Iran sẽ đẩy điểm cân bằng dầu mỏ đi về đâu ?
Thủ tướng Medvedev: Nga quan tâm nông sản Việt Nam
General Motors thông báo thay đổi lãnh đạo tại Việt Nam
70 doanh nghiệp Đức tìm kiếm cơ hội đầu tư tại TP. Hồ Chí Minh
Chuyển nhượng dự án: Ăn may nhất thời
Tin kinh tế đọc nhanh sáng 17-05-2016
- Cập nhật : 17/05/2016
8 hãng hàng không giá rẻ châu Á lập liên minh lớn nhất thế giới
Theo một thông báo, nhóm “Value Alliance” cho biết liên minh này bao gồm các hãng hàng không Scoot của Singapore, Tigerair Singapore, Tigerair Australia, Cebu Pacific của Philippines, Jeju Air của Hàn Quốc, Nok Air và NokScoot của Thái Lan, và Vanilla Air của Nhật Bản.
Tuy nhiên, liên minh này không có sự tham gia của những hãng hàng không giá rẻ lớn khác như AirAsia của Malaysia - hãng giá rẻ lớn nhất Đông Nam Á, Lion Air của Indonesia, Jetstar Airways của Tập đoàn Qantas của Australia, IndiGo của Ấn Độ...
Với thao tác trực tiếp trên trang web của mỗi đối tác kể trên, các khách hàng có thể xem, chọn và đặt vé, cũng như đồ ăn và hành lý của bất kỳ hãng hàng không nào chỉ bằng một giao dịch. Thông báo nêu rõ liên minh này sẽ phục vụ hơn 160 điểm đến với một đội bay tổng cộng 176 máy bay.
Các hãng hàng không giá rẻ châu Á đang tìm cách nắm bắt cơ hội “bùng nổ” về du lịch tại khu vực này, với việc đặt hàng mua hàng trăm máy bay từ các tập đoàn chế tạo máy bay Airbus và Boeing.
Triển vọng thị trường toàn cầu năm 2015 của Boeing cho thấy các hãng hàng không giá rẻ châu Á đạt mức tăng trưởng trung bình hàng năm 24,5% trong thập kỷ qua, so với mức tăng 13,4% của các hãng hàng không giá rẻ châu Âu./
Lào xuất siêu sang Việt Nam
Công chức Hải quan Quảng Trị kiểm tra hàng hóa XNK tại cửa khẩu quốc tế Lao Bảo- một trong những cửa khẩu có lưu lượng hàng hóa nhộn nhịp nhất trên tuyến biên giới Việt-Lào. Ảnh: T.Bình.
Đáng chú ý, số lượng mặt hàng nhập khẩu từ Lào ít hơn số lượng mặt hàng mà nước ta xuất khẩu sang thị trường này. Cụ thể, nước ta có 16 nhóm hàng hóa xuất khẩu chính (trong rổ hàng hóa thống kê của Tổng cục Hải quan) được xuất khẩu sang Lào, trong khi số lượng hàng hóa nhập khẩu chỉ có 5 mặt hàng.
Hàng hóa nhập khẩu lớn nhất từ Lào là gỗ và sản phẩm gỗ với trị giá kim ngạch trên 65,2 triệu USD; kế đến là phân bón các loại với trị giá kim ngạch hơn 12 triệu USD; quặng và sản phẩm quặng hơn 11 triệu USD...
Ở chiều ngược lại, mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của nước ta sang Lào là sắt thép với trị giá kim ngạch hơn 27,8 triệu USD; tiếp theo là xăng dầu các loại với trị giá kim ngạch hơn 18,3 triệu USD; phương tiện vận tải và phụ tùng loại với trị giá kim ngạch hơn 15,7 triệu USD; sản phẩm từ sắt thép loại với trị giá kim ngạch gần 10,6 triệu USD…
Năm 2015, Việt Nam xuất khẩu sang Lào lượng hàng hóa 534,7 triệu USD và nhập khẩu từ nước bạn lượng hàng hóa trị giá 586,7 triệu USD.
50% lãi Petrolimex đến từ xăng dầu
Giá dầu thô giảm 30,8% so với bình quân quý I-2016 khiến cho doanh thu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) giảm. Tuy nhiên, gần 50% lợi nhuận trước thuế của Petrolimex đến từ hoạt động kinh doanh xăng dầu.
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I-2016 với phân tích cụ thể về doanh thu, tổng lợi nhuận và lợi nhuận từ kinh doanh xăng dầu.
Theo đó, tổng doanh thu thuần hợp nhất toàn tập đoàn (các đơn vị thành viên Petrolimex trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh: xăng dầu, gas, dầu mỡ nhờn, vận tải xăng dầu, thiết kế, cơ khí, xây lắp, bảo hiểm,…) đạt 27.540 tỷ đồng bằng 72,6% so với cùng kỳ.
Báo cáo do ông Lưu Văn Tuyển, người được Petrolimex ủy quyền công bố thông tin lý giải rằng: doanh thu của toàn tập đoàn giảm mạnh trong quý I-2016 là do giá dầu thô thế giới (WTI) bình quân quý I-2016 là 33,63 USD/thùng, giảm 30,8% so với cùng kỳ năm 2015 (bình quân quý 1-2016 là 48,57 USD/thùng).
Tuy nhiên, tổng lợi nhuận trước thuế của Petrolimex trong quý I-2016 lại tăng mạnh, đạt 1.371 tỷ đồng, tăng 146% so với cùng kỳ năm 2015, đạt 34,6% kế hoạch.
Trong đó, lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh xăng dầu của toàn Tập đoàn đạt 658 tỷ đồng, tương đương 47,9% tổng lợi nhuận hợp nhất.
Các hoạt động kinh doanh ngoài xăng dầu, tổng lợi nhuận trước thuế đạt 713 tỷ đồng, tương đương 53,1% tổng lợi nhuận hợp nhất. Trong đó, lợi nhuận lĩnh vực hoá dầu, nhựa đường, hóa chất đạt 195 tỷ đồng; lợi nhuận lĩnh vực kinh doanh gas đạt 32 tỷ đồng; lợi nhuận lĩnh vực vận tải viễn dương, vận tải đường sông, vận tải bộ đạt 104 tỷ đồng; lợi nhuận lĩnh vực nhiên liệu hàng không đạt 61 tỷ đồng; lợi nhuận lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, ngân hàng đạt 50 tỷ đồng; lợi nhuận các lĩnh vực khác như xây lắp, thiết kế, hạ tầng, tin học, kinh doanh kho bể… và các khoản thu nhập khác đạt 271 tỷ đồng.
Sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản chi phí, lợi nhuận sau thuế của toàn tập đoàn Petrolimex trong quý I-2016 đạt 1.134 tỷ đồng. Mức lợi nhuận này cũng gần gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2015.
Với đề án tái cấu trúc, Petrolimex tiếp tục đẩy nhanh đề án sáp nhập Ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex vào Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam trong quý II-2016; tiếp tục giảm vốn của Tập đoàn tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex và các lĩnh vực khác theo quy định tại Nghị định 09/2009/NĐ-CP và Nghị định 71/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
Tham gia 1% trong Vietnammobile, bà Trịnh Minh Châu góp gần 4,3 triệu USD
Theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án 9211668888 mà Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội mới cấp cho Dự án Công ty cổ phần Viễn thông di động Vietnammobile, bà Trịnh Minh Châu, Giám đốc Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội, là nhà đầu tư độc lập tham gia 1% vốn góp.
Tổng vốn đầu tư mới của Công ty cổ phần Viễn thông di động Vietnammobile là 1,24 tỷ USD, trong đó vốn góp để thực hiện dự án là 428,595 triệu USD. Tỷ lệ đăng ký vốn góp của 3 nhà đầu tư gồm Công ty cổ phần Viễn thông di động Vietnammobile, Hutchison Telecommunication và bà Trịnh Minh Châu lần lượt là 214,797 triệu USD – 201,501 triệu USD và 4,295 triệu USD.
Như vậy quy mô mới của Công ty cổ phần Viễn thông di động Vietnammobile tăng thêm 208 triệu USD so với quy mô tại Hợp đồng hợp tác kinh doanh trước đây.
Công ty cổ phần Viễn thông di động Vietnammobile cũng có khoản vốn vay 818,4 triệu USD từ các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng và các nguồn phù hợp với quy định của luật pháp Việt Nam. Khoản vốn vay từ Hutchison trị giá 364 triệu USD là kết quả của việc chuyển đổi từ Hợp đồng hợp tác kinh doanh thành Công ty theo thoả thuận chuyển đổi giữa Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội và Hutchison Telecommunication (Vietnam) S.À.R.L.
Vốn vay từ các tổ chức tín dụng và vốn huy động để đầu tư thiết bị, tài sản mua chậm từ các nhà cung cấp thiết bị nước ngoài tương đương với 454,4 triệu USD được vay hoặc huy động theo tiến độ và nhu cầu của dự án.
Trang chủ của Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội cho biết, Công ty thành lập ngày 02-5-2001, có vốn điều lệ là 1.600 tỷ đồng và có giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông cố định, di động, internet, VOIP, điện thoại đường dài trong nước và quốc tế như các tập đoàn viễn thông khác của Việt Nam.
Cáo bạch của Công ty Hanel khi tiến hành cổ phần hoá và bán cổ phần ra công chúng lần đầu vào tháng 4-2016 cũng cho hay, vốn điều lệ của Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội là 1.600 tỷ đồng và Hanel hiện chiếm 1,13% vốn góp tại đây.
Bà Trịnh Minh Châu từng là Giám đốc Công ty Hanel giai đoạn 2000-2006 và hiện là Tổng giám đốc Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội.
Xuất siêu tháng thứ ba trong vòng 4 tháng
Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam trong tháng 4 đều giảm nhẹ so với tháng 3. Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 4 đạt 14,35 tỷ USD, giảm 5,1% so với tháng trước; trong khi nhập khẩu đạt 14,07 tỷ USD, giảm 2,9%.
Lũy kế 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 53,1 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước; trong khi kim ngạch nhập khẩu đạt 51,34 tỷ USD, giảm nhẹ 1,3%.
Như vậy, Việt Nam tiếp tục xuất siêu 277,3 triệu USD trong tháng 4 – ghi nhận tháng xuất siêu thứ ba trong vòng 4 tháng, đưa mức thặng dư thương mại hàng hóa từ đầu năm đến nay lên 1,76 tỷ USD.
Về hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), xuất khẩu của khối này trong tháng 4 đạt 9,98 tỷ USD, giảm 6,7% so với tháng 3, trong khi nhập khẩu đạt 8,1 tỷ USD, giảm 7,1%.
Tính chung 4 tháng, xuất khẩu của khối FDI đạt 37,23 tỷ USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước; còn nhập khẩu đạt 30,55 tỷ USD; giảm 1,9%; tạo ra mức xuất siêu 6,68 tỷ USD, trong đó có 1,89 tỷ USD của tháng 4.