tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 11-08-2017

  • Cập nhật : 11/08/2017

Ấn Độ xây đường cao tốc để cạnh tranh với 'Con đường tơ lụa' của Trung Quốc

Ấn Độ đang nỗ lực trong cuộc chiến giành tầm ảnh hưởng về kinh tế - chính trị với Trung Quốc trong khu vực.

viec xay dung cac con duong o bien gioi cua an do tro nen khan cap hon khi trung quoc thuc day sang kien 'mot vanh dai, mot con duong' anh: bloomberg

Việc xây dựng các con đường ở biên giới của Ấn Độ trở nên khẩn cấp hơn khi Trung Quốc thúc đẩy sáng kiến 'Một vành đai, một con đường' ẢNH: BLOOMBERG

Khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thông qua kế hoạch 256 triệu USD để nâng cấp đoạn đường biên giới phía đông bắc đất nước hồi tháng trước, hầu như không mấy ai để ý đến. Tuy nhiên, giờ đây quyết định khôi phục tuyến đường cao tốc ba bên, một phần trong dự án giao thông biên giới đầy tham vọng dài 1.360 km để nối khu vực đông bắc Ấn Độ với Thái Lan và những khu vực xa hơn nữa, đã đánh dấu giai đoạn tiếp theo trong cuộc đối đầu dồn dập giữa New Delhi và Bắc Kinh về chiến lược kinh tế cũng như tầm ảnh hưởng trong khu vực.

Theo các số liệu của chính phủ Ấn Độ, trong hai năm qua nước này đã chi hơn 4,7 tỉ USD cho các hợp đồng xây dựng đường biên giới, trong đó có đường cao tốc chạy từ Moreh, một thị xã ở Manipur (Ấn Độ) qua Tamu (Myanmar) đến Mae-Sot (Thái Lan).

Việc xây dựng này đã trở nên khẩn cấp hơn khi Trung Quốc thúc đẩy sáng kiến “Một vành đai, một con đường”, bao gồm các khoản đầu tư dự kiến trị giá hơn 500 tỉ USD tại 62 quốc gia. Dự án bao gồm mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt và thương mại liên lục địa của Đại lục đã làm các đối thủ, trong đó có Ấn Độ, Nga, Mỹ và Nhật Bản, lo ngại.

“Khi mối quan tâm vào khu vực và sự giàu có của Trung Quốc ngày càng tăng, thì tầm ảnh hưởng của họ cũng sẽ ngày càng lớn. Vì vậy, trong khi Bắc Kinh liên tục thúc đẩy hành lang kinh tế bắc - nam theo kế hoạch “Con đường tơ lụa” mới, New Delhi cũng đưa ra kế hoạch xây dựng mối liên hệ với các nước láng giềng ở phía đông”, K. Yhome, thành viên cao cấp của Tổ chức nghiên cứu Observer, nói.

Chính sách “Hành động phía đông” của chính quyền ông Modi tập trung đầu tư vào các tuyến đường sắt và đường bộ ở biên giới phía đông bắc Ấn Độ, nơi giáp với Nepal, Bhutan, Bangladesh, Trung Quốc và Myanmar. Tuy nhiên, tuyến đường cao tốc Ấn Độ - Myanmar - Thái Lan không phải là điều mới. Theo ông Vijay Chhibber, cựu Cục trưởng Cục Đường bộ và Đường cao tốc Ấn Độ, kế hoạch về tuyến cao tốc trên đã được vẽ ra từ năm 2001 với tên gọi khi đó là Đường Hữu nghị Ấn Độ - Myanmar.

Theo Bloomberg, quốc gia Nam Á trong những năm gần đây đã đề xuất mở rộng tuyến Myanmar - Thái Lan với Campuchia, Lào và Việt Nam nhằm rút ngắn thời gian đi lại từ sông Mê Kông tới Ấn Độ bằng đường thủy, đồng thời tăng cường sự hợp tác giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với Sáng kiến vùng Vịnh Bengal về hợp tác Kinh tế - Kỹ thuật đa ngành (BIMSTEC).

Được biết, kế hoạch đường cao tốc sẽ do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tài trợ trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác Kinh tế Tiểu vùng Nam Á. Ông Ronald Antonio Q. Butiong, Giám đốc Cơ quan Hợp tác Khu vực của ADB tại Manila (Philippines) cho hay Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan, Maldives, Myanmar, Nepal và Sri Lanka đã tăng gấp đôi khoản đầu tư cho cơ sở hạ tầng từ 3,5 tỉ USD trong thập niên trước lên 6 tỉ USD từ năm 2011.

“Hợp tác khu vực là một quá trình đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn. Cách đây vài năm không ai có thể tưởng tượng được điều này sẽ xảy ra, nhưng bây giờ có vẻ như nó đang trở thành hiện thực”, ông Butiong nói.

Về phía Trung Quốc, chính phủ nước này đã nhiều lần nói rằng sáng kiến “Một vành đai, một con đường” nhằm mục đích mang lại lợi ích kinh tế cho các nước láng giềng và kêu gọi Ấn Độ nên bỏ qua mối “lo sợ và nghi ngờ” để cùng tham gia vào dự án. Nhưng kết quả mà Bắc Kinh nhận được là sự từ chối thẳng thừng từ New Delhi. Hiện tại, hai nước đang trải qua giai đoạn căng thẳng quân sự leo thang tại vùng cao nguyên Doklam, khu vực ngã ba biên giới giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Bhutan.

Đường bộ, cầu và đường sắt từ lâu vẫn là điểm yếu về cơ sở hạ tầng của Ấn Độ ở các bang phía đông bắc. Nguyên nhân một phần là do chính quyền muốn ngăn Trung Quốc lấn chiếm vào lãnh thổ. Song, chính điều này đã ngăn cản các doanh nghiệp Ấn Độ tiếp cận thị trường Đông Nam Á. Tuy nhiên, giờ đây ông Modi đang đẩy nhanh kế hoạch cầu đường để hội nhập thị trường kinh tế năng động nhất châu Á.

“Nếu Ấn Độ muốn nâng cao tầm ảnh hưởng, thì họ cần phải có một số hành động mạnh mẽ nếu không họ sẽ bị bỏ lại phía sau. Bên cạnh đó, nếu muốn trở thành một phần trong sự phát triển năng động ở châu Á, Ấn Độ cần phải phát triển các kết nối cơ sở hạ tầng. Và đó là lý do tại sao dự án trên là bước đi đầu tiên quan trọng”, Rajiv Biswas, nhà kinh tế trưởng của HIS Markit tại Singapore, nhận xét.(Thanhnien)
------------------------------

Đầu tư mạo hiểm: Số lượng thỏa thuận của Việt Nam gần gấp rưỡi Thái Lan, ASEAN sắp lập kỷ lục tăng trưởng

Tính từ đầu năm đến 31/7, khu vực đã chốt 244 thỏa thuận với tổng giá trị gần 5 tỷ USD, mức lớn nhất từ trước tới nay ở Đông Nam Á. ASEAN có khả năng đạt kỷ lục 422 thỏa thuận trong năm nay với tổng giá trị 9 tỷ USD, theo CB Insights.

tu 2012 den 7/2017, singapore dan dau voi 711 thuong vu vc

Từ 2012 đến 7/2017, Singapore dẫn đầu với 711 thương vụ VC

Phần lớn các thương vụ đổ vào Singapore. Đảo quốc này có tổng cộng 700 vòng gọi vốn kể từ năm 2012, nhiều nhất trong khu vực. Vị trí thứ 2 là Indonesia với một nửa con số của Singapore. Tiếp theo là Malaysia, Việt Nam và Thái Lan. Phần lớn sự tăng trưởng này bắt nguồn từ các xu hướng kinh tế vĩ mô như sự mở rộng các nền kinh tế số và tầng lớp trung lưu.

Năm 2016, Đông Nam Á ghi nhận 3,1 tỷ USD giá trị trong 343 thỏa thuận. Tuy nhiên, số lượng giao dịch giảm trong giai đoạn 2015/2016 vì khu vực có 349 giao dịch hồi năm 2015.

Các công ty VC hàng đầu đầu tư vào khu vực này là 500 Startups, East Ventures, Golden Gate Ventures, CyberAgent Ventures, Wavemaker Partners và Gobi Partners.

nganh cong nghe huy dong duoc nhieu von nhat trong quy ii 2017

Ngành công nghệ huy động được nhiều vốn nhất trong quý II 2017

Quý II 2017 là quý đầu tiên ngành công nghệ ở Đông Nam Á được tài trợ mạnh nhất về cả khối lượng giao dịch và tổng giá trị thỏa thuận, trong đó phần lớn là Grab và Go-Jek giành được. Grab chốt 2 tỷ USD Series G vào tháng 7 còn Go-Jek có 1,2 tỷ USD Series C hồi tháng 5. Các giao dịch đáng chú ý khác bao gồm 550 triệu USD Series E vào công ty khởi nghiệp game của Singapore và Traveloka của Indonesia tăng 500 triệu USD từ các nhà đầu tư (có cả Expedia).(NDH)
------------------------------

Công nghiệp ôtô: Khó khăn ai cũng thấy, nhưng gỡ thế nào?

Không chỉ nhỏ bé, thị trường ôtô Việt Nam còn thường xuyên biến động do những thay đổi liên tục về chính sách. Đây là một vấn đề được nêu tại hội thảo phát triển cụm công nghiệp ôtô trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức sáng 10/8.

 

Chính sách cần ổn định

Tại đây, vị Trưởng ban Chính sách của Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) Phạm Anh Tuấn chỉ ra không ít khó khăn của các nhà sản xuất ôtô Việt Nam.

Do thị trường nhỏ, sản lượng nhỏ, khấu hao đầu tư thiết bị lớn, chi phí sản xuất cao hơn khu vực, hiện tại phần lớn linh kiện ôtô phải nhập khẩu.

Vì phải nhập khẩu phần lớn linh kiện, nên nhà sản xuất ôtô tại Việt Nam lại phải chịu thêm các chi phí như đóng gói, vận chuyển và thuế nhập khẩu.

Ông Tuấn nói, vì sản lượng nhỏ và tỷ lệ nội địa hoá thấp, chi phí sản xuất xe ở Việt Nam đang cao hơn xe sản xuất ở Thái Lan. Thậm chí, xe nhập từ Thái Lan đã bao gồm chi phí đóng gói vận chuyển vẫn thấp hơn xe sản xuất ở Việt Nam khi thuế nhập khẩu bằng 0% vào năm 2018.

Tuy nhiên, theo đánh giá của đại diện VAMA thì Việt Nam có thị trường tiềm năng, với thu nhập tăng lên thì chắc chắn nhu cầu sử dụng ôtô cũng sẽ tăng, khi mới có một tỷ lệ nhỏ dân số sở hữu ôtô mà thôi.

“Đa số người dân chưa có ôtô, nhưng nhà quản lý sợ ôtô nhiều quá tắc đường, nên đưa ra các loại thuế phí để hạn chế, thì sao công nghiệp ôtô phát triển được?”. Ý kiến này đến từ đại diện Công ty Cổ phần Ôtô Trường Hải (Thaco), ông Vũ Quang Long.

“Bên cạnh việc thuế suất bằng 0 vào năm sau thì còn có yêu cầu về tiêu chuẩn khí thải cứ hai năm lại thay đổi một lần, rồi chi phí vận chuyển quá cao... Khó khăn ai cũng thấy, nhưng gỡ thế nào thì cần xem xét”, ông Long nhấn mạnh và đồng tình với môt số ý kiến trước đó là chính sách cho công nghiệp ôtô cần ổn định và đồng bộ.

Giảm chi phí, tăng cạnh tranh

Chủ trì hội thảo, Phó viện trưởng CIEM Nguyễn Thị Tuệ Anh cho biết, hiện nay Bộ Công Thương đang chủ trì xây dựng gói chính sách phát triển ngành công nghiệp ôtô, trong đó có vấn đề làm thế nào để giảm chi phí cho doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

Nhưng, để giảm chi phí thì không chỉ phụ thuộc vào các chính sách trực tiếp mà còn có những vấn đề khác, như hình thành các cụm ngành, trong đó có cụm công nghiệp ôtô và cụm công nghiệp hỗ trợ.

Theo Viện phó CIEM thì nhiều quốc gia đã thành công với phát triển cụm công nghiệp ôtô. Ở Việt Nam thì khái niệm cụm ngành đã không còn là mới, nhưng chưa có chính sách cụ thể nào với cụm ngành nói chung và cụm ngành ôtô nói riêng.

“Sự phát triển của cụm ngành ôtô sẽ tạo liên kết giữa các doanh nghiệp và thúc đẩy sự chuyên môn hoá, qua đó giảm chi phí tăng năng lực cạnh tranh”, bà Tuệ Anh nói.

“Vậy hiện nay Việt Nam đã có quy hoạch phát triển cụm công nghiệp ôtô chưa?”, một vị khách mời đến từ Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nêu câu hỏi.

Và câu trả lời từ bà Nguyễn Thị Xuân Thuý (Viện Chiến lược chính sách công nghiệp, Bộ Công Thương), là chưa.(Vneconomy)
---------------------------------

Intel hoàn tất thâu tóm Mobileye với giá 15,3 tỉ USD

Gần nửa năm sau khi công bố kế hoạch mua lại Mobileye, Intel vừa tuyên bố hoàn tất các thủ tục cuối cùng để sở hữu công ty phát triển hệ thống xe thông minh của Israel.

voi mobileye, intel se tro nen lon manh hon trong linh vuc cong nghe xe thong minh anh: intel

Với Mobileye, Intel sẽ trở nên lớn mạnh hơn trong lĩnh vực công nghệ xe thông minh ẢNH: INTEL

Theo Neowin, thỏa thuận mua lại Mobileye với giá 15,3 tỉ USD được Intel công bố vào ngày 13.3. Công ty của Israel được biết đến với việc phát triển các hệ thống hỗ trợ lái xe dựa trên thị giác và công nghệ không người lái dựa trên máy học, phân tích dữ liệu, bản địa hóa và lập bản đồ.

Intel cho rằng, việc mua lại Mobileye sẽ giúp hợp nhất các công nghệ cao cấp từ hai công ty để phát triển các giải pháp lái xe không cần tài xế, biến Intel trở thành một trong những nhà lãnh đạo trong ngành công nghiệp ô tô.

Ngay sau khi thỏa thuận hoàn tất vào ngày 8.8, Intel đưa ra tuyên bố về kế hoạch hợp nhất Automated Driving Group (ADG) với Mobileye. CEO Intel Brian Krzanich cho rằng đây là một thách thức thú vị về kỹ thuật và cũng là cơ hội tăng trưởng to lớn dành cho Intel.

Theo ông Krzanich, xe tự hành sẽ giúp biến đổi ngành công nghiệp ô tô, cải thiện xã hội và cứu sống hàng triệu người trên thế giới.

Được biết, tuy rơi vào tay Intel nhưng Mobileye vẫn đặt trụ sở tại Israel. Công ty sẽ được điều hành bởi Phó chủ tịch cấp cao của Intel kiêm CTO Mobileye Amnon Shashua. Ông thay thế cho đồng sáng lập, chủ tịch kiêm CEO Mobileye Ziv Aviram đã rời khỏi công ty.

Trong thông báo của mình, Intel hy vọng việc mua lại vẫn giúp cả hai công ty duy trì các mối quan hệ hiện có về công nghệ, khách hàng với các nhà sản xuất ô tô, nhà cung cấp cấp 1 và các đối tác bán dẫn khác.(Thanhnien)

Trở về

Bài cùng chuyên mục