tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 30 -07-2015

  • Cập nhật : 30/07/2015

Hàn Quốc đầu tư 80 triệu USD xây 2 nhà máy dệt may tại Quảng Nam

Sáng nay 30.7, Tập đoàn Panko và Công ty Duck San Enterprise (100% vốn Hàn Quốc) đã tổ chức khởi công 2 nhà máy dệt may tại khu công nghiệp Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) với tổng vốn đầu tư 80 triệu USD. Cả hai dự án FDI này đều có 100% vốn Hàn Quốc.
Trong đó, nhà máy dệt may Panko Tam Thăng (do Công ty Panko Tam Thăng thuộc Tập đoàn Panko làm chủ đầu tư) có vốn đầu tư 70 triệu USD, sử dụng 33,5 ha đất, với quy mô mỗi năm sản xuất 24.000 tấn sản phẩm dệt, 24.000 sản phẩm nhuộm, 75 triệu sản phẩm may và 30 triệu sản phẩm phụ liệu.
Tương tự, nhà máy dệt, phụ liệu Ducksan Vina (do Công ty Ducksan Vina thuộc Công ty Duck San Enterprise làm chủ đầu tư) được đầu tư 10 triệu USD trên diện tích 6,6 ha, có tổng công suất 19.200 tấn sản phẩm sợi, vải, dệt, nhuộm mỗi năm.
Riêng Tập đoàn Panko đầu tư thành công một nhà máy dệt may cũng với nguồn vốn 70 triệu USD từ năm 2002 tại tỉnh Bình Dương, nay mở rộng quy mô sản xuất tại miền Trung.
Phát biểu tại lễ khởi công sáng nay, ông Jun Dae Joo - Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam đã dự báo sẽ có làn sóng đầu tư mới từ Hàn Quốc tại Quảng Nam, sau khi địa phương xây dựng khu công nghiệp Tam Thăng trong Khu kinh tế mở Chu Lai và dành riêng cho doanh nghiệp Hàn Quốc.

Ông cũng hy vọng các dự án dệt may này sẽ thành công giống như Samsung và Doosan Vina, những công ty Hàn Quốc đang đầu tư tại tỉnh Bắc Ninh và Quảng Ngãi. 


Xuất khẩu giày VN sang Mỹ tăng mạnh

Hiệp hội Da giày, túi xách VN (Lefaso) cho biết tốc độ xuất khẩu mặt hàng giày dép sang thị trường Mỹ ngày một tăng rất mạnh. 

Theo số liệu mới nhất, tính đến cuối tháng 6-2015 kim ngạch xuất khẩu giày dép sang thị trường Mỹ đạt 2 tỉ USD, tăng 30,2% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi cả năm 2014 chỉ đạt khoảng 3,3 tỉ USD.

Trong khi đó, dù cũng đạt 2 tỉ USD kim ngạch xuất khẩu nhưng tốc độ tăng trưởng của thị trường EU - vốn là thị trường xuất khẩu chủ lực hiện nay của ngành da giày - chỉ tăng 17%, kém khá xa mức tăng trưởng của thị trường Mỹ.

Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu da giày vào thị trường Mỹ trong ba năm gần đây, với mức tăng trưởng bình quân 
22 - 25%/năm, được ông Diệp Thành Kiệt - phó chủ tịch Lefaso - nhận định: “Không nằm ngoài hấp lực từ Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương sắp đi đến đích”.

Ông Kiệt cũng cho biết tốc độ đầu tư cũng như dịch chuyển đơn đặt hàng từ các nơi khác, đặc biệt từ Trung Quốc sang VN, tiếp tục được các nhà đặt hàng và nhà đầu tư nước ngoài (FDI) thực hiện nhiều trong hai năm gần đây.

Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp 100% vốn trong nước vẫn giữ khoảng cách khá xa đối với doanh nghiệp FDI trong cán cân thương mại vẫn chưa có hướng giải quyết, trong đó các giải pháp trong việc phát triển lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho ngành dường như vẫn còn bế tắc. 


Mỹ thúc giục châu Âu lên tiếng mạnh mẽ hơn về biển Đông

Mỹ hôm 29-7 kêu gọi châu Âu lên tiếng mạnh mẽ hơn để hỗ trợ Mỹ hơn trong cuộc đối đầu với Trung Quốc về vấn đề biển Đông.

Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách khu vực Nam Á và Đông Nam Á, bà Amy Searight, cho biết Washington hoan nghênh Liên minh châu Âu (EU) lên tiếng kêu gọi một giải pháp hòa bình đối với vấn đề tranh chấp lãnh thổ và tôn trọng luật pháp quốc tế ởbiển Đông, nơi Trung Quốc đang tích cựccải tạo đấtvà xây dựngđảo nhân tạotrái phép.

Phát biểu trong cuộc thảo luận về chính sách của Mỹ và EU đối với Đông Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington, bà Searight cho rằng phương pháp tiếp cận của Mỹ ở biển Đông là yêu cầu Trung Quốc ngưng cải tạo đất và lập tiền đồn quân sự (nhưng bị Bắc Kinh bác bỏ). Vì vậy, nếu EU lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ hơn phương pháp tiếp cận này, điều đó sẽ rất hữu ích.

Trong khi đó, ông Michael Fuchs, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á, nhận định việc giảm thiểu nguy cơ xung đột ở biển Đông là hết sức cần thiết, trong bối cảnh Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền hầu hết vùng biển này và không ngại thể hiện thái độ khiêu khích.

Đáp lại, Đại sứ EU tại Washington David O'Sullivan nói rằng EU và Mỹ có những mục tiêu giống nhau nhưng "việc lên tiếng đôi khi hữu ích và đôi khi lại phản tác dụng”. Quan chức này cũng cho biết EU lo ngại về tình hình an ninh ở Đông Á nhưng bày tỏ: "Điều cuối cùng khu vực này cần là thêm nhiều tàu chiến. Tôi không nghĩ đó là điều chúng tôi muốn đóng góp cho an ninh tương lai của khu vực này”.

Riêng Tư lệnh Hải quân Nhật Bản, Đô đốc Tomohisa Takei, cho ý kiến rằng các nước châu Á cần cải thiện năng lựchải quânvà tăng cường phối hợp để giải quyết căng thẳng ở biển Đông. Theo ông, những nước này nên cải thiện quan hệ với Washington thông qua “một liên minh vững chắc giống như liên minh Mỹ-Nhật” hoặc tăng cường “các mối quan hệ thân thiện với Mỹ”.

Gia Hân (Theo Reuters) 


Mỹ sắp bán 600 tên lửa Patriot PAC-3 cho Ả Rập Xê Út

Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 29.7 đã thông qua hợp đồng bán 600 tên lửa phòng không Patriot PAC-3 trị giá 5,4 tỉ USD choẢ Rập Xê Út.

Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ (DSCA) đã gửi báo cáo đến Quốc hội về hợp đồng tên lửa PAC-3 tiềm năng này và đang chờ Quốc hội phê chuẩn, theo trang tinDefense Newsngày 30.7.
Chính phủ Ả Rập Xê Út đã đề nghị mua 600 tên lửa PAC-3 cùng 8 tên lửa thử nghiệm và các trang thiết bị kỹ thuật liên quan khác, theo DSCA. Bản hợp đồng này được trình ra chỉ vài ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter có cuộc gặp với bộ trưởng Quốc phòng Ả Rập Xê Út.
Theo thông báo của DSCA, hợp đồng này sẽ giúp hiện đại hóa và khôi phục kho tên lửa Patriot lỗi thời và khả năng sửa chữa bị hạn chế của Ả Rập Xê Út.
Nhà phân tích quốc phòng Theodore Karasik cho rằng các tên lửa PAC-3 sẽ giúp Ả Rập Xê Út tăng cường khả năng phòng thủ trước sự đe dọa của lực lượng nổi dậy Houthi ở Yemen và mối đe dọa tên lửa từ Iran.

PAC-3 là dòng tên lửa Patriot thế hệ thứ 3, nổi tiếng với khả năng đánh chặn trong chiến tranh Iraq. Tên lửa Patriot PAC-3 được hãng Lockheed Martin sản xuất và được cho là hệ thống đánh chặn máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo hiệu quả nhất thế giới, theo RT (Nga). 


Bí thư Quảng Nam xin nghỉ hưu 'vì lý do sức khỏe'

Ông Lê Phước Thanh, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam cho biết đã có đơn xin nghỉ hưu trước tuổi và đang chờ ý kiến của Bộ Chính trị.

Hà Nội: Hàng loạt quan chức huyện xin nghỉ hưu sớm

Ông Thanh cho biết ông mới gửi đơn hôm qua và đây là đề nghị của cá nhân vì lý do sức khỏe.

Quảng Nam, nghỉ hưu, bí thư tỉnh ủy
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lê Phước Thanh.Ảnh: VGP

Trả lời PV về việc vì sao ông mới được Tỉnh ủy Quảng Nam bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy hồi tháng 2 mà giờ lại xin nghỉ, ông nói "vì lý do sức khỏe thôi".

Ông Thanh cũng cho hay nếu được Bộ Chính trị cho phép ông nghỉ theo nguyện vọng thì sẽ tìm người kế nhiệm vị trí Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam.

Ông Lê Phước Thanh năm 1956, quê quán thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, Quảng Nam, trình độ tiến sĩ kinh tế.

 
 

Ông từng kinh qua các chức vụ Phó cục trưởng Cục Quản lý vốn và tài sản của nhà nước tại doanh nghiệp Quảng Nam - Đà Nẵng, Giám đốc Sở Tài chính Quảng Nam, Chủ tịch UBND tỉnh, đại biểu Quốc hội khóa 13…

Ngày 27/2, ông Lê Phước Thanh được tỉnh ủy Quảng Nam bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2011-2015 với số phiếu ủng hộ 100%. 

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục