Trên 600 lô hàng nhập khẩu tồn đọng tại sân bay Tân Sơn Nhất
Sản phẩm nông nghiệp VN chịu nhiều áp lực phải giảm giá
Giá thép bán lẻ giảm, Thái Lan tiếp tục kiện thép Việt
Xuất khẩu tôm sang Mỹ giảm một nửa
Nữ giám đốc và cú lừa 200 tỷ đồng ở phố núi Pleiku
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 23-09-2015
- Cập nhật : 23/09/2015
Vốn ngoại tiếp tục chảy mạnh vào TP Hồ Chí Minh
Theo số liệu của Cục thống kê TP Hồ Chí Minh, tính từ đầu năm đến ngày 15/9, đã có 397 dự án có vốn nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư trên địa bàn thành phố với vốn đăng ký đạt 2,36 tỷ USD, tăng 115,3% so với cùng kỳ năm trước.
Theo quy mô vốn đầu tư, từ 10 triệu USD đến dưới 100 triệu USD có 15 dự án, tổng vốn 554,5 triệu USD; 100 triệu USD trở lên có 3 dự án, vốn đầu tư 1.610 triệu USD, trong đó dự án khu phức hợp quan sát Thủ Thiêm 1,2 tỷ USD chiếm 50,8% tổng vốn đăng ký cấp mới.
Chia theo hình thức đầu tư, có 308 dự án 100% vốn nước ngoài với vốn đầu tư 831,6 triệu USD; 89 dự án liên doanh với vốn đầu tư 1,53 tỷ USD.
Chia theo lĩnh vực đầu tư, đứng đầu là ngành kinh doanh bất động sản với 6 dự án, vốn đầu tư 1.429 triệu USD, chiếm 60,5% tổng vốn đăng ký cấp mới. Lĩnh vực công nghiệp có 43 dự án, vốn đầu tư 555,8 triệu USD (chiếm 23,5%)…
Chia theo đối tác đầu tư, đã có 39 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào TP Hồ Chí Minh. Trong đó, Anh 6 dự án với vốn đầu tư 1,2 tỷ USD, chiếm 50,9% tổng vốn đăng ký cấp mới; British Virgin Islands 7 dự án với vốn đầu tư 306,5 triệu USD (chiếm 13%); Hàn Quốc 83 dự án với vốn đầu tư 235,6 triệu USD (chiếm 10%)…
Bên cạnh đó, trong 9 tháng qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã điều chỉnh tăng vốn đầu tư 108 dự án với số vốn tăng 640,7 triệu USD.
Như vậy, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và điều chỉnh tăng thêm đến ngày 15/9 trên địa bàn TP HỒ Chí Minh đã đạt hơn 3 tỷ USD, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2014 là 1,31 tỷ USD).
Thái Lan, Malaysia điều tra tôn bán phá giá từ VN
Nhiều doanh nghiệp đăng ký bán hàng đa cấp
Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương cho biết tính đến 17.9 đã tiếp nhận 67 hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.
TP.HCM: Đất nền quận 9 tăng có nguy cơ bị thổi giá
Theo một chuyên gia bất động sản tại TP.HCM, trung bình đất nền tại quận 9 đã tăng khoảng 7% - 10% từ đầu năm đến nay.
Đặc biệt, đất nền tại các phường Long Bình, Phước Long và Tăng Nhơn Phú, quận 9 giá rao bán các lô đất nền đã tăng tới 20%. Cụ thể, chủ một mảnh đất có diện tích 1.000m2 thuộc phường Tăng Nhơn Phú trước đó để giá bán 3,2 tỷ đồng, nay mức giá này đã được tăng lên khoảng gần 4 tỷ đồng khi có khách hỏi.
Một chủ đất có diện tích 70m2 trước đó cũng rao giá bán 11,5 triệu đồng/m2, nhưng nay có khách hàng hỏi xem đã tăng giá lên 13,5 triệu đồng/m2.
Tại sàn giao dịch bất động sản Phước Hậu, quận 9, nhiều dự án đất nền đang rao bán với giá tăng so với trước. Cụ thể, đất nền có diện tích 5m x 17m có giá bán 1,19 tỷ đồng; đất nền diện tích 7m x 17m có giá bán 1,45 tỷ đồng, cơ sở hạ tầng đã xong 90%, khách hàng nếu mua đóng tiền 95% giá trị mảnh đất sẽ được cấp sổ đỏ luôn.
Vậy tính ra mức giá bán hiện đang là 13,5 triệu đồng/m2, tăng khoảng 20% so với mức giá 10,5 triệu đồng/m2 so với đầu năm nay.
Một chuyên gia bất động sản trên cho rằng, những đất nền tăng giá tới 20% có thể là do thổi giá, tốc độ tăng giá quá nhanh với biên độ lớn không dựa trên quy luật cung - cầu thực tế của thị trường là yếu tố đáng lo ngại. Những giao dịch đất nền thành công mới đây ở mức giá cao hơn cũng không đảm bảo được đó nhu cầu thật, vì lượng đất trống có chủ đầu cơ tại quận 9 khá lớn.
Những dự án có giá biến động là do cơ sở hạ tầng đã được đầu tư hoàn thiện về đường, điện, nước nhưng những dự án này rất ít.
Doanh nghiệp Mỹ dự định đầu tư lớn vào hạ tầng đường sắt VN
NFS đề xuất các phương án đầu tư đường sắt với giá trị đầu tư lên tới 2 tỷ USD/giao dịch.
Tại buổi tiếp xúc với Tổng công ty Đường sắt VN diễn ra hôm qua (21/9), Công ty Tài chính tiêu chuẩn quốc gia – Hoa Kỳ (National Standard Finance – NFS) đã đề xuất các phương án đầu tư để tạo ra các tài sản hạ tầng quy mô lớn, với giá trị đầu tư lên tới 2 tỷ USD/giao dịch. Phương án đầu tư có thể theo mô hình PPP, DBFOT, DBOT hoặc BOT…
Chủ tịch Tổng công ty Đường sắt VN Trần Ngọc Thành cho biết, hai nhiệm vụ quan trọng cần phải thực hiện của Tổng công ty Đường sắt VN từ nay đến năm 2020 là hiện đại hóa tuyến ĐS hiện có, đồng thời đầu tư xây dựng tuyến ĐS mới. Tổng công ty đang huy động mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư vào đường sắt. Vì vậy, ông đánh giá cao tiềm năng của Công ty NSF và hy vọng hai bên xúc tiến việc trao đổi thông tin cụ thể về các dự án để định hướng kế hoạch hợp tác và hình thức đầu tư hiện đại hóa và phát triển ngành Đường sắt VN.
Công ty NSF có trụ sở chính tại Hoa Kỳ, chuyên về đầu tư và quản lý tài sản đa quốc gia, được cấp vốn thông qua liên danh các tổ chức tài chính lớn tại Bắc Mỹ và các ngân hàng đầu tư hàng đầu thế giới với tổng tài sản hơn 2.000 tỷ USD. NSF là công ty đi đầu trong các giải pháp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và cung cấp cơ cấu nợ tư nhân tại các thị trường phát triển, thị trường mới nổi như châu Phi, châu Á (Ấn Độ, Trung Đông), châu Mỹ Latinh trong các lĩnh vực giao thông, logistics, hợp tác và chuyển nhượng công nghệ…