũng đã xuất hiện một số hợp tác lớn giữa các doanh nghiệp hai nước, bao gồm đàm phán thành lập liên doanh với một đối tác địa phương ở Trung Quốc của hãng dịch vụ tài chính JP Morgan, trong khi công ty tài chính - chứng khoán Morgan Stanley cũng đang tìm kiếm cơ hội để tăng thêm cổ phần trong các hoạt động ngân hàng đầu tư tại Đại lục trong năm nay. Tuy nhiên, những thỏa thuận và mong muốn cải cách trên có thể sẽ đi trật bánh nếu quan hệ thương mại Trung - Mỹ tiếp tục diễn biến xấu đi.(Thanhnien)
-------------------------

Việt Nam thuộc Top 5 thị trường bánh snack phát triển nhất Đông Nam Á

Có mặt ở thị trường Việt Nam từ năm 1997, sau 20 năm, thương hiệu Oishi của Công ty cổ phần Liwayway Việt Nam luôn chiếm giữ vị trí hàng đầu trên thị trường snack.

Nghiên cứu Brand Footprint do Kantar Worldpanel thực hiện, trong 3 năm liền ‎(2014-2016), Oishi đứng đầu trong top các thương hiệu thức ăn nhẹ được tin dùng.

Sự lớn mạnh của Oishi được lý giải qua báo cáo của Corporate Directions (CDI), công ty tư vấn có 30 năm tuổi ở Nhật Bản. Bằng đồ thị so sánh các doanh nghiệp trong lĩnh vực snack (đồ ăn nhẹ) tại ASEAN, CDI cho biết Việt Nam nằm trong Top 5 thị trường snack phát triển nhất cộng đồng Đông Nam Á. Cùng với Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia thì Việt Nam cũng góp phần không nhỏ trong doanh thu của mặt hàng này đạt 3,5 tỉ USD năm 2016.(Thanhnien)

Trở về

Bài cùng chuyên mục