Điện tử Việt Nam liệu có thể kiếm nhiều tiền hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu?; Nhà nước sẽ có thêm 10.000 tỷ đồng từ bán vốn trong tháng 12, chưa kể Sabeco; Chuyên gia hoài nghi bitcoin sẽ vỡ vụn hay tiếp tục tăng giá; Giá điện bán lẻ tăng bình quân hơn 6%
Tin kinh tế đọc nhanh sáng 30-11-2017
- Cập nhật : 30/11/2017
VietJet Air thu hút dự án sản xuất linh kiện cho Boeing?
Công ty Huneed Technologies thông tin rằng một nhà máy chuyên sản xuất dây điện cung cấp cho hãng máy bay Boeing có thể sẽ được thành lập tại TP.HCM.
Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn, ông Eugene Kim, Chủ tịch Công ty Huneed Technologies – đối tác và nhà cung cấp chiến lược của Boeing thông tin rằng một nhà máy chuyên sản xuất dây điện cung cấp cho hãng máy bay Boeing có thể sẽ được thành lập trong thời gian tới.
Huneed tham gia một cuộc thi cung cấp thiết bị cho hãng máy bay Boeing và nếu thắng trong cuộc thi này Công ty sẽ có chiến lược mở rộng sản xuất và TP.HCM được lựa chọn để đặt nhà máy. Hôm nay, ông đã có chuyến thị sát Khu công nghệ cao TP.HCM, nơi ông tính sẽ mở nhà máy trong thời gian tới nếu thắng trong cuộc thi này.
Nói về lý do tại sao lại mở nhà máy sản xuất dây điện cung cấp cho tập đoàn Boeing tại TP.HCM ông Eugene Kim cho hay, hiện tại hãng máy bay Vietjet Air đã có kế hoạch mua 100 máy bay Boeing. Mà theo Boeing thì hãng máy bay tại nước sở tại nào đặt mua nhiều máy bay của mình sẽ ưu tiên mở nhà máy tại nước đó. Thứ nhất để tiện cung cấp thiết bị thứ hai để tạo công việc làm cho lao động nước sở tại.
Trước đó, vào tháng 5/2016, Vietjet Air và Tập đoàn chế tạo máy bay Boeing (Mỹ) đã ký kết hợp đồng đặt mua 100 tàu bay B737 MAX 200, trị giá 11,3 tỷ USD theo giá hiện hành. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc Vietjet và ông Ray Conner, Tổng giám đốc của Tập đoàn chế tạo máy bay Boeing đã thực hiện ký kết hợp đồng quan trọng này.
Hiện tại, Vietjet khai thác 45 máy bay A320 và A321, thực hiện hơn 300 chuyến bay mỗi ngày với 63 đường bay phủ khắp các điểm đến tại Việt Nam và các đường bay quốc tế đến Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Myanmar, Campuchia... Hãng đặt mục tiêu sẽ có một đội máy bay 200 chiếc vào năm 2023.(NCĐT)
-------------------------
Giá than ở châu Á tăng cao
Giá than tăng khoảng 30% so với mức thấp trong năm nay khi Trung Quốc tìm kiếm nguồn cung mới.Nguồn ảnh: Nikkei
Việc tái tổ chức trong ngành khai thác than của Úc cùng với nhu cầu dai dẳng từ Trung Quốc đang gây áp lực lên giá than.
Giá than nhiệt dùng trong sản xuất điện đã vượt lên mức cao ở châu Á, với mức giá hiện tại đối với than chuẩn của Úc gần đây khoảng 95 USD/ tấn, cao hơn 30% so với mức thấp trong tháng 5.2017.
Xu hướng chủ yếu phản ánh sự nhập khẩu nhanh của Trung Quốc. Nhưng mối quan tâm đang nổi lên rằng việc củng cố số lượng nhỏ các công ty khai thác than chiếm ưu thế trong ngành công nghiệp ở Úc, một quốc gia sản xuất lớn, sẽ làm trầm trọng thêm điều nay.
Kiah Wei Giam, nhà phân tích của Công ty Nnghiên cứu Anh Wood Mackenzie, cho biết trong giai đoạn đầu năm, Trung Quốc đã nhập than than nhiệt nhiều hơn 6% thông qua cảng biển của họ so với một năm trước đó.
Trước khi bán đơn vị than nhiệt của Australia, Rio Tinto cạnh tranh với Glencore cung cấp cho Nhật Bản, chủ động đàm phán giá trong một vài năm. Một quan chức của công ty điện lực ở miền đông Nhật Bản nói rằng, bây giờ Glencore là nhà cung cấp lớn duy nhất, "rất khó để chuyển sang các nhà cung cấp khác".
Nhật Bản nhập khẩu 3/4 lượng than từ Úc, với Glencore cung cấp than chất lượng cao. Một trong những công ty điện lớn nhất của Nhật Bản, Tohoku Electric Power , cung cấp điện cho vùng Đông Bắc Nhật Bản, đã đồng ý mua than Glencore với giá 94,75 USD / tấn trong năm từ tháng 10. Đó là khoảng 10% so với hợp đồng cho năm từ tháng 4.
Theo báo cáo tháng 11 của Cơ quan Tài nguyên và Năng lượng Nhật, Glencore sẽ tăng tỷ trọng khai thác than nhiệt của Australia để xuất khẩu lên 29% từ 26%. Nếu xu hướng củng cố ngành công nghiệp tiếp tục, các cuộc đàm phán về giá có thể trở nên ngày càng khó khăn, cơ quan này cho biết.
Một sự cân bằng có thể đối với Úc là Nga, nước có kế hoạch tăng xuất khẩu than sang châu Á khi châu Âu quay lưng lại với việc sản xuất điện đốt than. Được hỗ trợ bởi sự mất giá của đồng tiền, đồng Rub, thị phần than của Nhật trong thị trường than của Nhật có thể tăng từ dưới 10% vào năm 2016.
Tuy nhiên, giá giao ngay, ngày càng trở nên quan trọng như một chuẩn, sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi xu hướng Trung Quốc. Nhật ngày càng nhập khẩu than nhiệt trên cơ sở tại chỗ, hoặc theo hợp đồng gần đây.
Wood Mackenzie dự đoán nhu cầu ở Trung Quốc có thể sẽ giảm sau mùa đông này, dự báo giá than nhiệt sẽ trung bình từ 85 đến 90 USD/ tấn vào năm 2018.(NCĐT)
----------------------
Robot sẽ 'cướp' việc của 1/5 lực lượng lao động toàn cầu
800 triệu nhân công trên toàn thế giới có thể mất việc làm vào tay robot và tự động hóa vào năm 2030, tương đương với hơn 1/5 lực lượng lao động toàn cầu hiện nay.
Đây là kết luận trong báo cáo về 46 quốc gia và hơn 800 ngành nghề của nhóm nghiên cứu McKinsey & Co. Cả những nước phát triển và đang phát triển đều sẽ bị ảnh hưởng, công ty tư vấn cho biết hôm thứ tư (29/11).
Thợ vận hành máy, nhân viên tại các cửa hàng đồ ăn nhanh và nhân viên hỗ trợ (back-office) tại các công ty nằm trong số những người sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất nếu tự động hóa lan nhanh.
Số lượng việc làm bị robot thay thế ở các nước tính đến năm 2030 (Nguồn: Bloomberg).
Nghiên cứu của Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey cho biết, dù độ phủ sóng của robot chậm hơn thì khoảng 400 triệu công nhân vẫn bị thay thế bởi tự động hóa trong 13 năm tới.
Trong khi đó, nhiều loại hình công việc mới sẽ xuất hiện nhưng người lao động sẽ phải học các kỹ năng mới. Theo báo cáo, những công việc đó sẽ bao gồm chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi, chuyên gia công nghệ và thậm chí là làm vườn.
"Tất cả chúng ta sẽ phải thay đổi và học cách làm những việc mới theo thời gian", Michael Chui - một đối tác của McKinsey ở San Francisco - nhận định. (NDH)
-----------------
Uber hợp tác với ví điện tử MoMo
Công ty Uber cho phép khách hàng Việt Nam sử dụng ví điện tử MoMo để thanh toán, mở ra cơ hội cho hàng triệu người không có thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ.
Cái bắt tay với Momo là một bước tiến mới cho công ty khởi nghiệp có giá trị nhất thế giới ở Đông Nam Á. Hiện nay, Uber mới chỉ cho khách hàng thanh toán bằng tiền mặt hoặc thẻ tín dụng/ghi nợ.
Được quỹ cổ phần của Standard Chartered và Goldman Sachs đầu tư, MoMo có 5 triệu người sử dụng để thanh toán hóa đơn tiện ích, mua vé máy bay và truy cập các dịch vụ khác. Uber đưa ra quyết định này trong bối cảnh các đối thủ cạnh tranh như Grab và hãng xe ôm công nghệ Indonesia Go-Jek áp dụng các nền tảng thanh toán số ngay trong ứng dụng để thu hút người tiêu dùng.
Uber bắt tay với Momo để cho khách hàng thêm lựa chọn thanh toán (Nguồn: Reuters).
Mặc dù dân số Đông Nam Á khá cao - 620 triệu, nhiều người trong khu vực vẫn chưa tiếp cận được với các dịch vụ ngân hàng và vẫn quen dùng tiền mặt. "Châu Á có một hệ sinh thái thanh toán độc đáo và chúng tôi cam kết phục vụ khách hàng theo cách họ muốn", Brooks Entwistle - Giám đốc kinh doanh của Uber châu Á - Thái Bình Dương - phát biểu trong một tuyên bố. Ông cho biết hãng sẽ mở rộng các lựa chọn thanh toán, bao gồm ví điện tử.(NDH)