tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 22-06-2018

  • Cập nhật : 22/06/2018

Đề xuất giao dự án nhà máy nhiệt điện 2 tỷ USD cho liên danh với Trung Quốc

Lo lắng TKV không chốt được phương án đầu tư với đối tác, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng giao dự án Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 cho liên danh Geleximco - HUI.

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Thủ tướng, báo cáo phương án hợp tác đầu tư một số dự án nhà máy nhiệt điện. Theo đó, Bộ này kiến nghị Thủ tướng giaoliên danh Tập đoàn Geleximco - Công ty TNHH Hong Kong United (HUI)thực hiện dự án Nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập1 (Nghệ An) thay cho Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (TKV).

Lý do đề xuất này, Bộ Công Thương đánh giá do năng lực của TKV không đáp ứng nhu cầu vốn triển khai dự án đúng tiến độ. Tập đoàn Than & khoáng sản cũng đang gặp khó khăn trong huy động vốn cho các dự án đầu tư, trong đó có vốn đối ứng triển khai dự án Quỳnh Lập 1. Đến cuối tháng 9/2017, tổng nợ vay hợp nhất của TKV khoảng 78.000 tỷ đồng, với hệ số nợ/vốn chủ sở hữu 2,5 lần.

Nếu đầu tư vốn vào dự án nhiệt điện Quỳnh Lập 1, TKV sẽ phải huy động thêm khoản nợ vay 39.000 tỷ và sau 3 năm nữa tổng nợ vay của tập đoàn này có thể lên tới trên 100.000 tỷ đồng, dẫn đến tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu sẽ vượt quá quy định cho phép.

Ngoài ra, sau hơn 2 tháng đốc thúc hiện TKV vẫn chưa báo cáo Bộ Công Thương kết quả làm việc cuối cùng với 2 nhà đầu tư là Kospo và Samtan (Hàn Quốc) vềthu xếp vốn vay cho dự án không có bảo lãnh Chính phủ, dù đã đạt được thoả thuận ban đầu tỷ lệ vốn góp đầu tư TKV 36%, Kospo 34% và Samtan 30%.

Phối cảnh dự án Nhiệt điện Quỳnh Lập (Nghệ An).

Trường hợp TKV, Kospo, Samtan không thống nhất việc thu xếp vốn, hợp đồng mua bán điện dự án theo hướng không có bảo lãnh Chính phủ, thì việc hợp tác giữa các bên không thành công, khiến tiến độ thực hiện dự án bị chậm lại.Tình trạng này kéo dài, Bộ Công Thương lo ngại, không rõ khi nào các bên đạt được thoả thuận cuối cùng, và sẽ làm chậm tiến độ triển khai, vận hành dự án vào 2022 – 2023 theo quy hoạch Sơ đồ điện VII điều chỉnh.

“Với các vấn đề tòn tại nêu trên thì đề xuất phương án thực hiện dự án của TKV không thể khẳng định đảm bảo tính khả thi để trình Thủ tướng xem xét, chấp thuận”, Bộ Công Thương khẳng định.

Ngoài ra, nếu để tình hình thoả thuận tiếp tục kéo dài hoặc TKV phải tìm kiếm đối tác thì sẽ chậm triển khai thực hiện dự án, ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư, không lường hết các yếu tố phát sinh như trượt giá, trượt tỷ giá…

Do đó, nhà chức trách cho rằng, việc giao dự án Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 cho liên danh Geleximco - HUI, sẽ giúp tập đoàn giảm áp lực thu xếp vốn, và tập trung thực hiện các dự án khác. Thay thế TKV tại dự án này, liên danh Geleximco và đối tác Trung Quốccó trách nhiệm khẩn trương thực hiện dự án theo quy định đảm bảo tiến độ, chất lượng; thoả thuận bàn giao dự án, xem xét thanh toán các chi phí trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư mà TKV đã thực hiện.

Kiến nghị giao dự án này cho liên danh Geleximco – HUI, song Bộ Công Thương cũng lo ngại khi 80% vốn thực hiện dự án chủ yếu vay từ Trung Quốc.

Đánh giá năng lực liên danh cho thấy, phương án tài chính mà Geleximco và liên danh đưa ra lại phần lớn dựa vào vốn vay từ Trung Quốc, với tỷ lệ vốn đối ứng 20% vốn chủ sở hữu và 80% vốn vay. Dự kiến lãi suất vay từ nguồn tín dụng thương mại là 10,86% một năm và quốc tế là 11,77% một năm.

80% tổng mức đầu tư dự án sẽ được huy động từ tổ hợp các ngân hàng do Ngân hàng Phát triển nhà nước Trung Quốc đứng đầu, gồm: Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc chi nhánh Hồ Nam, An Huy và Ngân hàng Công Thương Trung Quốc.

"Nếu giao cho liên danh này dự án Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 sẽ chuyển thành vốn tư nhân 100%. Khi dự án không dùng vốn nhà nước khó có thể yêu cầu chủ đầu tư thực hiện nội địa hoá thiết bị nhà máy nhiệt điện đốt than. Chưa kể sự tham gia của nhà thầu, nhà đầu tư Trung Quốc, sử dụng thiết bị của Trung Quốc vào dự án…”, cơ quan quản lý các dự án điện quan ngại.

Trong khi đó liên danh Geleximco - HUI tỏ ra khá tự tin vào năng lực tài chính triển khai dự án dù 80% là vốn vay. Liên danh này cũng cam kết đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án: 3 tháng kể từ ngày thành lập công ty liên doanh sẽ ký kết thỏa thuận bồi thường, giải phóng mặt bằng; 2 tháng tiếp theo ký hợp đồng tư vấn quản lý, giám sát kỹ thuật...

Trước đó, năm 2017 liên danh Geleximco - HUI đã 2 lần gửi văn bản tha thiết được làm nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1 và Quảng Trạch 2, vốn đang được giao cho các tập đoàn năng lượng trong nước là TKV và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư.

Với dự án nhiệt điện Quỳnh Lập 1 hiện do Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam (TKV) làm chủ đầu tư, Geleximco đề xuất liên danh Geleximco –HUI sở hữu 75% cổ phần, 25% còn lại thuộc TKV. Còn với dự án nhiệt điện Quảng Trạch 2 do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư, đơn vị này đề xuất nắm hẳn 100% cổ phần.

Trong các văn bản gửi Bộ Công Thương trước đây, cả TKV và EVN đều tỏ ý không đồng tình giao các dự án này cho Geleximco - HUI. Với Quảng Lập 1, TKV cho rằng, nội dung đề xuất hợp tác của liên danh Geleximco – HUI “không phù hợp với chủ trương kêu gọi đầu tư dự án này của Hội đồng thành viên TKV, theo đó TKV nắm giữ cổ phần chính”. Còn EVN cũng cho rằng, việc Geleximco đề xuất đầu tư theo hình thức PPP dự án Quảng Trạch 2 chưa được quy định đối với công trình điện.

Dự án nhiệt điện Quảng Lập 1, Quảng Trạch 2 là hai dự án nhiệt điện quan trọng nằm trong quy hoạch điện sơ đồ VII quốc gia đã được Chính phủ phê duyệt.

Nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1 xây dựng trên diện tích 150 ha, TKV được Chính phủ giao cho làm chủ đầu tư với tổng vốn 2,1 tỷ USD. Nhà máy có công suất lắp đặt 2 x 600 MW gồm 2 tổ máy, dự kiến sẽ phát điện vào năm 2020 và hàng năm cung cấp vào mạng lưới điện quốc gia khoảng 6,6 tỷ kWh điện.

Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 2 thuộc dự án Trung tâm nhiệt điện Quảng Trạch do EVN làm chủ đầu tư, khởi công từ cuối năm 2015. Nhà máy gồm 2 tổ máy chính với công suất thiết kế 1.200 - 1.320MW, tổng vốn đầu tư khoảng 2,4 tỷ USD, dự kiến vận hành từ năm 2024.(Vnexpress)
----------------------------------------

Tín dụng ngoại tệ tăng nhanh có đáng lo?

Trong 5 tháng đầu năm, trong khi huy động vốn bằng ngoại tệ giảm 3,1% thì tín dụng bằng ngoại tệ tăng khá nhanh với 8%, cao hơn so với tăng trưởng tín dụng bằng VNĐ.

Theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, tính đến cuối tháng 05/2018, vốn huy động của các TCTD tăng 6,2% so với cuối năm 2017; tín dụng tăng khoảng 5,8%. 

Đáng chú ý, trong khi huy động vốn bằng ngoại tệ giảm 3,1% thì tín dụng bằng ngoại tệ lại tăng 8%. Tăng trưởng cho vay ngoại tệ cũng cao hơn so với tăng trưởng tín dụng bằng VNĐ (5,6%).

Giải thích về điều này, theo chuyên gia đến từ công ty chứng khoán bảo việt (BVSC), huy động ngoại tệ giảm xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu là lãi suất huy động ngoại tệ hiện vẫn bị áp mức trần 0% (được áp dụng từ năm 2015 đến nay) khiến động lực găm giữ USD trong nền kinh tế không còn lớn. Trong khi đó, nhu cầu vay ngoại tệ có xu hướng tăng lên khi lãi suất cho vay ở mức hấp dẫn tương đối so với vay bằng VNĐ và rủi ro biến động tỷ giá không nhiều trong những năm gần đây (chỉ 1-2%).

BVSC đánh giá, về rủi ro tổng thể, mặc dù tăng trưởng tín dụng ngoại tệ cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung nhưng do tỷ trọng cho vay ngoại tệ còn khá thấp (chiếm khoảng 8%, tương đương hơn 500 nghìn tỷ đồng) nên rủi ro ảnh hưởng đến sự ổn định chung của hệ thống ngân hàng là không lớn. Bên cạnh đó, quỹ dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện đạt hơn 63 tỷ USD được đánh giá hoàn toàn đủ sức giải quyết những bất ổn liên quan đến cho vay ngoại tệ trong thời điểm hiện tại.(CafeF)
-----------------------------

Vũ 'nhôm' cắm 220 lô đất lấy tiền mua cổ phần Đông Á bank

Để có tiền mua 60 triệu cổ phần DAB, Vũ “nhôm” đã mang thế chấp 220 lô đất tại thành phố Đà Nẵng để vay 400 tỷ đồng và phần còn lại được cựu Chủ tịch DAB - Trần Phương Bình “hỗ trợ” bằng cách chỉ đạo cấp dưới nguỵ tạo chứng từ khống, xuất quỹ chi 200 tỷ đồng….

Năm 2013, ngân hàng Đông Á (DAB) bị sa sút, thua lỗ kéo dài, thiếu hụt số lượng lớn tiền, vàng trong kho quỹ. Do vậy, Trần Phương Bình, Chủ tịch DAB thời bấy giờ đề ra chủ trương tăng vốn điều lệ DAB từ 5.000 tỷ đồng lên 6.000 tỷ đồng để có tiền trang trải, xử lý khó khăn, đồng thời nâng cao thương hiệu, vị thế và ảnh hưởng của DAB.

Thực hiện chủ trương nêu trên, cuối năm 2013 Bình và Vũ bàn bạc, thống nhất Vũ sẽ mua 60 triệu cổ phần với giá 600 tỷ đồng khi DAB tăng vốn điều lệ vào năm 2014, mục đích để Vũ trở thành cổ đông lớn, có quyền chi phối tại DAB.

Để có tiền mua cổ phần DAB, Vũ “nhôm” đã mang thế chấp 220 lô đất tại thành phố Đà Nẵng (tài sản này thuộc sở hữu của Vũ “nhôm”) để vay 400 tỷ đồng của DAB và phần còn lại được Trần Phương Bình “hỗ trợ” bằng cách chỉ đạo cấp dưới nguỵ tạo chứng từ nộp khống, xuất quỹ chi 200 tỷ đồng cho Vũ “nhôm”.

Cụ thể, ngày 17/12/2013, Trần Phương Bình chỉ đạo DAB Chi nhánh Đà Nẵng ký Hợp đồng tín dụng và giải ngân cho Ngô Áng Hùng và Phan Thị Anh Đài (hai người này do Vũ “nhôm” chỉ định) vay 220 tỷ đồng, tài sản thế chấp là 139 lô đất thuộc Khu phức hợp Đô thị, thương mại dịch vụ cao tầng Harbour Ville, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng. Sau khi hoàn tất các thủ tục, DAB Chi nhánh Đà Nẵng đã giải ngân 220 tỷ đồng vào tài khoản của Vũ “nhôm” tại Sacombank.

Tiếp ngày 20/12/2013, Vũ “nhôm” chỉ đạo Lê Viết Bảo Duy và Trương Thị Ly Ly làm thủ tục thế chấp tiếp 81 lô đất tại Harbour Ville để vay 180 tỷ đồng của DAB tại Chi nhánh Quảng Nam. Sau khi hai khoản vay nêu trên được giải ngân, Vũ “nhôm” đã chuyển toàn bộ số tiền vào tài khoản Cty CP Xây dựng Bắc Nam 79 mở tại DAB Đà Nẵng để mua cổ phần DAB.

Tuy nhiên, sau khi kiểm tra tài sản thế chấp của Vũ “nhôm”, Bình chỉ chấp nhận cho Vũ “nhôm” vay tối đa 400 tỷ đồng, còn thiếu 200 tỷ đồng, Vũ “nhôm” đã nhờ Bình giúp đỡ. Theo đó, Trần Phương Bình đã chỉ đạo cấp dưới làm thủ tục thu khống 200 tỷ đồng của Vũ “nhôm” để chuyển vào tài khoản của Cty CP Xây dựng Bắc Nam 79. Vũ “nhôm” cũng có mặt tại phòng làm việc của Bình, nghe nội dung mà Bình chỉ đạo xuất quỹ chi 200 tỷ đồng cho Vũ, viết và ký chứng từ nộp khống 200 tỷ đồng, biết rõ nguồn gốc số tiền 200 tỷ đồng nêu trên là của DAB.

Sau khi DAB tăng vốn điều lệ lên 6.000 tỷ đồng không thành công, DAB chuyển trả tiền cho các tổ chức và cá nhân đã đăng ký mua, trong đó chuyển trả cho Cty Bắc Nam 79 số tiền 600 tỷ đồng và gần 9,6 tỷ đồng tiền lãi. Sau đó, Vũ “nhôm” đã chiếm đoạt 200 tỷ đồng của DAB và hơn 3 tỷ đồng tiền lãi.

Không chỉ bị Vũ “nhôm” xù khoản vay 200 tỷ đồng nêu trên, Trần Phương Bình còn bị Vũ “nhôm” chây hàng chục tỷ đồng tiền bán cổ phần đứng tên cá nhân. Cụ thể, tháng 8/2015, Trần Phương Bình biết DAB sẽ bị kiểm soát đặc biệt, khi đó 13,6 triệu cổ phần DAB đứng tên Công ty CP vốn Anh Bình (sân sau của Bình) sẽ bị cấm chuyển nhượng cổ phần nên Bình đã bán 13,6 triệu cổ phần DAB đứng tên Công ty CP vốn Anh Bình cho Vũ “nhôm” với giá 136,5 tỷ đồng. Bình và Vũ “nhôm” thống nhất khi nào có tiền thì Vũ trả. Đến nay, Vũ vẫn chưa thanh toán 90,5 tỷ đồng.(Tienphong)
-------------------------

Thị trường chứng khoán Philippines hóa 'gấu'

Thị trường chứng khoán Philippines (PSE) đóng cửa ở mức 7.098,15 hôm nay (21/6), bước vào khoảng thị trường "gấu" (7.246,90). Con số này giảm 22% so với đỉnh hôm 29/1 và là mức thấp nhất trong 17 tháng. Thị trường có khả năng chạm mức 7.000 trong ngắn hạn khi bán tháo lan rộng, Fritz Ocampo - giám đốc đầu tư tại BDO Unibank - dự báo.

"Giờ tiền là vua", ông nói.

26/30 mã của PSE giảm điểm, dẫn đầu bởi nhà khai thác điện thoại PLDT (giảm 6,5%) và công ty xây dựng lớn nhất nước SM Prime Holdings (giảm 4,6%).

(Nguồn: Bloomberg)

"Nhà đầu tư vẫn còn lo ngại", nhà phân tích Manny Cruz tại Chứng khoán Asiasec cho biết. Hơn 43 tỷ USD giá trị thị trường bốc hơi trong năm nay khi chỉ số chuẩn trượt hơn 17%, nằm trong nhóm tệ nhất thế giới (chỉ hơn Thổ Nhĩ Kỳ).

Lượng tiền quỹ ngoại rút ra hiện là 1,14 tỷ USD và có thể lên tới 2 tỷ USD vào tháng 12, Ocampo nhận định.

Các nhà đầu tư cho rằng thị trường cần tăng thêm 0,25% trong năm nay để duy trì mức lạm phát và ngăn đồng peso mất giá. Nếu hồi phục, thị trường cũng chỉ đạt 7.600, tương tự diễn biến tháng trước, Ocampo dự đoán. Chỉ số PSE từng tăng hơn 300 điểm trong 2 phiên 10/5 nhưng sau đó lại xuống khi lạm phát tăng tốc và đồng peso chạm mức thấp nhất 12 năm so với USD.

PSE lao dốc vì khối ngoại bán tháo. (Nguồn: Bloomberg)

Đợt bán tháo hôm nay khiến PSE chỉ còn gấp 15,3 lần so với mức tăng 12 tháng dự kiến, thấp nhất kể từ ngày 26/1/2016, thấp hơn mức 19,9 lần ngày 23/1 và thấp hơn mức trung bình 5 năm.

iShares MSCI Philippines ETF mất 1,5% qua đêm tại Mỹ, ngày giảm thứ 10 liên tiếp và đợt giảm dài nhất kể từ tháng 6/2013. Hơn 51 tỷ USD giá trị thị trường bị xóa sạch kể từ đỉnh tháng 1.(NDH)

Trở về

Bài cùng chuyên mục