tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 30-05-2017

  • Cập nhật : 30/05/2017

Việt Nam nhập siêu 800 triệu USD trong tháng 5

Theo Tổng cục Thống kê, Việt Nam ước tính nhập siêu 800 triệu USD trong tháng 5. Tính chung 5 tháng đầu năm 2017 con số nhập siêu đạt trên 2,7 tỷ USD.

viet nam nhap sieu 800 trieu usd trong thang 5-anh minh hoa.

Việt Nam nhập siêu 800 triệu USD trong tháng 5-Ảnh minh họa.

 

Tổng cục Thống kê vừa công bố số liệu xuất nhập khẩu 5 tháng đầu năm 2017.

Theo đó, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam trong tháng 5 ước đạt 17,2 tỷ USD, giảm 1,9% so với tháng trước. Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 4,8 tỷ USD, tăng 3,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 12,4 tỷ USD, giảm 3,7%.

Kim ngạch một số mặt hàng tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Điện thoại và linh kiện tăng 31,9%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 47,2%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác tăng 43,1%.

Tính chung 5 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 79,3 tỷ USD, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm 2016, Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 22,1 tỷ USD, tăng 13,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 57,2 tỷ USD, tăng 19%.

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu Việt Nam trong tháng 5 ước tính đạt 18 tỷ USD, tăng 3,7% so với tháng trước. Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 7,1 tỷ USD, tăng 8,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 10,9 tỷ USD, tăng 1%.

Tính chung 5 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính đạt 82 tỷ USD, tăng 23,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 32,4 tỷ USD, tăng 18,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 49,6 tỷ USD, tăng 27,5%.

Như vậy, trong tháng 5 Việt Nam ước tính nhập siêu 800 triệu USD, đưa cán cân thương mại 5 tháng đầu năm 2017 thâm hụt trên 2,7 tỷ USD.

Con số 2,7 tỷ này bằng 3,4% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 10,36 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 7,65 tỷ USD. 

Về thị trường nhập khẩu trong 5 tháng đầu năm, Tổng cục Thống kê cho biết, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 22 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2016.

Tiếp đến là Hàn Quốc đạt 18,6 tỷ USD, tăng 51,9%; ASEAN đạt 11,1 tỷ USD, tăng 16,6%; Nhật Bản đạt 6,5 tỷ USD, tăng 15,5%; EU đạt 4,6 tỷ USD, tăng 13,9%; Hoa Kỳ đạt 3,8 tỷ USD, tăng 22%.

Về thị trường hàng hóa xuất khẩu 5 tháng đầu năm, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 16 tỷ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước.

Tiếp đến là EU đạt 14,6 tỷ USD, tăng 9,5%; Trung Quốc đạt 10,5 tỷ USD, tăng 40,3%; ASEAN đạt 8,6 tỷ USD, tăng 26%; Nhật Bản đạt 6,4 tỷ USD, tăng 16,6%; Hàn Quốc đạt 5,7 tỷ USD, tăng 34,4%. (Bizlive)
-------------------------------

Nở rộ kinh doanh mua bán tiền giả qua mạng

Đôi nam nữ mang tiền giả gửi vào tài khoản cá nhân của ngân hàng Sài Gòn Thương Tín thì bị phát hiện và bắt giữ. Tìm hiểu, được biết trên mạng xã hội đang nở rộ cơn sốt buôn bán tiền giả khiến nhiều người ham tiền đang điên đảo.

 

mot tai khoan cong khai ban tien gia tren mang xa hoi.

Một tài khoản công khai bán tiền giả trên mạng xã hội.

 

Vụ việc xảy ra vào 11h trưa 25/5 tại ngân hàng thuộc huyện Bình Chánh (TPHCM) mới đây lại một lần nữa dấy lên cơn sốt mua bán tiền giả. Được biết đôi nam nữ này mang 17,4 triệu đồng với 87 tờ tiền mệnh giá 200 nghìn đồng đến gửi vào tài khoản cá nhân mở tại ngân hàng này. Qua kiểm tra, nhân viên ngân hàng phát hiện là tiền giả nên đã tìm cách giữ chân 2 khách hàng này; đồng thời âm thầm trình báo cơ quan công an địa phương.

Trên các trang mạng xã hội thời gian qua, việc hám lợi từ mua tiền giả giống đến 98% với mức chênh lệch cao đã khiến nhiều người mờ mắt. Nhiều người đã chuyển khoản tiền đặt cọc và không bao giờ nhận được hàng như thỏa thuận.

Đầu tháng 5, trong một lần lên mạng, anh Nguyễn Văn Tiến (Đà Nẵng) bất ngờ khi thấy hàng loạt các trang cá nhân công khai rao bán tiền giả với những lời mời chào hấp dẫn. Nhấp chuột vào trang có tên “buôn bán tiền giả...”, anh càng ngạc nhiên hơn khi đọc lời rao bán với mức chênh lệch cao cùng khẳng định chắc nịch về uy tín.

Trót nổi lòng tham, anh Tiến liên lạc giao dịch mua 10 triệu đồng tiền giả với giá 1 triệu đồng tiền thật. Bên bán không đồng ý gặp mặt, ra điều kiện anh phải chuyển trước 30% bằng các thẻ cào để đặt cọc với lý do đảm bảo đơn hàng là thật. Thỏa thuận kỹ càng, anh Tiến chuyển tiền và không thấy được giao hàng. Và khi không thể liên lạc người này, anh hiểu đã bị một vố lừa.

canh mua ban tien gia cong khai duoc chu tai khoan nay dang len mang de cau khach.

Cảnh mua bán tiền giả công khai được chủ tài khoản này đăng lên mạng để câu khách.

Không những vậy, rất nhiều chủ tài khoản buôn bán tiền giả khác cũng có những lời khẳng định chắc nịch như:

"Tiền của Tôi chỉ dành cho những người khó khăn, nghèo khổ, nợ nần ko lối thoát..
Và tuyệt đối tin tưởng nhau mới có được.

BUÔN BÁN TIỀN GIẢ TRAO HÀNG TẬN TAY GIAO HÀNG TẬN NHÀ 
* Về mua bán tiền giả :
Tiền giả hiện tại chỉ có máy soi mới phát hiện được chứ mắt thường không thể thấy được.
Loại tiền giả hiện có gồm: 500k , 200k, 100k , 50k 
Giá mua tiền giả :
Mua 1 triệu tiền thật = 10 triệu tiền giả.
Hình thức mua bán:
- Các bạn cho tên, địa chỉ nhận hàng cụ thể và số điện thoại..
- Cọc 30% + ship ( card Vietel )
(Tại sao không phải cọc ? Vì để lọc khách hàng ảo)
*** Làm ăn uy tín lâu dài, sẽ được làm đại lý cho shop ***"

nhieu nguoi ham loi da bi lua tu nhung coc tien gia nhu the nay.

Nhiều người hám lợi đã bị lừa từ những cọc tiền giả như thế này.

Nhiều người cho biết, việc đăng ảnh hấp dẫn cùng những lời quảng cáo "có cánh" về mua bán tiền giả chỉ là chiêu trò lừa đảo đánh vào lòng tham của nạn nhân. Trong khi đó, người bị lừa không dám trình báo công an, đành "ngậm đắng nuốt cay" vì sợ bị liên đới về tội mua bán tiền giả.

cach thuc cac doi tuong mua ban tien gia trao doi voi cac nan nhan.

Cách thức các đối tượng mua bán tiền giả trao đổi với các nạn nhân.

Theo Điều 180, Bộ luật Hình sự 1999 thì Hành vi mua bán tiền giả, không phân biệt giá trị lớn nhỏ, đều có thể bị xử lý hình sự về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả . Tùy theo số tiền, mức phạt có thể lên tới hình phạt tù chung thân. Trường hợp rao bán tiền giả chỉ là thủ đoạn để chiếm đoạt tiền, nếu gây thiệt hại từ 2 triệu đồng trở lên, người này sẽ bị xử lý về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, theo quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự.( Phụ Nữ TP.HCM)

-----------------------------------------

VietJet muốn là công ty Việt đầu tiên niêm yết ở nước ngoài

Hãng hàng không giá rẻ VietJet đang trao đổi với một số sàn chứng khoán nước ngoài nhằm huy động thêm vốn sau các kế hoạch mua máy bay trị giá hàng tỷ USD.

"Một số sàn giao dịch nước ngoài, như London, Hong Kong hay Singapore đã tìm đến chúng tôi. Họ đều tỏ ra khá hứng thú với cổ phiếu VietJet", bà Nguyễn Thị Phương Thảo - nhà sáng lập kiêm CEO VietJet cho biết trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg hôm qua. Tuần này, bà cũng sẽ có cuộc gặp quan chức sàn chứng khoán ở New York.Bà Thảo cho biết hồi tháng 4, các cổ đông đã chấp thuận nâng tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư ngoại từ 30% lên 49%. "Niêm yết tại các thị trường lớn sẽ giúp tăng khả năng tiếp cận vốn của chúng tôi, tăng tính thanh khoản và mở rộng danh sách nhà đầu tư", bà cho biết, "Chúng tôi cũng không muốn giấu kỳ vọng trở thành công ty đầu tiên của Việt Nam niêm yết ở nước ngoài".

ba nguyen thi phuong thao trong buoi phong van hom qua. anh: bloomberg

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo trong buổi phỏng vấn hôm qua. Ảnh: Bloomberg

Cổ phiếu VietJet đã tăng gần 50% từ khi bắt đầu giao dịch trên sàn TP HCM cách đây 3 tháng. Trong khi đó, mức tăng của Bloomberg Asia Pacific Airlines Index - chỉ số theo dõi các hãng bay châu Á - Thái Bình Dương chỉ là 6,5%.

VietJet đã hoạt động tại Việt Nam 6 năm, hiện có 136 nhà đầu tư ngoại sở hữu 26% cổ phần, bà Thảo cho biết. Bà hiện nắm hơn 60% hãng bay, cả trực tiếp và thông qua các công ty khác.

Dù vậy, việc tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài sẽ cần Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chấp nhận, do hàng không là lĩnh vực bị hạn chế với trần 30%. Bà Thảo cho biết VietJet đã nộp đơn xin tăng tỷ lệ này.

Hãng dự báo lợi nhuận tăng 36% năm nay, từ 2.500 tỷ đồng năm ngoái. Số hành khách cũng có thể lên 17 triệu người, tăng từ 15 triệu năm ngoái. Tháng 5/2016, họ đã ký hợp đồng trị giá 11,3 tỷ USD với Boeing, mua 100 chiếc 737 Max 200 trong chuyến thăm của cựu Tổng thống Barack Obama đến Việt Nam. Trước đó, họ cũng đã đặt mua 30 chiếc A320neo và 100 chiếc Airbus.

VietJet hiện sở hữu hơn 40% thị phần trong nước. Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines - đối thủ lớn nhất của họ - cũng có thị phần tương đương, Brendan Sobie - nhà phân tích tại CAPA Centre for Aviation cho biết. Thị phần VietJet được dự báo lên 50% trong 3 năm tới.

"Hàng không Việt Nam đang tăng trưởng với tốc độ cao. Khi chúng tôi mở rộng cánh cửa với nhà đầu tư ngoại và tạo ra nhiều cơ hội hơn cho họ, điều đó cũng có nghĩa chúng tôi đang tăng cơ hội cho ngành hàng không và thị trường chứng khoán trong nước, để mở rộng hơn và hòa nhập nhanh hơn vào thị trường hàng không quốc tế", bà Thảo kết luận.(Vnexpress)
-----------------------------

Hà Nội: Đất Đông Anh bỗng tăng giá mạnh

Từng là một trong những tâm điểm của cơn sốt bất động sản giai đoạn 2007 - 2010 ở Hà Nội, đất Đông Anh hiện nay đang sốt trở lại.

 

ha noi: dat dong anh bong tang gia manh - anh minh hoa.

Hà Nội: Đất Đông Anh bỗng tăng giá mạnh - Ảnh minh họa.

 

Chỉ trong vòng chưa đầy 7 năm kể từ năm 2010 giá đất Đông Anh đã trải qua 4 giai đoạn sốt nóng - đóng băng - phá băng - sốt trở lại. Giai đoạn 2010-2011 là thời kỳ “hoàng kim” của đất thổ cư Đông Anh. Chỉ trong vòng 1 năm, nhiều mảnh đất ở Vĩnh Ngọc, Đông Hội, Hải Bối có mức tăng lên tới 80-90%, thậm chí 120%. Ở giai đoạn này, đất thổ cư Đông Anh tăng giá chóng mặt là do cuộc đổ vốn của giới đầu cơ.

Chính vì vậy đến năm 2012-2013, khi thị trường bất động sản (BĐS) rơi vào khủng hoảng, giao dịch đất thổ cư nơi đây cũng đóng băng. Thế nhưng, 3 năm kế tiếp (từ 2014 đến đầu năm 2017), đất thổ cư Đông Anh chứng kiến 2 đợt tăng giá mới.

Đợt tăng giá thứ nhất vào giai đoạn 2014-2015 khi hàng loạt công trình giao thông quan trọng ở Đông Anh đi vào vận hành như cầu Nhật Tân, cầu Đông Trù chính thức thông xe, nhà ga T2, tuyến đường 5 kéo dài được hoàn thiện. Tuy nhiên, ở giai đoạn này do vẫn bị ảnh hưởng nặng nề từ cơn khủng hoảng nhà đất trước đó giá đất thổ cư tại Đông Anh chỉ tăng nhẹ ở mức 3-7 triệu đồng/m2, tương đương 10-15%. Những lô đất mặt tiền đoạn lên cầu Nhật Tân có giá đắt nhất lên tới 60-70 triệu đồng/m2. Đất trong ngõ rộng lớn ở Vĩnh Ngọc, Đông Hội, được chào giá từ 20-30 triệu đồng/m2. Thị trường lúc này vẫn chưa thật sự nóng sốt.

Phải đến năm 2016 khi Hà Nội chính thức công bố đồ án quy hoạch chi tiết hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài giá đất Đông Anh mới thực sự "nhảy múa". Những quy hoạch mang tầm chiến lược như đồ án Quy hoạch đến đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 khu vực Bắc sông Hồng trở thành Trung tâm hành chính thương mại giao dịch quốc tế, trục Nhật Tân - Nội Bài là động lực chính phát triển đô thị Bắc sông Hồng... bắt đầu tạo sóng cho đất nền Đông Anh.

Chưa hết, cơn sốt đất nền Đông Anh tiếp tục được thổi lên khi hàng loạt đại gia ngành bất động sản như Sun Group, Vingroup, BRG, Becamex ITC đổ hàng nghìn tỷ đồng vào Đông Anh với các công trình có quy mô như Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia lớn nhất châu Á của Vingroup tại xã Đông Hội; siêu dự án công viên “Disneyland” (dự án công viên văn hóa du lịch vui chơi giải trí Kim Quy) của Sungroup tại xã Vĩnh Ngọc, xã Tiên Dương; công viên công nghệ phần mềm của Becamex ITC tại xã Tiên Dương, xã Nguyên Khê...

Đặc biệt, khi dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia lớn nhất châu Á của Vingroup tại xã Đông Hội chính thức được khởi công cuối năm 2016 đã khiến giá đất tại hàng loạt xã xung quanh như Tiên Dương, Nguyên Khê, Vĩnh Ngọc...đồng loạt leo thang. Giá đất tăng đến 30% thậm chí có những mảnh bị đẩy giá lên đến 80%.

Giá đất tăng chóng mặt khiến một người dân sống tại khu vực này phải thốt lên "Giá tăng nhanh quá, người mua tranh nhau, phòng tài nguyên môi trường của huyện Đông Anh người chật cứng như nêm. Giá đất ở Đông Hội có những lúc chỉ trong vòng 1 tháng đã tăng đến 50%, mặt đường Đông Hội gần đường lớn ven cầu Nhật Tân có giá lên đến 40 triệu đồng/m2. Đất ở Vĩnh ngọc có lô hồi đầu năm rao bán 25 -30 triệu/m2 mà giờ giá đã tăng lên đến 34-40 triệu/m2".

Theo khảo sát, tại thôn Văn Thượng, Xuân Canh giá đất khoảng 18 - 27 triệu đồng/m2 mặt đường rộng 5 - 6m. Đất phía bên trong làng Ngọc Chi cũng từ 30 - 40 triệu đồng/m2. Làng Vĩnh Thanh khoảng 25 - 26 triệu đồng/m2. Mặt đường Đông Hội, cách hội chợ triển lãm quốc gia 1.000m có giá dao động từ 23 - 28 triệu đồng/m2.

Trao đổi với chúng tôi anh Trung, một môi giới lâu năm tại Đông Anh cho biết: "Hiện tại giá các khu vực Đông Hội, Vĩnh Ngọc...giá đã được đẩy lên khá cao. Chính vì vậy, nếu mua đầu tư lướt sóng sẽ không hiệu quả. Trong khi đó giá đất tại các xã Vân Nội, Nguyên Khê, Vân Trì, Uy Nỗ, Sơn Du... giá còn khá thấp chỉ từ 12-20 triệu/m2, đặc biệt sau này các dự án lớn như công viên Kim Quy được khởi công vào năm 2018 thì giá sẽ còn tiếp tục được đẩy lên nữa.

Cũng theo môi giới này: "Đất nền, đất thổ cư tại Hà Nội hiện nay chỉ có Đông Anh là sôi động và tiềm năng hơn cả. Đây là thời điểm thích hợp để đầu tư, nếu không nhanh chân bước sang năm 2018 các dự án lớn được khởi công mặt bằng giá sẽ không còn mức thấp như hiện nay nữa. Chưa hết, chỉ vài năm nữa Đông Anh lên quận giá đất sẽ tiếp tục tăng mạnh".

Nhận định về giá đất nền tại Đông Anh đang nóng lên từng ngày bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc bộ phận tư vấn và nghiên cứu Savills cho hay: "Thời gian gần đây chúng ta nhận thấy hàng loạt công trình giao thông quan trọng tại khu vực Đông Anh đã được đưa vào hoạt động, các dự án lớn cũng đổ bộ vào Đông Anh đã khiến khu vực này hút của các nhà đầu tư. Chính vì vậy giá BĐS bám sát các trục chính quy hoạch tăng là điều dễ hiểu".

"Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên thận trọng, không nên đầu tư theo tâm lý đám đông khi các quy hoạch còn chưa rõ ràng. Đối với những mảnh đất đã có sổ đỏ và quy hoạch rõ ràng thì sẽ yên tâm tuy nhiên đất chưa rõ quy hoạch nhà đầu tư cần cẩn trọng trước khi xuống tiền. Bài học cơn sốt đất nền Mê Linh, Ba Vì vẫn còn đó và các nhà đầu tư cần phải hết sức cảnh giác với đất nền Đông Anh", bà Hằng nhấn mạnh.(CafeF)
 

Trở về

Bài cùng chuyên mục