tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 21-06-2016

  • Cập nhật : 21/06/2016

Xuất khẩu vượt nhập khẩu 1,64 tỷ USD sau 5 tháng

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 5/2016 (từ 16/5-31/5/2016) đạt hơn 16,29 tỷ USD, tăng 29,3%, tương ứng tăng gần 3,69 tỷ USD so với kết quả thực hiện trong nửa đầu tháng 5/2016.

Trong đó, xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt kim ngạch hơn 10,27 tỷ USD, tăng 28,6% tương ứng tăng gần 2,29 tỷ USD so với nửa đầu tháng 5/2016.

Theo Hải quan Việt Nam, với kết quả đạt được trong nửa cuối tháng 5/2016 đã đưa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước từ đầu năm đến hết tháng 5/2016 đạt hơn 133,25 tỷ USD, tăng 2,2%, tương ứng tăng  hơn 2,81 tỷ USD so với 5 tháng năm 2015.

 Trong đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tính đến hết tháng 5/2016 đạt hơn 85,93 tỷ USD, tăng 3,5% tương ứng tăng gần 2,94 tỷ USD so với 5 tháng năm 2015 và chiếm 64,5% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.

Trong kỳ 2 tháng 5/2016 cán cân thương mại hàng hóa cả nước thặng dư hơn 328 triệu USD, đưa mức thặng dư thương mại hàng hóa cả nước từ đầu năm đến hết tháng 5/2016 thặng dư gần 1,64 tỷ USD.

Trong đó, khối doanh nghiệp FDI đạt mức thặng dư trong kỳ 2 tháng 5/2016 đạt gần 1,23 tỷ USD, đưa mức thặng dư thương mại hàng hóa của khối này từ đầu năm đến hết tháng 5/2016 đạt mức thặng dư gần 8,34 tỷ USD.


IMF cảnh báo hậu quả nếu cử tri Anh bỏ phiếu lựa chọn Brexit

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 17/6 cảnh báo rằng cử tri Anh bỏ phiếu lựa chọn phương án Brexit tức là nước này rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) trong cuộc trưng cầu dân ý vào tuần tới sẽ tác động "tiêu cực và mạnh mẽ" tới nền kinh tế Anh. 

Theo phân tích của IMF, nếu nước Anh rời khỏi EU, GDP của nước này sẽ giảm 0,8% trong năm 2017. Ngược lại nếu vẫn là thành viên EU kinh tế Anh sẽ tăng trưởng 2,2%. Không những thế khi chia tay EU Anh sẽ phải thương lượng các điều khoản rời khỏi EU và mối quan hệ mới với EU. Tất nhiên các tiến trình này đòi hỏi phải mất nhiều năm mới giải quyết được, qua đó tác động mạnh tới hoạt động đầu tư và kinh tế. 
Về lâu dài, kinh tế Anh cũng sẽ chứng kiến sự sụt giảm về thương mại, đầu tư, năng suất bởi lẽ các rào cản đối với thương mại và đầu tư sẽ gia tăng sau khi Anh ra khỏi EU. 
Brexit cũng tác động mạnh tới các thành viên EU, nhất là Ireland, Cộng hòa Cyprus, Malta, Hà Lan và Bỉ vì các nước này có quan hệ thương mại và đầu tư chặt chẽ với Anh.
Ngoài ra, IMF cũng cảnh báo Brexit sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế và làm suy yếu mối quan hệ gắn kết trong Khu vực đồng Eurozone. Theo IMF, Brexit sẽ khiến những thách thức gây chia rẽ từ trong nội khối liên quan đến cuộc khủng hoảng di cư và những căng thẳng về tài chính mà Eurozone đang phải đối mặt sẽ trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều nếu Brexit xảy ra. 

Tổng Giám đốc IMF Christine Lagard đã kêu gọi cử tri Anh bỏ phiếu ở lại EU và nói rằng Anh sẽ được hưởng lợi nhiều nhất khi ở lại "mái nhà chung EU".


Động đất kéo xuất khẩu Nhật Bản sụt giảm

Kim ngạch xuất khẩu tháng 5 của Nhật Bản đã giảm với tốc độ nhanh nhất trong vòng bốn tháng qua bởi chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng bởi trận động đất ở Kumamoto và sự giảm tốc của các thị trường mới nổi.

Thực trạng này báo hiệu triển vọng thương mại ảm đạm của nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới trong quý II/2016.

Theo số liệu kinh tế được Bộ Tài chính Nhật Bản công bố ngày 20/6, kim ngạch xuất khẩu của nước này trong tháng 5 đã giảm 11,3% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức dự báo trung bình giảm 10,4% của cả năm 2016 và tốc độ 10,1% trong tháng 4. Trong đó, đơn đặt hàng thép, chất bán dẫn và linh kiện điện tử giảm mạnh “góp phần” tạo nên những con số đáng thất vọng trên.

Mặc dù xuất khẩu nhiều khả năng tăng trưởng trong những tháng tới bởi nhu cầu toàn cầu đang có những dấu hiệu cho thấy sự ổn định nhưng Thủ tướng Shinzo Abe vẫn đang bị đặt dưới áp lực phải có những biện pháp hỗ trợ tăng trưởng. Nguyên nhân là bởi đồng Yên có thể tăng giá trong thời gian tới, đe dọa kim ngạch xuất khẩu và lợi nhuận doanh nghiệp.

kim ngach xuat khau cua nhat ban tu thang 1/2015 toi thang 5/2016 (don vi: ty yen)

Kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản từ tháng 1/2015 tới tháng 5/2016 (đơn vị: tỷ Yên)

Nhà kinh tế Hiroaki Muto tại trung tâm nghiên cứu Tokai Tokyo Research Center cho rằng xuất khẩu trong quý II/2016 đã bị chững lại, phản ánh nhu cầu toàn cầu chưa đạt đúng kỳ vọng và chuỗi cung ứng bị gián đoán do trận động đất.

Theo ông Muto, xuất khẩu của Nhật Bản có nhiều lý do mạnh mẽ để tin vào quý III/2016 tươi sáng. Nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới sẽ không rơi vào tình trạng suy thoái nhưng vẫn phải đề phòng trong trường hợp đồng Yên tăng mạnh.

Một loạt các trận động đất diễn ra tại khu trung tâm công nghiệp sản xuất phía nam thành phố Kumamoto vào giữa tháng 4 đã phá hủy nhà cửa, gây lở đất và buộc các nhà máy sản xuất thiết bị điển tử và xe hơi phải ngừng hoạt động tại khu vực này.

Nhiều công ty đã có thể nhanh chóng trở lại sản xuất nhưng để đạt được mức sản lượng như ban đầu thì sẽ cần thêm một thời gian nữa.

Kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc – khách hàng lớn nhất của Nhật Bản – đã giảm 14,9% trong tháng 5 trong khi lượng hàng xuất sang Mỹ giảm 10,7% và sang khu vực châu Âu giảm 4% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường tại châu Á chiếm hơn 50% tổng lượng hàng trên các chuyến tàu xuất phát từ Nhật Bản. Trong tháng 4, lượng hàng xuất khẩu sang thị trường này đã giảm 13%.

Trong năm 2016, đồng Yên đã tăng khoảng 15% so với đồng USD bởi dự báo về việc Mỹ tăng lãi suất ngày càng thấp cộng khiến gánh nặng đổ lên ngành xuất khẩu.

Với đà tăng này, lợi nhuận xuất khẩu của Nhật Bản sẽ tiếp tục giảm, dẫn tới việc các doanh nghiệp không tăng lương và chi phí vốn.

Đồng Yên mạnh lên cũng có thể phá hỏng những nỗ lực của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) trong việc tăng trưởng lạm phát bởi điều này đồng nghĩa với việc giá hàng hóa nhập nhẩu giảm.


CEO hãng BMW Châu Á: Tôi đang rất lạc quan về thị trường Việt Nam

Dưới góc nhìn một CEO của tập đoàn ô tô BMW, Việt Nam đang là thị trường tăng trưởng hàng đầu của hãng tại khu vực Đông Nam Á và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng với mức 2 con số trong những năm tới.

Hãng Bloomberg dẫn lời tập đoàn xe hơi BMW cho biết doanh số bán xe của tập đoàn này tại Việt Nam đang tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong số các thị trường tại khu vực Đông Nam Á.

Theo BMW, tốc độ tăng trưởng kinh tế khả quan là nguyên nhân chính thúc đẩy sức cầu của người tiêu dùng của Việt Nam.

BMW bước chân vào thị trường Việt Nam năm 1993, và trong vài năm qua Việt Nam đã trở thành thị trường tăng trưởng hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á. Tập đoàn này cho biết họ vừa bán được hơn 1.500 chiếc xe trong năm 2015 tại Việt Nam.

Ông Axel Pannes, giám đốc điều hành của Tập đoàn BMW tại Châu Á, dự báo doanh số bán ô tô của hãng tại Việt Nam sẽ tăng khoảng 30-40% đến năm 2017.

Ông Pannes cho biết một số thị trường tại Châu Á khá biến động tùy thuộc vào tình hình chính trị, “nhưng tại thời điểm này tôi đang rất lạc quan về thị trường Việt Nam".

“Cứ cho rằng Việt Nam vẫn ổn định, tôi sẽ dự đoán thị trường này sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 2 con số," ông Pannes nói.

Vị CEO của BMW đưa ra dự báo trên trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam đang hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7% trong năm nay. BMW cho rằng việc Việt Nam đang tích cực tham gia vào các hiệp định tự do thương mại cũng thúc đẩy triển vọng của nền kinh tế.

Ngoài Việt Nam, ông Pannes cũng cho biết BMW đang rất lạc quan về triển vọng của thị trường Myanmar và đang tìm cách xâm nhập vào các thị trường khác như Nepal.


Dự đoán lạnh sống lưng về Trung Quốc

Ba năm nữa kho dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc có thể chỉ tương đương 1/10 GDP và chỉ cần dính đòn tấn công tài chính, e rằng Trung Quốc sẽ trở thành “thuộc địa mới” của các nước phát triển, chuyên gia Dương Quốc Anh dự đoán.
anh minh hoa: afp

Ảnh minh họa: AFP

Ngày 15/6 vừa qua, tỉ giá tham chiếu giữa đồng nhân dân tệ (NDT) và đồng USD đã rớt xuống dưới ngưỡng 6,6 NDT/USD, là mức thấp nhất kể từ năm 2011.

Trong một bài viết đăng trên tài khoản của mình ở trang sina.com (Trung Quốc), chuyên gia phân tích tài chính Dương Quốc Anh cho biết sau khoảng 5 tháng miễn cưỡng duy trì, cuối cùng Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã phải thối lui, khiến đồng NDT thất thủ ở ngưỡng 6,6 NDT/USD.

Bước thối lui của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc phát đi tín hiệu quan trọng rằng đồng NDT một lần nữa sẽ bước vào xu thế phá giá với dự đoán bảo thủ là trong 3 năm, đồng NDT sẽ phá giá ít nhất là 16%, rồi bước vào “thời đại 8.0”, nghĩa là 8 NDT đổi 1 USD.

Một vấn đề đáng quan tâm khác là tới cuối tháng 5 vừa qua, Trung Quốc đã bỏ ra 2.370 tỷ NDT để mua các tài sản ngoại tệ (vì không phải là thị trường tiền tệ tự do, cho nên, tất cả nguồn vốn nước ngoài sau khi vào Trung Quốc đều phải đổi ra NDT), giảm 11% so với mức 2.670 tỷ NDT của cùng kỳ năm 2015.

Đây là mức sụt giảm tương đối đáng lo ngại , càng làm rõ hơn tình trạng suy giảm của kho dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc.

Thống kê cho thấy trong tháng 5/2016, kho dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc chỉ còn 3.100 tỷ USD, giảm 900 tỷ USD so với mức 4.000 tỷ USD của hai năm trước, tương đương mức giảm là 23%.

Nếu tốc độ sụt giảm như vậy tiếp tục, trong 3 năm nữa, kho dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc chỉ còn 1.000 tỷ USD, nghĩa là trong 3 năm giảm từ mức tương đương 50% GDP trước đây xuống còn 10% GDP.

Theo chuyên gia Dương Quốc Anh, là một nước lớn mới nổi lại tạo dựng quá nhiều kẻ địch, một khi dự trữ ngoại tệ giảm xuống chỉ còn tương đương 10% GDP, Trung Quốc chỉ còn 2 con đường.

Một là trở thành “thuộc địa mới” của các nước phát triển, mất hoàn toàn quyền tự chủ về kinh tế.

Hai là trở lại với tình trạng bế quan tỏa cảng của 200 năm trước, giống như Triều Tiên ngày nay.

Bởi vì dự trữ ngoại tệ tiếp tục giảm mạnh trong khi kinh tế trong nước không ổn định, một khi dính đòn tấn công tài chính từ các nước phát triển, các “tử huyệt” của Trung Quốc sẽ bộc lộ hoàn toàn.

Tới khi đó, đừng nói tới việc rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”, kinh tế Trung Quốc thậm chí sẽ quay về với thời điểm 20 năm về trước.

Các nước như Malaysia, Thái Lan đều rơi vào tình trạng như vậy khi khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 bùng nổ.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 22-06-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 22-06-2016

    Bộ Tài chính xin phép cho kinh doanh casino, bóng đá quốc tế…
    Nền kinh tế Đức đã có khởi đầu tốt cho quý II
    Tràn ngập thép Trung Quốc giá rẻ, Đông Nam Á vẫn “khát” thép
    Ô tô nhỏ sắp tràn vào Việt Nam
    Mở đường cho tổ chức tín dụng gia hạn trái phiếu VAMC

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 22-06-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 22-06-2016

    Singapore: chỉ số CPI giảm trong tháng 5
    Úc ngừng xuất bò cho 3 lò mổ Việt Nam vì ngược đãi động vật
    Iran tăng cường công suất xuất khẩu dầu thô của đảo Kharg
    Indonesia có thể bổ sung Brent, WTI trong chuẩn dầu thô từ tháng 7
    Xuất khẩu dầu thô của Saudi Arabia giảm trong tháng 4 mặc dù sản lượng cao

  • Tin kinh tế đọc nhanh 22-06-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh 22-06-2016

    Tỷ giá sẽ tiếp tục ổn định nhờ Fed trì hoãn tăng lãi suất
    Thanh khoản vẫn duy trì trạng thái tích cực trong một vài tuần tới
    Daewoo sắp xây khu đô thị "kiểu Hàn" 2,2 tỷ USD tại Hà Nội
    Hai quỹ thuộc VinaCapital muốn thoái hết 7% vốn tại Dược Hậu Giang
    Ngân hàng Nhà nước sẽ là cổ đông lớn của PVcomBank

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 21-06-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 21-06-2016

    Amazon đã đặt chân vào Đông Nam Á, bao giờ đến Việt Nam?
    Vụ lừa đảo thẻ tín dụng quy mô cực lớn tại Nhật và “thế bí” của các ngân hàng
    10 nhà kinh tế đoạt Nobel cảnh báo hậu quả kéo dài của Brexit
    Bill Gates nói Microsoft thâu tóm LinkedIn là để đương đầu với Facebook
    VCCI: 72% số doanh nghiệp Việt Nam ủng hộ Hiệp định TPP

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 21-06-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 21-06-2016

    Vì sao Bộ Công Thương chưa “nhả” Sabeco?
    Nga bắt cựu giám đốc ngân hàng đánh cắp 100 triệu Rúp cấp cho tổ chức “ma”
    Trung Quốc ký thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với Serbia
    Boeing “thắng đậm” hợp đồng bán 100 chiếc máy bay cho Iran

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 21-06-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 21-06-2016

    Kinh doanh bến bãi – miếng bánh màu mỡ không phải ai cũng có phần
    Bất động sản Trung Quốc tăng chóng mặt lần 2 sau cuộc khủng hoảng tài chính
    iPhone 6 bị cấm bán tại Trung Quốc vì 'dám' giống điện thoại tại nước này
    Thừa nhận thị trường hết miếng ngon, Thế giới Di động vẫn bền bỉ mở 2 siêu thị/ngày
    Lỗ gần 2.000 tỷ sau 2 năm, lối thoát nào cho Sông Đà Thăng Long và dự án Usilk City?

  • Tin kinh tế đọc nhanh 21-06-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh 21-06-2016

    Brexit sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng của Việt Nam, Campuchia, Hong Kong
    Ưu đãi doanh nghiệp đầu tư xe tải Nhật - Hàn
    Doanh nghiệp Việt tại Cộng hòa Séc tìm hiểu luật quản lý doanh thu trực tuyến
    Eurozone nhất trí giải ngân 7,5 tỷ euro cho Hy Lạp
    Bảng Anh mở rộng đà tăng khi hy vọng Bremain được thắp lên

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 20-06-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 20-06-2016

    Ngành than kêu khó vì tăng thuế môi trường
    Cục Thuế Hà Nội thu ngân sách 6 tháng đạt 50,8% dự toán
    Vì sao cá tra Việt một mình một chợ vẫn khó bán hàng?
    Giá cà phê cao nhất từ đầu năm
    Tổng cục Hải quan lên tiếng vụ sữa Meiji nhập khẩu

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 20-06-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 20-06-2016

    Vào TPP: Doanh nghiệp Việt đối mặt thách thức lấn át cơ hội
    Các ngân hàng trung ương đang mất kiểm soát
    Trung Quốc vung quá nhiều tiền cho những con robot vô dụng
    Thương mại Việt – Nhật luôn tăng trưởng cao 10 năm qua

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 20-06-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 20-06-2016

    Thép Hòa Phát tiêu thụ gần 680.000 tấn trong 5 tháng đầu năm
    Phần lớn doanh thu Alibaba đến từ thiết bị di động
    Khai thác tài nguyên quốc gia nhưng lãi của Vinacomin không bằng 1 công ty buôn xe tải
    Lãi suất cho vay chờ tái tạo “gói 345.000 tỷ”