tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 31-05-2017

  • Cập nhật : 31/05/2017

Chính phủ Ấn Độ tổ chức thăm dò ý dân về tiền ảo

Ngày 31/5 tới đây sẽ là hạn chót để người dân Ấn Độ cho chính phủ biết ý kiến của mình về các loại tiền ảo.

chinh phu an do to chuc tham do y dan ve tien ao

Chính phủ Ấn Độ tổ chức thăm dò ý dân về tiền ảo

Kể từ hôm 20/5, Bộ Tài chính Ấn Độ đã thông báo là người dân nước này có thể tham gia góp ý cho chính phủ về việc nên quản lý tiền ảo như thế nào.

Một trong những câu hỏi chủ chốt được chính phủ Ấn Độ đặt ra cho người dân trên trang web www.mygov.in là liệu chính phủ nên cấm hay nên cho lưu thông tiền ảo có kiểm soát.

Ngoài ra, chính phủ Ấn Độ cũng muốn biết xem nếu tiền ảo được lưu thông có kiểm soát thì chính phủ nên làm gì để bảo vệ người tiêu dùng, cũng như bảo đảm sự phát triển “có trật tự” của các loại tiền ảo. Một câu hỏi khác là các cơ quan và tổ chức nào nên tham gia vào quá trình giám sát và kiểm soát tiền ảo.

Trong trường hợp tiền ảo được phép lưu thông nhưng không có kiểm soát, chính phủ Ấn Độ cũng đặt câu hỏi là nên có cơ chế nào cho các tổ chức phát hành tiền ảo tự kiểm soát lẫn nhau, và làm thế nào để bảo vệ người tiêu dùng.

Kể từ tháng 3/2017, Ấn Độ đã cho thành lập một ủy ban liên ngành với sự tham gia của nhiều Bộ và Ngân hàng trung ương nước này, nhằm xem xét trạng thái pháp lý của tiền ảo. Đến tháng 4/2017, Hiệp hội Thương mại Ấn Độ (Assocham) cũng đã tổ chức một hội nghị lớn về địa vị pháp lý của tiền ảo bitcoin.

Cho đến hiện tại, đang có khá nhiều ý kiến tích cực đã được người dân Ấn Độ gửi lên trang mygov.in, trên tổng số gần 2.900 ý kiến.

Hồi giữa tháng 5/2017, sàn giao dịch bitcoin Zebpay của Ấn Độ cho biết họ đã có 500.000 lượt tải về trên các điện thoại Android, và mỗi ngày lại có thêm 2.500 người dùng.

Theo Zebpay, giá bitcoin ở Ấn Độ hiện tại là khoảng 2.730 USD, cao hơn tới 500 USD so với giá quốc tế. Để cho thị trường không bị quá “nóng”, Zebpay đã phải đặt ra hạn mức giao dịch 50.000 rupee/ngày (khoảng 780 USD).(NCĐT)
-----------------------------------------

Nước Nga xem xét việc hợp pháp hóa tiền ảo

Ngân hàng Trung ương Nga chuẩn bị đưa ra dự luật về việc kiểm soát và đánh thuế tiền ảo.

Hôm thứ Năm tuần trước, Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) là bà Olga Skorobogatova đã tuyên bố: “2 tháng trước, chúng tôi đã có một cuộc họp với các Bộ và tổ chức về việc phân loại các loại tiền ảo không được phát hành bởi chính phủ, nhưng vẫn đang được sử dụng tại Nga. Chúng tôi đề xuất việc xem các loại tiền này là các hàng hóa kỹ thuật số và sử dụng luật về hàng hóa số để quản lý chúng, với một số sửa đổi nhất định về việc đánh thuế, kiểm soát và lưu trữ hồ sơ”.

Cũng theo bà Skorobogatova, đề xuất này đã nhận được sự hỗ trợ của tất cả các bộ, và CBR đang có kế hoạch đưa ra bản dự thảo luật đầu tiên trong vòng 1 tháng.

ba olga skorobogatova, pho thong doc cbr. anh: cointelegraph.com

Bà Olga Skorobogatova, Phó Thống đốc CBR. Ảnh: cointelegraph.com

Trong hơn 1 năm qua, chính phủ Nga đã xem xét việc nên có quan điểm chính thức như thế nào về tiền ảo. Đã từng có lúc chính phủ xem xét việc cấm hẳn tiền ảo, vì nó không được chứng nhận bởi CBR.

Theo tin tức từ hãng thông tấn TASS của Nga, CBR và Bộ Tài chính Nga tin rằng việc giao dịch bằng tiền ảo có thể được hợp pháp trong năm 2018. Thứ trưởng Tài chính Alexei Moiseev khẳng định rằng việc hợp pháp hóa tiền ảo cần phải là một phần trong chiến dịch hạn chế các hoạt động chuyển tiền bất hợp pháp, vì chính phủ cần biết ai tham gia giao dịch.Có một điều rất đáng chú ý là ông Herman Gref, CEO kiêm chủ tịch của ngân hàng lớn nhất nước Nga Sberbank, cũng từng thừa nhận mình có sở hữu và tham gia giao dịch tiền ảo bitcoin. Gref được xem là một trong những nhân vật ủng hộ tiền ảo nhiệt tình nhất tại Nga.

herman gref, ceo kiem chu tich sberbank. anh: wikimedia.orgtruoc day, ong gref tung lam bo truong kinh te nga giai doan 2000-2007. sberbank la ngan hang thuoc so huu cua chinh phu nga, voi 50% co phan nam trong tay cbr.

Herman Gref, CEO kiêm chủ tịch Sberbank. Ảnh: wikimedia.orgTrước đây, ông Gref từng làm Bộ trưởng Kinh tế Nga giai đoạn 2000-2007. Sberbank là ngân hàng thuộc sở hữu của chính phủ Nga, với 50% cổ phần nằm trong tay CBR.

Hồi tháng 3/2017, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cũng phát biểu rằng việc sử dụng rộng rãi công nghệ chuỗi khối (blockchain), vốn là nền tảng của bitcoin, có thể giúp nước Nga chống lại tệ quan liêu: “Công nghệ này loại bỏ các nhà trung gian, và tính xác thực của các giao dịch được xác nhận bởi chính cộng đồng người dùng. Do không có kho lưu trữ thống nhất và dữ liệu được chia nhỏ ra làm nhiều khối, nên việc sửa đổi hay thâm nhập vào hệ thống dữ liệu này mà không có sự đồng thuận của người dùng là bất khả thi”.(NCĐT)
---------------------------------

Việt Nam hưởng lợi gì từ TPP-11?

TPP-11 sẽ là cơ sở để Việt Nam giành lợi thế trong đàm phán thương mại song phương với Mỹ.

Hôm Chủ nhật vừa qua tại Hà Nội, các Bộ trưởng Thương mại từ 11 quốc gia còn lại (không có Mỹ) trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã đồng ý tiếp tục theo đuổi hiệp định này.

Người chủ trì cuộc họp là Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã tuyên bố rằng 11 quốc gia này (còn gọi là nhóm TPP-11) sẽ tiếp tục nỗ lực trong giai đoạn từ đây cho đến khi hội nghị thượng đỉnh của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được tổ chức tại Đà Nẵng vào tháng 11.

Tuy nhiên, theo trang tin Nikkei của Nhật Bản bình luận, một TPP không có Hoa Kỳ có rất ít ý nghĩa đối với Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã tăng 14,9% trong năm 2016 so với năm trước lên 38,4 tỷ USD, chiếm 21,8% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cả nước. Với Việt Nam, việc theo đuổi TPP trước đây là nhằm tăng xuất khẩu quần áo, giày dép, hàng da và nông sản sang Mỹ.

TPP-11 sẽ là cơ sở để Việt Nam đàm phán với Mỹ

Kể từ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi hiệp định, Việt Nam ban đầu đã chọn lập trường "Không có Mỹ, Không có TPP", theo một nguồn tin của Nikkei cho biết.

Theo Nikkei, nguyên nhân Việt Nam chuyển sang ủng hộ TPP-11 có một phần là do Nhật Bản. Nhật là nước cung cấp viện trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất cho Việt Nam, và là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ hai sau Hàn Quốc.

Ngoài ra, Nhật Bản và Việt Nam đã tăng cường quan hệ hợp tác song phương. Ví dụ, tàu của Lực lượng Tự vệ Biển Nhật Bản đã thực hiện chuyến viếng thăm đầu tiên đến Vịnh Cam Ranh vào tháng 4/2016, và Nhật hoàng Akihito cùng Hoàng hậu Michiko đã đến thăm Việt Nam lần đầu tiên vào tháng 3/2017.

Theo một quan chức nói với Nikkei, mặc dù Việt Nam không kỳ vọng nhiều lợi ích từ TPP 11, nhưng sẽ tận dụng điều này trên bàn đàm phán với Mỹ và Trung Quốc. Chiến lược này sẽ được thử thách trong những cuộc đàm phán sắp tới với Mỹ.

Mặc dù Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng nước này luôn là một đối tác thương mại khó tính. Khi Việt Nam bắt đầu xuất khẩu cá tra sang Mỹ vào năm 2002, Mỹ tuyên bố rằng loại cá này không thể được bán với tên gọi "catfish". Hơn nữa, Washington đã tăng thuế nhập khẩu cá tra lên gấp 3 lần vào năm 2014 (1,2 USD/kg) và tới năm 2016 thì bắt buộc những người nuôi cá tra phải tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh nghiêm ngặt của Hoa Kỳ.

Các quy định về nhập khẩu cá sẽ được xiết chặt trong năm nay vì Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đã thay thế Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) làm cơ quan quản lý trong tháng 9.

Các biện pháp kể trên của Mỹ được xem là nhằm bảo hộ ngành thủy sản nước này. Một quan chức thương mại Nhật Bản tại Việt Nam cho biết: "Một mình Việt Nam không thể ứng phó với Mỹ một cách hiệu quả, nhưng Việt Nam có thể có được những điều khoản thuận lợi khi có Nhật Bản bên cạnh”.

Chạy đua với RCEP

Một lý do khác cho sự khẩn trương của Việt Nam đối với TPP-11 có lẽ nằm ở Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Vùng (RCEP) do Trung Quốc khởi xướng.

Hiệp định này có thể có độ hấp dẫn tương đương với TPP vì nó bao gồm cả Trung Quốc và Ấn Độ. Nhưng nếu RCEP thực sự được thông qua, thì Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng khá lớn đối với các thành viên khác trong khối.

Trong năm 2016, 28,7% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam là đến từ Trung Quốc, cao hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Mặc dù có mối quan hệ thương mại chặt chẽ, hai nước vẫn có một số mâu thuẫn nhất định.

Việt Nam hy vọng sẽ kết thúc quá trình đàm phán TPP-11 bên lề hội nghị thượng đỉnh APEC sắp tới. Trong cùng lúc đó, Việt Nam sẽ cố gắng dùng TPP-11 làm cơ sở để theo đuổi các điều khoản có lợi trong đàm phán thương mại song phương với Mỹ.

Nếu TPP-11 trở thành hiện thực, thì RCEP sẽ khó có cơ hội được thông qua, gây ảnh hưởng tới kế hoạch tăng cường xuất khẩu của Trung Quốc.

Theo bình luận của Nikkei, cách mà Việt Nam đã hành động trong các cuộc đàm phán TPP-11 cho thấy "khả năng đàm phán đầy khéo léo".(NCĐT)
--------------------------

Liệu Uber sẽ biến mất trong 10 năm tới?

Một nhà quản lý quỹ người Úc đã gọi Uber là "một trong những khoản đầu tư ngu ngốc nhất trong lịch sử".

Triệu phú người Úc Hamish Douglass, nhà đồng sáng lập của quỹ Magellan Financial Group (quản lý hơn 37 tỷ USD), cho rằng dịch vụ gọi xe Uber có không tới 1% cơ hội tiếp tục tồn tại trong 10 năm tới.

Phát biểu tại Hội nghị Thường niên của Giới tư vấn Tài chính và Môi giới chứng khoán tại Sydney, Douglass nói: "Hãng này (Uber) liên tục mất tiền, và chiến lược huy động vốn của họ giống như mô hình Ponzi”.

muc dinh gia cua uber da vuot qua ca 2 tap doan xe hoi lau doi la ford va gm. anh: forbes.com

Mức định giá của Uber đã vượt qua cả 2 tập đoàn xe hơi lâu đơi là Ford và GM. Ảnh: forbes.com

Ông Douglass (tài sản khoảng 376 triệu USD) nói Uber đang bị đe doạ từ sự xuất hiện của những chiếc xe tự lái, và ông không nghĩ rằng mô hình kinh doanh chia sẻ xe có đủ lợi thế cạnh tranh.

"Khi tôi nhìn Uber ... Tôi nghĩ đó là một trong những khoản đầu tư ngu ngốc nhất trong lịch sử", Australian Financial Review dẫn lời Douglass. "Xác suất ngành kinh doanh này bị phá sản trong một thập kỷ tới là 99%."

Và cạnh tranh cũng đang tăng cao, bởi vì rào cản đối với việc gia nhập ngành dịch vụ gọi xe là khá thấp.

tinh hinh doanh thu (mau xanh) va lo (mau do) cua uber trong 4 quy cua nam 2016. anh: wolfstreet.com

Tình hình doanh thu (màu xanh) và lỗ (màu đỏ) của Uber trong 4 quý của năm 2016. Ảnh: wolfstreet.com

Douglass nói: "Tất cả những gì Uber làm là tìm cách tăng giá trị thị trường của mình, và sẽ luôn có ai đó nói, tôi sẽ bỏ vào thêm một chút tiền nữa bởi vì lần tiếp theo họ gọi vốn thì công ty sẽ lên giá.”

Được thành lập năm 2009 tại San Francisco, Uber hiện đang hoạt động tại 58 quốc gia với mức định giá khoảng 69 tỷ USD. Trong năm 2016, doanh thu ròng của hãng là 6,5 tỷ USD, nhưng mức lỗ thì lên tới 2,8 tỷ.(NCĐT)

Trở về

Bài cùng chuyên mục