tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 31-03-2016

  • Cập nhật : 31/03/2016

Petrolimex thu gần 4.000 tỷ nhờ bán vốn cho đối tác Nhật

Tập đoàn Xăng dầu sẽ chào bán 8% vốn cho JX Nippon Oil & Energy với giá không thấp hơn 38.000 đồng một cổ phần, qua đó có được nguồn tiền tái cấu trúc công ty con ở Singapore đang thua lỗ lớn.

Thông tin trên được đưa ra tại Đại hội cổ đông thường niên 2016 của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) sáng 30/3. Chủ tịch HĐQT Bùi Ngọc Bảo nêu phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ qua chào bán vốn cho đối tác chién lược Nhật Bản Tổng công ty JX Nippon Oil & Energy. Theo đó, đợt một, Petrolimex chào bán 103,5 triệu cổ phiếu phổ thông cho JX, giá bán không thấp hơn 38.000 đồng một cổ phiếu. Với mức giá này, Petrolimex sẽ thu về ít nhất 3.934 tỷ đồng. Như vậy, đối tác JX của Nhật sẽ nắm giữ 8% vốn của Tập đoàn.

nhieu co dong nho lo ngai thiet thoi khi chia co phieu uu dai cho doi tac nhat tu loi nhuan nam 2015. anh: thanh lan.

Nhiều cổ đông nhỏ lo ngại thiệt thòi khi chia cổ phiếu ưu đãi cho đối tác Nhật từ lợi nhuận năm 2015. Ảnh: Thanh Lan.

Sau đợt này, JX sẽ được phát hành hơn 155 triệu cổ phiếu ưu đãi hoàn lại. Số cổ phiếu này không được quyền bầu, ứng cử... Nguồn để phát hành cổ phiếu ưu đãi này cho JX và các cổ đông hiện hữu từ lợi nhuận năm 2015 chưa phân phối. Về việc này, nhiều cổ đông lo ngại bị thiệt thòi so với đối tác JX. "Năm 2015, JX đã làm gì đâu mà lại được chia cổ phiếu thưởng cho họ. Theo tôi đây là do kỹ thuật đàm phán của chúng ta", một cổ đông tên Kiên nói.

Một nữ cổ đông trung niên khác cũng cho rằng, đáng ra trong khi đàm phán, không nên để họ được hưởng cổ phiếu ưu đãi từ lợi nhuận năm 2015 như vậy. Thay vào đó, theo cổ đông này, có thể giảm một chút giá bán thay vì 38.000 như tờ trình.

Về những băn khoăn này, Chủ tịch HĐQT Bùi Ngọc Bảo cho rằng việc JX được hưởng cổ phiếu ưu đãi là đúng theo quy định của luật. "Theo luật thì tất cả cổ đông sở hữu cổ phiếu trước ngày chốt quyền thì vẫn được hưởng cổ tức. Đặc biệt, đây là phát hành riêng lẻ nên cũng là một trong cấu thành của hợp đồng", ông nói.

Ông Bảo cũng thông tin thêm, thương vụ với JX đã đàm phán gần 2 năm, ban đầu dự tính bán 20% vốn nhưng do thị trường còn nhiều khó khăn nên tập đoàn phải tính toán lại và tỷ lệ sở hữu chỉ còn 8%.

Sau khi nắm 8% vốn (qua đợt phát hành đầu tiên), JX cũng có đại diện là ông Hitoshi Kato - Phó chủ tịch Bộ phận phát triển kinh doanh khu vực Đông Nam Á tham gia vào HĐQT của Petrolimex. Chủ tịch Petrolimex cho biết điều khoản này cũng được quy định trong hợp đồng khi đàm phán. Mặc dù thương vụ này chưa chốt và JX chưa thực sự nắm vốn của Tổng công ty nhưng HĐQT đã đưa tờ trình về việc bầu ông Kato là thành viên. Do đó, khi biểu quyết nội dung này, nhiều cổ đông nhỏ lẻ cho rằng cách bầu này "không đúng quy trình" và luật nên cần hoãn lại. 

Do đó, đại diện HĐQT, ông Bảo cho biết sẽ xin ý kiến cổ đông để thông qua chủ trương cho phép JX cử một đại diện vào HĐQT thay vì bầu luôn ông Hitoshi Kato.

Theo tờ trình của HĐQT, nguồn vốn điều lệ sau tăng sẽ được bổ sung một phần nhằm cân đối vốn cho các đơn vị thành viên cũng như tái cơ cấu tài chính cho Côn ty Petrolimex Singapore. Hiện đơn vị tại Singapore của Petrolimex đang thua lỗ nghìn tỷ đồng. Dù Đại hội cổ đông vẫn thông qua đề xuất dùng vốn này để "cứu" Petrolimex Singapore nhưng vẫn có nhiều cổ đông còn băn khoăn. "Công ty ở Singapore làm lỗ khoản lớn nghìn tỷ rất là chua xót. Đương nhiên, tập đoàn đang loay hoay để làm sao bù lỗ cho đúng nguyên tắc cho họ nhưng theo tôi không nên, cứ để nó lỗ", một nữ cổ đông bày tỏ.

JX Nippon Oil & Energy thành lập năm 2010, trụ sở tại Tokyo, hoạt động trong lĩnh vực lọc dầu, bán dầu và các sản phẩ từ dầu mỏ, nhập khẩu và kinh doanh khí đốt, than đá. Petrolimex là đơn vị bán ra hơn nửa các sản phẩm từ dầu mỏ của Việt Nam. Theo các thỏa thuận đã ký, JX sẽ hỗ trợ cho Petrolimex về mặt chuyên môn như hệ thống quản lý trạm xăng và thanh toán.


Xuất khẩu thủy sản sang Thổ Nhĩ Kỳ có thể suy giảm

2 đầu năm 2016, xuất khẩu thủy sản sang Thổ Nhĩ Kỳ chỉ ở mức 884 nghìn USD, thấp hơn 25,4% so với con số 1,1 triệu USD cùng kỳ 2015.

Lượng khách du lịch tới Thổ Nhĩ Kỳ giảm mạnh là lý do ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường này trong năm 2016.

Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ vừa đưa ra khuyến cáo, trong vòng vài tháng cuối năm 2015 và đầu năm 2016, tại Thổ Nhĩ Kỳ đã xảy ra nhiều biến động và ảnh hưởng tới lượng khách du lịch tới nước này. Theo ước tính, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chịu thiệt hại khoảng 8 tỷ USD do sự sụt giảm về ngành du lịch.

tho nhi ky thuong xuyen nhap khau cac loai tom ca tu viet nam de phuc vu khach du lich va nguoi nuoc ngoai.

Thổ Nhĩ Kỳ thường xuyên nhập khẩu các loại tôm cá từ Việt Nam để phục vụ khách du lịch và người nước ngoài.

 Nguyên nhân đầu tiên tới từ việc tình hình an ninh bất ổn, khi trong năm tháng vừa qua liên tục xảy ra những vụ đánh bom gây thiệt hại lớn về thương vong tại các thành phố lớn của Thổ Nhĩ Kỳ như Ankara hay Istanbul.

Tình trạng du khách Nga tới Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm xuống rõ rệt sau những căng thẳng chính trị giữa hai nước, bên cạnh việc nền kinh tế Nga đang gặp vấn đề khiến người dân cũng phải chịu cảnh thắt lưng buộc bụng.

Mối lo ngại lớn được Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo từ lượng khách du lịch giảm đến Thổ Nhĩ Kỳ còn có thể gây hiệu ứng tiêu cực tới xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Thổ Nhĩ Kỳ thường xuyên nhập khẩu các loại tôm cá từ Việt Nam để phục vụ khách du lịch và người nước ngoài, bởi người bản địa có những thói quen tiêu dùng hải sản nội địa đặc trưng.

Trong năm 2015, xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ đạt 8,4 triệu USD, tăng 20% so với năm 2014.

Tuy nhiên, theo số liệu từ Hải quan Việt Nam thì trong hai tháng đầu năm 2016, xuất khẩu thủy sản sang Thổ Nhĩ Kỳ chỉ ở mức 884 nghìn USD, thấp hơn 25,4% so với con số 1,1 triệu USD cùng kỳ 2015.


Trường học dạy thất bại của ông chủ Alibaba

"Trong các bộ phim phương Tây, anh hùng luôn sống đến cuối, còn với các bộ phim Trung Quốc, anh hùng đều ra đi. Vì thế, chúng tôi muốn dạy các bạn làm cách nào để tồn tại", tỷ phú Trung Quốc chia sẻ.
doanh nhan jack ma, ong chu alibaba

Doanh nhân Jack Ma, ông chủ Alibaba

Ông chủ Alibaba là một trong những người đứng sau Đại học Hupan ở Hàng Châu (Trung Quốc), chuyên đào tạo doanh nhân. Ngôi trường này thành lập năm ngoái, chỉ nhận những học viên có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong kinh doanh, với quy mô công ty trên 30 người. Học phí ở đây là 280.000 NDT (hơn 44.800 USD) cho 3 năm học.

Đầu tuần này, Jack Ma đã tham dự lễ khai giảng của Hupan và giải thích chương trình học của họ khác với các khóa học MBA truyền thống thế nào.

"Có một số sự khác biệt khá chi tiết giữa ngôi trường này và một chương trình MBA thông thường. Chúng tôi không dạy mọi người làm thế nào để thành công, mà kể với bạn người khác đã thất bại thế nào. Tất cả các tình huống đều dựa trên thất bại. Đây là khía cạnh độc đáo trong cách giảng dạy của chúng tôi.

Tôi đã nói đùa rằng có sự khác biệt lớn giữa phim Trung Quốc và phim phương Tây. Cả hai bên đều thần tượng các anh hùng. Nhưng trong các bộ phim phương Tây, anh hùng luôn sống đến cuối. Còn với các bộ phim của chúng ta, anh hùng đều ra đi.

Bạn trở thành anh hùng bằng cái chết. Thế thì ai còn muốn làm anh hùng nữa.

Ở trường này, chúng tôi muốn bày tỏ góc nhìn của mình, đặt ra câu hỏi và đề ra phương pháp làm thế nào để được như vậy. Ví dụ dạy các bạn cách tồn tại. Vì thế, chúng tôi muốn tất cả mọi người nghiên cứu người khác thất bại thế nào, họ đã mắc lỗi ra sao và giải quyết các sai lầm đó bằng cách gì.

Trong các doanh nhân ở đây, chúng ta có may mắn không? Có. Chúng ta có cơ hội không? Cũng có. Trên lý thuyết, mọi người đều nhận được may mắn và cơ hội như nhau. Nhưng khi gặp vấn đề, họ sẽ có cách giải quyết khác nhau. Chúng ta cần tưởng tượng và suy nghĩ độc lập. Chúng tôi hy vọng mọi doanh nhân của trường Hupan sẽ có tương lai và mọi người Trung Quốc đều tin tưởng vào bản thân mình.

Các doanh nhân cần phải có niềm tin. Vì chỉ có nó mới thôi thúc bạn làm điều nọ điều kia. Chỉ có niềm tin mới giúp bạn tập trung đúng chiến lược. Nếu không, bạn sẽ bị xao nhãng và thất bại. Tôi hy vọng tất cả mọi người ghi nhớ điều này".


Boeing cắt giảm hơn 4.500 lao động

Để tiết kiệm chi phí và đối phó với số đơn hàng giảm sút, hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới sẽ cắt giảm hàng nghìn nhân lực trước mùa hè này.

Doug Alder - người phát ngôn của Boeing cho biết hãng sẽ giảm 4.000 nhân lực ở mảng máy bay thương mại và 550 ở mảng phòng thí nghiệm và bay thử. Hàng trăm người thuộc cấp lãnh đạo cũng có khả năng mất việc.

Số nhân lực bị cắt giảm chiếm khoảng 3% nhân lực Boeing hiện tại - 161.000 người tính đến cuối năm ngoái.

Boeing cũng lo ngại nhu cầu giảm. Đại gia máy bay Mỹ đang dần để mất thị phần vào tay đối thủ Airbus.

Năm ngoái, Boeing xuất xưởng kỷ lục 762 máy bay, vượt dự báo ban đầu. Tuy nhiên, số đơn hàng mới cũng giảm mạnh.

Các khách hàng từ Trung Đông và châu Á vốn chi tiêu rất mạnh tay, thì nay đang dần thắt hầu bao. Đến ngày 31/12 năm ngoái, số đơn hàng chưa hoàn thành của Boeing là 5.795 chiếc. Với tốc độ sản xuất hiện tại, thời gian hoàn thành số này là 7,5 năm.

Các nhà máy của cả Boeing và Airbus đều hoạt động tối đa công suất. Tuy vậy, các hãng hàng không lại lưỡng lự với việc khi chi hàng tỷ USD cho một chiếc máy bay mà phải vài năm nữa mới nhận được.


Thương lái Trung Quốc âm thầm mở xưởng thu gom thanh long

Để làm giá sản phẩm theo ý muốn, nhiều thương lái Trung Quốc tới tận vùng trồng thanh long mượn danh người Việt để xây kho lạnh, nhà xưởng đóng gói, xuất khẩu qua biên giới.

Chia sẻ với VnExpress, ông Huỳnh Hồng Ửng, Chủ tịch Hợp tác xã Thanh Long chợ Gạo (Tiền Giang) cho hay, giá thanh long của Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào thương lái Trung Quốc. Nếu trước đây chỉ có thương lái Việt thu mua thì nay thương lái Trung Quốc trực tiếp tham gia, thậm chí còn núp bóng người Việt để mở cơ sở chế biến, kho lạnh ngay tại vùng trồng thanh long.“Nhiều thương lái Trung Quốc tiếp cận, hỗ trợ một phần vốn cho người Việt mở kho lạnh và hứa hẹn sẽ thu mua. Thế nên, sản phẩm làm ra sẽ do thương lái Trung Quốc định đoạt giá. Nếu người trồng không bán với giá rẻ sẽ chịu cảnh ế ẩm”, ông Ửng nói và cho biết thêm, thương lái Trung Quốc còn dùng chiêu trò liên kết với người dân trong vùng hợp đồng thuê lại nhà xưởng, kho lạnh và mượn danh chủ cơ sở người Việt Nam trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm để trực tiếp thu mua, đóng gói, xuất khẩu thanh long qua biên giới.

gia thanh long viet phu thuoc vao thuong lai trung quoc. anh: mh.

Giá thanh long Việt phụ thuộc vào thương lái Trung Quốc. Ảnh: MH.

“Hợp tác xã cũng đã cảnh báo người dân về việc làm của thương lái Trung Quốc, tuy nhiên, vì ham lợi trước mắt nhiều người vẫn làm theo nên chỉ trong thời gian ngắn tại vùng trồng thanh long Tiền Giang, kho lạnh 'mọc ra như nấm' nhưng công suất hoạt động không hiệu quả”, ông Ửng chia sẻ.

Không chỉ Tiền Giang, tại Long An còn có tình trạng thương lái Trung Quốc thông qua đường visa du lịch đến đăng ký tạm trú và thuê trọ để thu mua thanh long. Để ngăn chặn tình trạng này, lãnh đạo Long An cũng đã tuyên truyền người trồng cẩn trọng, đồng thời, nếu gặp các trường hợp như trên thì phải báo ngay cho nhà chức trách.

Trước đó, cơ quan quản lý huyện Châu Thành đã phối hợp với Phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh kiểm tra, phát hiện và lập biên bản cảnh cáo 8 trường hợp người Trung Quốc thu mua trái phép bông, trái thanh long. Những trường hợp này đã buộc rời khỏi địa bàn.

Là "thủ phủ" Thanh Long, mới đây, tại Bình Thuận, Chi cục quản lý thị trường tỉnh cũng đã ra quyết định xử phạt một người Trung Quốc có hành vi kinh doanh trái phép trên lãnh thổ Việt Nam 25 triệu đồng và tịch thu 2 tấn thanh long đã đóng gói. Phòng Quản lý xuất nhập cảnh - Công an tỉnh còn buộc những người này rút ngắn thời gian lưu trú tại Việt Nam và kiến nghị Cục Quản lý xuất nhập cảnh áp dụng biện pháp cấm nhập cảnh đối với những trường hợp tái phạm. Bên cạnh đó, Công an tỉnh đang mở rộng điều tra để xử lý hai người Trung Quốc thuê nhà xưởng kinh doanh thanh long tại huyện Hàm Thuận Nam.

Trước đó, nhà chức trách còn phát hiện hàng loạt vi phạm tại 4 cơ sở kinh doanh mua bán thanh long ở huyện Hàm Thuận Nam, gồm: Công ty TNHH xuất nhập khẩu Hưng Nguyên và các cơ sở thu mua thanh long Hoàng Ân, Quang Linh, Phương Nhung. Tại các công ty này đều có mặt của người Trung Quốc trong hoạt động kiểm tra, giám sát việc đóng gói thanh long xuất khẩu.

Tỉnh Bình Thuận cũng ra quyết định xử phạt 5 chủ doanh nghiệp, cơ sở, người Việt Nam đã tiếp tay cho người Trung Quốc núp bóng mua thanh long hơn 100 triệu đồng. Ngoài ra, Cục Thuế tỉnh cũng ra quyết định xử phạt, truy thu hơn 170 triệu đồng là số thuế các cơ sở, cá nhân này trốn nộp.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 01-04-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 01-04-2016

    Đồng tiền tệ nhất châu Á “cất cánh” ngoạn mục
    “Tam đại gia” dầu lửa Trung Quốc ồ ạt cắt giảm đầu tư
    Ấn Độ sẽ nhập khẩu dầu thô sản xuất dư của OPEC
    Cuối cùng Sharp cũng đã “được mua” với giá rẻ hơn tới 1 tỷ USD
    Việc Google chuyển mình thành Alphabet: Dấu hiệu xấu đầu tiên đã bộc lộ

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 01-04-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 01-04-2016

    Bloomberg: Việt Nam là “ông hoàng” hút vốn IPO của Đông Nam Á
    3 phiên, Trung Quốc giảm 0,95% tỷ giá đồng nhân dân tệ
    Petro Vietnam đau đầu vì hai dự án trăm triệu USD thua lỗ
    Đổ xô săn đất ngoại ô Sài Gòn chờ tăng giá
    Vì sao Đức và ECB hay “đụng độ” nhau?

  • Tin kinh tế đọc nhanh 01-04-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh 01-04-2016

    Tôm tăng giá kỷ lục: Người mừng, kẻ lo
    Những nhà đầu tư nào đang dòm ngó cơ hội ở Triều Tiên?
    Thiệt hại chục ngàn tỷ do cấm xuất khẩu quặng sắt
    Hồng Kông muốn nhập từ Việt Nam 1.500 con heo/ngày
    100% gà Trung Quốc nhập vào Việt Nam là trái phép

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 31-03-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 31-03-2016

    ADB cảnh báo làn sóng đầu cơ mới đối với các dự án bất động sản rủi ro cao
    Dòng vốn chảy vào thị trường mới nổi cao nhất trong 21 tháng
    Singapore chi số tiền kỉ lục để cải tổ nền kinh tế
    Không phải Mỹ, Châu Á mới là nơi tốt nhất để đạt được... 'giấc mơ Mỹ'
    Bức tranh u ám của kinh tế thế giới nhìn từ những con tàu chở hàng trên biển

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 31-03-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 31-03-2016

    Kinh tế Thái Lan được dự báo tăng trưởng nhẹ
    Nông nghiệp Úc nóng lên vì tiền từ Trung Quốc
    Ả Rập Xê Út thất thế tại nhiều thị trường dầu mỏ chính
    Myanmar mở cửa ngành cao su, hạt giống
    Nga trở thành nước mua vàng nhiều nhất

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 31-03-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 31-03-2016

    Mỹ - Hong Kong phá vụ buôn lậu thời trang "khủng" từ Trung Quốc
    Cá ngừ đại dương: Hàng chục tấn chỉ xuất khẩu... vài trăm ký!
    4 nhóm đối tượng vẫn được vay ngoại tệ
    VN có thể thành trung tâm sản xuất dệt may thế giới
    Lạm phát cao, một công dân Nga kiện Bộ Tài chính và Quốc hội

  • Tin kinh tế đọc nhanh 31-03-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh 31-03-2016

    ADB: Kinh tế Việt Nam duy trì sự ổn định
    Giảm thiểu tác động môi trường tới DN đầu tư trực tiếp nước ngoài
    Bảo Việt: Lợi nhuận trước thuế đạt 1.469 tỷ đồng
    ADB dự kiến cắt giảm ưu đãi ODA cho Việt Nam từ năm 2019
    Vốn từ quỹ ngoại sẽ chảy mạnh vào khu vực tư nhân

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 30-03-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 30-03-2016

    Ngân hàng Nga tranh thủ vơ vét vàng trên thế giới
    Lãi suất ODA tăng, doanh nghiệp cũng sẽ khốn khó theo?
    Samsung đóng cửa nhà máy cũ ở TP.HCM
    Đầu tư gần 27.840 tỷ đồng xây cao tốc Nha Trang – Phan Thiết
    Fed hoàn toàn có thể tăng lãi suất trong tháng 4

  • Tin kinh tế đọc nhanh 30-03-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh 30-03-2016

    Sau Aeon, Lotte,... các “đại gia” bán lẻ Châu Âu, Trung Đông sắp đổ tiền vào Việt Nam
    Bác đề xuất hưởng thuế suất 0% của vàng Bồng Miêu
    Trung Quốc - Thiên đường rửa tiền
    Doanh nghiệp Trung Quốc ồ ạt sa thải công nhân
    Gay cấn cuộc đua thâu tóm thương hiệu Sheraton

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 29-03-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 29-03-2016

    Tính chuyện hút thêm 2 triệu tấn dầu thô để bù đắp ngân sách
    Giải mã cơn sóng ngầm tăng lãi suất
    Năm 2015, cảng Hải Phòng lãi 450 tỷ đồng, chia cổ tức 8%
    Xử lý nợ xấu phải có giải pháp căn cơ
    Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam hầu tòa