tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 22-08-2017

  • Cập nhật : 22/08/2017

Đạt 250 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu

Thông tin mới nhất được Tổng cục Hải quan đưa ra cho thấy, tổng trị giá kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước tính đến trung tuần tháng 8 đạt khoảng 250 tỷ USD.

ca hoat dong xuat khau, nhap khau cua nuoc ta deu dang dat muc tang truong cao o muc 2 con so. trong anh, hoat dong xnk tai cang hai phong. anh: t.binh.

Cả hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của nước ta đều đang đạt mức tăng trưởng cao ở mức 2 con số. Trong ảnh, hoạt động XNK tại cảng Hải Phòng. Ảnh: T.Bình.

Trong đó, tổng trị giá kim ngạch xuất khẩu đạt xấp xỉ 124 tỷ USD, trong khi nhập khẩu hàng hóa đạt gần 126,4 tỷ USD. Như vậy, cả hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu của cả nước đều đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ 2016, trong đó, xuất khẩu tăng trưởng gần 19%, trong khi nhập khẩu tăng cao hơn đạt gần 22,3%. Tuy nhiên, cán cân thương mại của nước ta vẫn đang thâm hụt khoảng 2,4 tỷ USD.

Trong lĩnh vực nhập khẩu có 2 nhóm hàng có trị giá kim ngạch đạt từ 20 tỷ USD trở lên là: Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 22,603 tỷ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 20,581 tỷ USD.

Các nhóm hàng nhập khẩu lớn khác có thể kể đến như: Vải đạt 6,869 tỷ USD; sắt thép 5,631 tỷ USD; chất dẻo nguyên liệu 4,452 tỷ USD…

Trong khi đó nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của nước ta là điện thoại và linh kiện đạt 24,258 tỷ USD. Các vị trí tiếp theo là dệt may đạt 125,375 tỷ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 14,635 tỷ USD; giày dép đạt 8,944 tỷ USD…

Nhìn vào kết quả trên dễ dàng nhận thấy những nhóm hàng tạo nên dấu ấn cho hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta như điện thoại; máy tính; máy móc thiết bị… đều nằm chủ yếu trong tay các doanh nghiệp FDI. Tính chung đến hết 15/8, tổng trị giá kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI chiếm 70,3% tổng trị giá kim ngạch xuất khẩu cả nước, trong khi tỉ lệ này ở lĩnh vực nhập khẩu là 60%.(Haiquan)
--------------------------------

Phó Tổng Vietcombank đảm nhận vị trí Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ

Cùng đó, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Chính sách tiền tệ Nguyễn Đức Long giữ chức Vụ trưởng Vụ Dự báo Dự báo thống kê thuộc NHNN. Còn ông Tô Huy Vũ – Vụ trưởng Vụ Dự báo Dự báo thống kê giữ chức Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế thuộc NHNN

Ngày 21/8/2017, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định của Thống đốc NHNN bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Vụ trưởng Vụ Dự báo thống kê và Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ.

Theo đó, ngày 21/8/2017, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 1768/QĐ-NHNN điều động và bổ nhiệm ông Tô Huy Vũ – Vụ trưởng Vụ Dự báo Dự báo thống kê giữ chức Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế thuộc NHNN. Thời hạn giữ chức vụ của Đ/c Tô Huy Vũ là 5 năm kể từ ngày được bổ nhiệm.

Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 1769/QĐ-NHNN ngày 21/8/2017 điều động và bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Long - Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Chính sách tiền tệ giữ chức Vụ trưởng Vụ Dự báo Dự báo thống kê thuộc NHNN. Thời hạn giữ chức vụ của ông Nguyễn Đức Long là 5 năm kể từ ngày được bổ nhiệm.


Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 1766/QĐ-NHNN ngày 21/8/2017 tiếp nhận và bổ nhiệm ông Phạm Thanh Hà - Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam giữ chức Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ thuộc NHNN. Thời hạn giữ chức vụ của ông Phạm Thanh Hà là 5 năm kể từ ngày được bổ nhiệm.

Ông Phạm Thanh Hà làm việc tại Vietcombank từ năm 1994 từ vị trí Cán bộ phòng Thẩm định đầu tư và chứng khoán. Ông đảm nhận vị trí Phó Tổng Giám đốc Vietcombank từ năm 2010 và giữ vị trí này gần 8 năm qua.

Ông Tô Huy Vũ, người vừa chuyển sang Phó Vụ trưởng Vụ Dự báo, Thống kê giữ chức Vụ trưởng Vụ Dự báo, Thống kê – NHNN kể từ ngày 15/5/2015.(NDH)
----------------------

Nhà đầu tư bán khống mất gần 10 tỷ USD vì cổ phiếu Alibaba

Tính từ đầu năm 2017, các nhà đầu tư đánh cược vào việc cổ phiếu của gã thương mại điện tử khổng lồ Trung Quốc Alibaba sẽ sụt giảm đã mất tổng cộng 9,8 tỷ USD, Business Insider dẫn số liệu của hãng phân tích tài chính S3 Partners cho biết.

Theo đó, từ đầu năm tới nay, Alibaba là cổ phiếu tệ nhất đối với các nhà đầu tư bán khống - những người kiếm lời bằng cách vay cổ phiếu để bán ra trước, rồi đợi cho giá giảm mới mua vào để trả lại và hưởng phần giá chênh lệch. Sau Alibaba là cổ phiếu Tesla khi khiến các nhà đầu tư bán khống mất trắng 4,5 tỷ USD từ đầu năm tới nay.
 

Nguyên nhân dẫn tới chuỗi ngày u ám của các nhà đầu tư bán khống là cổ phiếu Alibaba không những không giảm mà còn tăng tới 87% kể từ đầu năm, gấp 8 lần Chỉ số MSCI All-Country World Index.

Chỉ tính riêng trong tuần trước, các nhà đầu tư bán khống đã lỗ tới 2 tỷ USD sau khi Alibaba công bố báo cáo lợi nhuận quý vượt mọi dự báo, tăng trưởng lợi nhuận và doanh thu lần lượt đạt 62% và 56% so với cùng kỳ năm ngoái, dữ liệu của S3 cho thấy.

Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên hơn cả con số lỗ trên của các nhà đầu tư bán khống là việc họ vẫn liên tục đặt cược cổ phiếu Alibaba sẽ giảm, bất chấp thực tế rõ ràng rằng hầu như không có dấu hiệu nào cho thấy sự suy giảm của cổ phiếu này trong năm 2017.

Theo giám đốc bộ phận phân tích dự báo của S3, Ihor Dusaniwsky, nguyên nhân của việc này có thể là các nhà đầu tư đang coi Alibaba là đại diện cho cả thị trường chứng khoán Hồng Kông và Trung Quốc. Điều tương tự cũng từng xảy ra tại thị trường chứng khoán Mỹ, khi các nhà đầu tư bán khống những cổ phiếu tăng trưởng tốt nhất trong nhóm S&P 500. Tuy nhiên, sau tất cả, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông đã tăng 23% kể từ đầu năm đến nay.

"Các nhà đầu tư bán khống đang ôm hi vọng rằng nếu có đợt điều chỉnh chứng khoán tại Hồng Kông hoặc Trung Quốc thì cổ phiếu Alibaba sẽ sụt mạnh”, Dusaniwsky viết trong một thông báo gửi khách hàng.

Trái với kỳ vọng của họ, Alibaba liên tục cho thấy tăng trưởng mạnh mẽ xu hướng mua sắm mọi thứ từ thực phẩm, quần áo cho tới hàng xa xỉ qua mạng của người Trung Quốc. Trong quý 2, doanh thu của Alibaba tăng lên 50,1 tỷ Nhân dân tệ (7,51 tỷ USD), vượt qua dự báo 47,7 tỷ Nhân dân tệ, theo Thomson Reuters.

Giới phân tích còn dự báo Alibaba sẽ sớm “đuổi kịp” Amazon, hiện có giá trị vốn hoá 474 tỷ USD, để giành vị trí hãng thương mại điện tử lớn nhất thế giới. Hiện Alibaba có giá trị vốn hóa 392 tỷ USD và được dự báo sẽ còn tăng nhanh trong thời gian tới.(Vneconomy)
------------------------

Dư nợ nhóm 6 công ty "bầu" Kiên tại ACB còn 558 tỷ đồng

Tại Ngân hàng TMCP Á Châu (mã ACB-HNX), suốt 5 năm qua, báo cáo tài chính nhà băng này luôn khoanh riêng một khoản cho vay khá đặc biệt - dư nợ nhóm 6 công ty, được ghi nhận vào nợ nhóm 2 (chưa phải nợ xấu). Nhóm "con nợ" này chính là các công ty liên quan đến ông Nguyễn Đức Kiên, cựu Phó Chủ tịch HĐQT của ACB hay còn được biết đến nhiều hơn với tên gọi "bầu" Kiên.

Cùng thời điểm bắt "bầu" Kiên, 6 công ty này cũng bị điều tra do cáo buộc vi phạm hình sự. Tới đầu năm 2013, nhóm các công ty này có ban lãnh đạo mới. Cuối năm 2015, ACB đã trình và được NHNN thông qua lộ trình thu hồi nợ kéo dài từ năm 2015-2018. Sau đó một năm, ACB điều chỉnh lại lộ trình này để rút ngắn và dự kiến kết thúc khoản nợ này ngay cuối năm nay.

Từ mức dư nợ 8.667 tỷ đồng và dự phòng trích lập chỉ 249 tỷ đồng vào hồi cuối năm 2012, tới nay, quy mô khoản nợ sau trích lập dự phòng là 558 tỷ đồng.


Dư nợ nhóm 6 công ty

Theo báo cáo tài chính soát xét của ACB, số dư nợ vay nhóm 6 công ty đến 30/6 là 3.527 tỷ đồng, giảm 387 tỷ đồng so với đầu năm và hơn 5 ngàn tỷ đồng so với cuối năm 2012. Dư nợ lớn nhất nằm ở chứng khoán đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn.

Tổng trích dự phòng đến 30/6 đạt 2.967 tỷ đồng.

Giá trị tài sản đảm bảo còn lại đến 30/6 theo tính toán là 3.576 tỷ đồng. Trong số này, có 2.623 tỷ đồng giá trị cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác đang niêm yết. ACB cho biết một phần cổ phiếu được bên thứ ba đặt mua và trả tiền cọc. Số tiền cọc 416 tỷ đồng đã sử dụng để trả nợ ACB.

Thời điểm cuối năm 2012, giá trị cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác sử dụng để làm tài sản đảm bảo cho khoản vay 6 công ty là 3.458 tỷ đồng.(NDH)


Giá trị tài sản đảm bảo cho khoản vay nhóm 6 công ty tại ACB

Trở về

Bài cùng chuyên mục