Sàn chứng khoán Chicago sẽ “về tay” nhóm NĐT Trung Quốc
Goldman Sachs: Giá dầu sẽ xuống dưới 20 USD/thùng
Hướng dẫn hoàn thuế GTGT đối với mặt hàng bông nhập khẩu
Bỏ thu lệ phí xuất khẩu nhân điều từ 1-4
Việt Nam bắt đầu nhập khẩu nội tạng lợn từ thị trường Nga
Tin kinh tế đọc nhanh 03-03-2016
- Cập nhật : 03/03/2016
Đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội lãi 32.000 tỉ đồng
Bộ trưởng Bộ Lao động - thương binh và xã hội Phạm Thị Hải Chuyền trả lời chất vấn của các đại biểu tại phiên họp - Ảnh: Vũ Thủy
Ông Bùi Sỹ Lợi - Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết năm 2015, ước lãi thu được từ đầu tư đạt 32.000 tỉ đồng, tăng 27,7% so với 2014.
Sáng 2-3, tại phiên họp toàn thể lần thứ 14 của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, bà Phạm Thị Hải Chuyền - Bộ trưởng Bộ Lao động - thương binh và xã hội đã thay mặt Chính phủ trình bày báo cáo về tình hình quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội năm 2015.
Theo đó, tính đến hết 31-12-2015, hơn 12 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, tăng gần 5,4% so với năm 2014. Số thu bảo hiểm xã hội bắt buộc khoảng 145.600 tỉ đồng, tăng 11,2 % so với 2014. Đồng thời nợ bảo hiểm xã hội bắt buộc đã giảm xuống gần 940 tỉ đồng tuy số nợ vẫn cao (gần 5.700 tỉ đồng).
Đặc biệt hoạt động đầu tư quỹ cũng có nhiều tiến triển.
Ông Bùi Sỹ Lợi - Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội nhận định rằng đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội có kết dư, đươc bảo toàn, có tăng trưởng. Bình quân lãi suất 7,9% so với mặt bằng lãi suất hiện nay là một chuyển biến tốt.
Cụ thể, trong năm 2015, ước số lãi thu được từ đầu tư đạt 32.000 tỉ đồng, tăng 27,7% so với năm 2014.
Quỹ bảo hiểm xã hội có các hình thức đầu tư cụ thể: ngân sách Nhà nước vay, mua trái phiếu Chính phủ, cho Ngân hàng thương mại Nhà nước vay.
Cơ cấu đầu tư có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỉ lệ cho Ngân sách Nhà nước vay và mua trái phiếu Chính phủ, giảm dần tỉ lệ cho Ngân hàng thương mại Nhà nước vay.
Tính đến hết 31-12-2015, số dư đầu tư quỹ đã đạt 435.129 tỉ đồng, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2014.
Tuy nhiên, tại phiên họp, nhiều đại biểu cũng bày tỏ băn khoăn về chi phí bộ máy quản lý hiện nay còn lớn, kết quả đạt được không tương xứng.
Năm 2015 số chi quản lý gần 7.900 tỉ đồng, trong đó ngoài chi phí hoạt động bộ máy của cơ quan bảo hiểm xã hội, các đơn vị ngành lao động - thương binh và xã hội, còn một phần lớn phục vụ công tác thu, chi, quản lý đối tượng, chi ứng dụng công nghệ thông tin, chi đầu tư phát triển.
Về vấn đề này, ông Bùi Sỹ Lợi yêu cầu Bộ Lao động - thương binh và xã hội, ngành bảo hiểm xã hội phải nghiên cứu đổi mới cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy chi trả bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội nói chung, chuyển sang dịch vụ công khoán chi phí theo hiệu quả đầu ra. Đồng thời phải tổ chức bộ máy chuyên nghiệp, nâng cao tinh thần, trách nhiệm, thái độ phục vụ.
“Lắm lúc người ta nghĩ anh có cửa, anh tạo ra quyền lực quá cao, khiến tình cảm của người dân tham gia bảo hiểm xã hội không gắn bó”, ông lưu ý.
Ý tưởng “điên rồ”, đại gia BĐS Bitexco đang làm những thứ chẳng giống ai
Khi các “ông lớn” địa ốc đang mải miết với thị trường căn hộ cao cấp, bất động sản nghỉ dưỡng thì Bitexco lại “án binh bất động”, nhưng đằng sau đó lại là một kế hoạch “khác người” của ông Vũ Quang Hội, chủ tịch Bitexco.
Xuất thân trong một gia đình có truyền thống kinh doanh ở Thái Bình đi lên từ ngành dệt, sau đó ông Vũ Quang Hội đã gây dựng lên thương hiệu nước khoáng đóng chai nổi tiếng một thời –Vital.
Thế nhưng, không theo đuổi 2 lĩnh vực mà gia đình có truyền thống kinh doanh, vị thuyền trưởng của tập đoàn Bitexco lại “bén duyên” với bất động sản. Cái “duyên đó” đến từ một quyết định mua lại mảnh đất trên đường Nguyễn Huệ (Sài Gòn) từ một nhà đầu tư Singapore do phá sản bán lại hồi năm 1997 ( khu đất được xây tháp văn phòng Bitexco ngày nay).
Thậm chí, ông còn quyết định chi tới 80 triệu USD để tạo lập dự án, khi đó nhiều người còn nói ông Hội như một người “điên”.
Với tâm niệm "tại sao mình lại không thể biến cái người ta không thể thành cái ta có thể ?", ông Vũ Quang Hội sau đó đã cho ra đời nhiều công trình tầm cỡ khác, khiến nhiều người cũng phải bất ngờ. Khi mà người Hà Nội mới chỉ biết tới những khu nhà ở cao tầng bình thường như Linh Đàm, thì một khu chung cư cao cấp The Manor Hanoi sang trọng bậc nhất Thủ đô đã mọc lên hồi 2007. Lại một lần nữa ông Hội được cho là doanh nhân có ý tưởng kinh doanh “điên rồ”.
Rồi sau đó là tháp tài chính Bitexco Financial khởi động năm 2005, khi đó cộng đồng doanh nghiệp trong nước còn hoài nghi về tính khả thi của dự án, bởi sẽ khó có doanh nghiệp nào đủ tiềm lực tài chính để xây được tòa tháp cao quá 40 tầng. Nhưng, với ý tưởng xây tòa nhà cao nhất Việt Nam, ông Hội đã phải bỏ ra hàng trăm triệu USD để thực hiện ước mơ này.
Cuối cùng đến năm 2010, tháp tài chính Bitexco tráng lệ bên sông Sài Gòn cũng được hoàn thành, như một biểu tượng cho sự phát triển năng động của Tp.HCM.
Mới đây, tạp chí Forbes Việt Nam đã có bài viết về ông Vũ Quang Hội, trong đó Forbes đã gọi ông là một “người xây biểu tượng”. Trả lời Forbes, ông Hội cho biết quan điểm kinh doanh của mình là “lúc nghịch thì phải tính thuận, và lúc thuận thì phải tính nghịch”.
Có lẽ vì thế mà trong lúc thị trường đang “thuận” như hiện nay, các “ông lớn” địa ốc mải miết với căn hộ cao cấp, bất động sản nghỉ dưỡng thì vị chủ tịch Bitexco lại đang “ngược dòng”.
Dù có dự án tổ hợp căn hộ cao cấp, khách sạn, văn phòng ngay “đất vàng” trung tâm quận 1 đấy –dự án The One, nhưng Bitexco vẫn đang thi công một cách tà tà, khởi công từ 2012 đến nay vẫn đang làm hầm; Hay dự án 1,9 tỉ USD The Manor Central Park (Hanoi) cũng chỉ rục rịch làm hạ tầng. Thay vào đó, là những kế hoạch “khác người” với những siêu dự án.
Mới đây, Bitexco vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo thành phố Hải Phòng về ý tưởng biến hòn đảo còn hoang sơ Cát Hải thành đảo thông minh, là một đô thị hiện đại.
Theo như ý tưởng quy hoạch này, thì đảo Cát Hải được nghiên cứu phát triển thành 2 khu chính gồm có khu đảo (cả phần đất liền và lấn biển) và khu cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng và khu phi thuế quan có tổng diện tích lên tới 5.000ha.
Ý tưởng của Bitexco, đó là xây dựng hòn đảo này thành một đô thị khác biệt cho Hải Phòng, một đô thị cảng biển, mục tiêu hướng đến đó là trung tâm trong khu vực hành lang kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh, nhằm tận dụng lợi thế đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, sân bay quốc tế Cát Bi, khu kinh tế Đình Vũ…
Phía Bắc đảo sẽ là một đô thị thông minh phát triển các loại hình bất động sản nhà ở, resort, công viên, trung tâm thương mại, du lịch nghỉ dưỡng; Phía Nam đảo phát triển công nghiệp. Thậm chí, đảo Cát Hải còn được phác thảo có các khu đô thị mới, khu nhà ở; trung tâm thương mại dịch vụ; khu ở của công nhân… quy tụ hai bên tuyến đường sắt đô thị trên cao.
Hồi cuối năm 2015, Bitexco cũng đã khiến giới địa ốc bất ngờ khi “bắt tay” với một đại gia Dubai -Emaar Properties PJSC, và đã được UBND Tp.HCM chỉ định liên danh này là nhà đầu tư Khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa.
Trong vòng 15 năm, sẽ biến khu đất 427ha gồm toàn bộ phường 28, quận Bình Thạnh (phần lớn là đất nuôi trồng thủy sản của hàng nghìn hộ dân) thành đô thị tầm cỡ. Chi phí để xây dựng hạ tầng của siêu dự án này theo Bitexco lên tới 30.000 tỉ đồng.
Với những gì đã làm và đang ấp ủ, ông xứng đáng nhận được từ các doanh nhân khác sự ngưỡng mộ. Trong lúc nhiều đại gia địa ốc khác đang thăng hoa thì ông Hội vẫn lặng lẽ chọn cho mình một con đường riêng, tuy “khác người” nhưng ở đó vị chủ tịch Bitexco vẫn thấy nhiều cơ hội và chỉ dành cho những ai quyết tâm làm.
Hà Nội công bố danh sách 26 chủ đầu tư được phép "bán nhà trên giấy"
Mới đây, Sở Xây dựng Hà Nội đã công bố danh sách 26 chủ đầu tư đã được Sở có văn bản chấp thuận bất động sản (BĐS) hình thành trong tương lai đủ điều kiện được đưa vào kinh doanh theo quy định.
Theo đó, dự án có số lượng nhà ở ít nhất được phê duyệt lần này là dự án Khu nhà ở công trình công cộng, thể thao của Công ty đầu tư phát triển hạ tầng VIGLACERA với 33 lô.
Dự án Khu chức năng đô thị tại khu đất Dệt 8/3 và Hanosimex do Công ty cổ phần phát triển đô thị Nam Hà Nội làm chủ đầu tư có số căn hộ hình thành trong tương lai đủ điều kiện kinh doanh nhiều nhất với 2.368 căn.
Dưới đây là danh sách 26 dự án đủ điều kiện bán nhà:
1. Dự án ĐTXD Tòa nhà Công ty cổ phần VICEM Vật tư vận tải xi măng
2. Dự án nhà ở hỗn hợp cao tầng Đồng Phát
3. Dự án tổ hợp nhà ở xã hội và dịch vụ thương mại AZ Thăng Long
4. Đầu tư xây dựng Khu nhà ở để bán
5. Dự án Tòa nhà hỗn hợp đa năng và chung cư cao cấp Vinafor Hanoi Landmark 51
6. Dự án đầu tư xây dựng Tháp thủ đô Xanh - Dự án Ecolife
7. Chung cư M1C thuộc Dự án xây dựng Nhà ở chung cư ký hiệu M1
8. Dự án Nhà ở chung cư cao tầng
9. Tòa nhà CT7, CT8 thuộc dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở thương mại và dịch vụ tại lô đất NO3, NO4, NO5A Khu đô thị Đặng Xá
10. Tòa nhà chugn cư Packexim 2
11. Trung tâm thương mại, nhà ở cao tầng và thấp tầng Hanoivid
12. Nhà chung cư CT09 khu Cổ Ngựa, khu đô thị mới Mỗ Lao
13. Chung cư D2- CT2 Khu đô thị mới Tây Nam hồ Linh Đàm
14. Tổ hợp công trình hỗn hợp Pandora
15. Dự án khu Biệt thự - Khu Đoàn ngoại giao
16. Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở phía Đông hồ Nghĩa Đô
17. Dự án Hải Đăng City
18. Khu nhà ở, văn phòng, nhà trẻ và trường tiểu học
19. Dự án Udic Riverside 1
20. Dự án Khu chức năng đô thị tại khu đất Dệt 8/3 và Hanosimex
21. Dự án Khu nhà ở sinh thái Xuân Phương
22. 33 lô Liền kề thuộc dự án Khu nhà ở công trình công cộng, thể thao
23. Dự án nhà chung cư tại ô đất NO - 09 khu Tái định cư phường Giang Biên, quận Long Biên
24. Khu hỗn hợp cao tầng văn phòng, dịch vụ thương mại và nhà ở
25. Xây dựng nhà chung cư tại ô đất NO10
26. Dự án nhà chung cư cao tầng B(B1, B2,DV) tại ô đất CT2 Khu đô thị Tây Nam hồ Linh Đàm
Ngân hàng đua lãi suất kỳ hạn dài
Theo tìm hiểu của VnExpress, lãi suất huy động tại một số ngân hàng bắt đầu dâng cao từ những ngày cuối tháng 2. Như tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), lãi suất huy động niêm yết cao nhất lên 7,9% một năm, nhưng áp dụng cho chứng chỉ tiền gửi từ 36 tháng. Tương tự, tại Ngân hàng Đông Nam Á (SeaBank), trên website của nhà băng này có niêm yết mức lãi suất tới 8% cho kỳ hạn 13 tháng nhưng kèm điều kiện là khách hàng thân quen nhiều năm và gửi số tiền vài trăm tỷ đồng trở lên.
Lãi suất kỳ hạn dài tại nhiều ngân hàng vọt lên gần 8% một năm, gửi online có thể được cộng thêm 0,1-0,2%. Ảnh: Thanh Lan.
Một số ngân hàng có trụ sở ở phía Nam cũng mạnh tay hút vốn gửi dài hạn khi đưa lãi suất huy động lên trên 8% một năm. Tại Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), khách gửi từ 10 tỷ đồng trở lên, kỳ hạn 36 tháng được trả lãi suất 8% một năm. Tương tự, mức lãi suất này cũng được Ngân hàng Phương Đông (OCB) chào mời với khách gửi 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ.
Trong khi đó, tại các ngân hàng quốc doanh, lãi suất huy động cao nhất chỉ từ 6,2-6,4% một năm. Trao đổi với VnExpress, đại diện phòng nguồn vốn của một ngân hàng thương mại Nhà nước cho biết, sở dĩ các nhà băng có dấu hiệu đua lãi suất kỳ hạn dài nhằm đón đầu Thông tư 36 sửa đổi. Theo bản dự thảo văn bản vừa được nhà điều hành công bố, các ngân hàng chỉ được dùng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn, thay vì được 60% trước đó.
Tổng giám đốc một ngân hàng đang chào mức lãi suất cao trên thị trường thì cho rằng: "Đầu năm là giai đoạn dễ hút vốn nên nếu đẩy mạnh chương trình cho kỳ hạn dài sẽ là một cơ hội tốt".
Quy định về trần lãi suất của Ngân hàng Nhà nước chỉ khống chế với các kỳ hạn ngắn (từ một đến dưới 6 tháng). Với các kỳ hạn dài, ngân hàng được thỏa thuận lãi suất theo thị trường.
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành chỉ thị 01 yêu cầu các nhà băng thực hiện nghiêm quy định về lãi suất. Nhà điều hành khẳng định sẽ giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định nhằm phát hiện các vi phạm và sẽ xử lý nghiêm. Tuy nhiên, sang đầu tháng 3, có ngân hàng vẫn tiếp tục "đi đêm" lãi suất kỳ hạn ngắn. Theo đó, nhà băng sẽ mời chào và trả khoản chênh lệch lãi suất thông qua chương trình khuyến mại, bốc thăm đầu xuân.
Theo một chuyên gia ngân hàng, lãi suất tăng cao là tín hiệu tốt với người gửi tiền nhưng càng chứng tỏ cơ hội lãi suất cho vay giảm trong năm 2016 rất khó khăn. Lãi suất khó giảm cũng từng được đại diện Ngân hàng Nhà nước thừa nhận. Trao đổi với VnExpress gần đây, ông Bùi Quốc Dũng - Vụ trưởng Vụ chính sách Tiền tệ Ngân hàng Nhà nước cũng cho rằng nhiệm vụ giữ mặt bằng lãi suất ổn định như hiện nay đã là "một thách thức lớn".
Đăng ký kinh doanh mất 15 phút ở TP HCM
Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM vừa chính thức áp dụng hình thức đăng ký lịch thực hiện hồ sơ qua tổng đài (08) 1080. Theo đó, người dân, doanh nghiệp trong ngoài nước muốn thực hiện đăng ký, cấp đổi, bổ sung thủ tục kinh doanh sẽ được cán bộ soạn hồ sơ tại chỗ. Mọi thủ tục được thực hiện trong vòng 15 phút.
Để thực hiện thủ tục này, đầu tiên người dân gọi tổng đài (08) 1080 để đặt lịch hẹn với Phòng Đăng ký Kinh doanh của Sở Kế hoạch Đầu tư. Khách hàng có thể tự lựa chọn thời gian hẹn theo nhu cầu, nhưng phải trước 1 ngày.
Đến giờ hẹn, chỉ cần mang giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy ủy quyền đến trực tiếp tại quầy và đưa ra yêu cầu. Cán bộ phòng Đăng ký Kinh doanh sẽ hỗ trợ soạn hồ sơ, in và khách chỉ cần ký, nộp hồ sơ tại chỗ. Mỗi bộ hồ sơ được hoàn thiện trong vòng 15 phút và khách không phải tốn chi phí trợ giúp, in hồ sơ.
Trong trường hợp hồ sơ có những điều kiện không thể thực hiện tại chỗ như ngành nghề có điều kiện, hồ sơ thay đổi cần biên bản cuộc họp..., cán bộ đơn vị sẽ ghi phiếu hướng dẫn những thủ tục còn thiếu để hoàn thiện.
Những hồ sơ đã đầy đủ, sau 3 ngày sẽ được giải quyết xong. Nếu khách hàng có nhu cầu có thể được chuyển trả qua đường bưu điện.
Đơn vị này cũng đưa ra thông báo cho biết nếu người dân phát hiện cán bộ, nhân viên không làm đúng quy trình, gây khó dễ hãy liên hệ trực tiếp với lãnh đạo Sở theo các đầu số đã niêm yết để được giải quyết.
Theo Chủ tịch UBND TP HCM - Nguyễn Thanh Phong, năm 2016 thành phố sẽ tập trung "tăng tốc" cải cách hành chính trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt, việc cải cách tập trung ở khối kinh tế để tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp trong ngoài nước đầu tư.
Trước đó, năm 2014, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM cũng triển khai phục vụ đăng ký doanh nghiệp tại nhà cho người dân có nhu cầu.