Tỉ phú Trung Quốc đầu tư vào bất động sản Đồng Nai; Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu tôm, cá tra; Nhật Bản mở cửa cho nửa triệu lao động nước ngoài; Trung Quốc giảm nhập khẩu dầu từ Mỹ sau tháng 9 trong bối cảnh tranh chấp thương mại
Tin kinh tế đọc nhanh 22-06-2018
- Cập nhật : 22/06/2018
MSCI chưa đưa Việt Nam vào danh sách nâng hạng thị trường năm 2018
Theo tính toán của MSCI, trong trường hợp Argentina và Kuwait được nâng hạng, tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong danh mục MSCI Frontier Markets 100 Index sẽ tăng mạnh từ 17,72% lên 28,37%; số lượng cổ phiếu theo đó cũng tăng từ 17 lên 30.
Vào rạng sáng 21/6, MSCI đã công bố kết quả phân loại định kỳ các TTCK trên Thế giới. Không ngoài dự báo trước đó, TTCK Việt Nam vẫn chưa lọt vào danh sách xem xét được nâng hạng từ thị trường cận biên (Frontier Market) lên thị trường mới nổi (Emerging Market).
Trong khi đó, bắt đầu từ tháng 6/2019, Arabia Saudi sẽ được MSCI thêm vào rổ chỉ số MSCI Emerging Markets Index với tỷ trọng dự kiến là 2,6% với 32 cổ phiếu.
Bên cạnh đó, MSCI cũng đưa Argentina vào danh sách nâng hạng lên thị trường mới nổi kể từ tháng 5/2019.
Ngoài ra, Kuwait cũng sẽ được MSCI đưa vào diện theo dõi nâng hạng lên thị trường mới nổi. Hiện tại, Argentina, Kuwait đang nằm trong rổ chỉ số MSCI Frontier Markets Index và Việt Nam cũng nằm trong danh sách này.
Điều này có nghĩa, khi Argentina và Kuwait được nâng hạng/xem xét nâng hạng sẽ làm thay đổi tỷ trọng rổ chỉ số MSCI Frotiner Markets Index và Việt Nam có thể hưởng lợi từ điều này.
Theo tính toán của MSCI, trong trường hợp Argentina và Kuwait được nâng hạng, tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong danh mục MSCI Frontier Markets 100 Index sẽ tăng mạnh từ 17,72% lên 28,37%; số lượng cổ phiếu theo đó cũng tăng từ 17 lên 30.
Trong đó, VNM là cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất với 6,21%. Các cổ phiếu khác của Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục MSCI Frontier Markets 100 Index có thể kể tới như VIC (5,07%), MSN (2,68%). (cafeF)
---------------------------------
Không đủ khả năng trả nợ, Bông Bạch Tuyết bị phát mãi tài sản với giá khởi điểm hơn 86 tỷ đồng
Trong tháng 5 vừa qua, Cục thi hành án dân sự TP.HCM đã thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản là toàn bộ quyền sử dụng đất (đất thuê 50 năm thanh toán tiền 1 lần) và toàn bộ quyền sở hữu công trình, nhà xưởng trên đất tại lô B52-53-54/I đường 2E, KCN Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh TP.HCM thuộc quyền sử dụng, sở hữu của Bông Bạch Tuyết với giá khởi điểm tài sản đấu giá là 86,21 tỷ đồng,.
Kể từ khi trở lại sàn chứng khoán sau gần một thập kỷ, cổ phiếu Bông Bạch Tuyết (BBT) đã trở thành "hiện tượng" với chuỗi 7 phiên tăng trần liên tiếp. Kết thúc phiên giao dịch 20/6, thị giá BBT dừng tại 7.100 đồng, tương ứng vốn hóa thị trường 48,56 tỷ đồng.
Ngày 9/7 tới đây, Bông Bạch Tuyết sẽ tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2018. Theo tài liệu được công bố, công ty sẽ tập trung cho mảng sản xuất các sản phẩm phục vụ cho chăm sóc cá nhân ở 2 khu vực: Tiêu dùng thiết yếu và y tế; Phân chia thị trường nắm giữ để củng cố và phát triển bao gồm GT, ETC, OTC, MT, Sale Online, Export.
Trong năm 2018, Bông Bạch Tuyết dự kiến tiêu thụ 652 tấn bông với doanh thu đạt 113 tỷ đồng, tăng 15% so với năm trước đó. Lợi nhuận trước thuế dự kiến 16 tỷ đồng, tăng 15% (không tính dự án Nguyễn Văn Săng). Tuy vậy, lợi nhuận sau thuế theo kế hoạch chỉ đạt 12,8 tỷ đồng, giảm 10% do hết được chuyển lỗ nên phải đóng đúng thuế theo quy định.
Kế hoạch kinh doanh 2018 của Bông Bạch Tuyết
Bị phát mãi tài sản nhà xưởng với giá khởi điểm 86,21 tỷ đồng
Tính đến tháng 10/2017, số dư công nợ tồn động phải trả của Bông Bạch Tuyết là 40 tỷ đồng (trong đó nợ gốc là 500 triệu đồng, còn lại là nợ lãi trong bản án của CTCP Bibica, Maritime Bank, Công ty Xăng dầu Phong Quân và lãi chậm trả tiền nộp Ngân sách Nhà nước).
Hiện tại, tình hình các chủ nợ thông qua cơ quan thi hành án ngày càng gia tăng áp lực, đặc biệt Maritime Bank đã đề nghị và cơ quan thi hành án đã ra quyết định cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản. Cơ quan thi hành án hiện đã kê biên tài sản và có thông báo đưa ra bán đấu giá.
Cụ thể, trong tháng 5 vừa qua, Cục thi hành án dân sự TP.HCM đã thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản là toàn bộ quyền sử dụng đất (đất thuê 50 năm thanh toán tiền 1 lần) và toàn bộ quyền sở hữu công trình, nhà xưởng trên đất tại lô B52-53-54/I đường 2E, KCN Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh TP.HCM thuộc quyền sử dụng, sở hữu của Bông Bạch Tuyết với giá khởi điểm tài sản đấu giá là 86,21 tỷ đồng,.
Tuy nhiên, Bông Bạch Tuyết cho biết đang tích cực sắp xếp làm việc với Maritime Bank để có phương án hài hòa nhất, hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng xấu của thủ tục kê biên, phát mãi để không đe dọa đến tình hình sản xuất kinh doanh, sẵn sàng đối mặt và xử lý để ổn định tâm lý người lao động, gửi văn bản đến cơ quan chức năng nhờ hỗ trợ. (CafeF)
-----------------------
Tân Hoàng Minh xây đường gần nghìn tỷ, đổi 20ha đất vàng quận Hoàng Mai
Khu đất có quy mô rộng khoảng 20ha, có vị trí trung tâm quận Hoàng Mai tiếp giáp với trục đường chính đô thị mới Hoàng Mai (đường 2,5), đường Lĩnh Nam, đường Tam Chính và khu đô thị Gamuda Garden.
UBND TP Hà Nội vừa trao Quyết định chủ trương đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án xây dựng tuyến đường từ đê sông Hồng đến khu đô thị mới C2 Gamuda Gardens cho Công ty TNHH TM và DV KS Tân Hoàng Minh đầu tư với kinh phí là 989 tỷ đồng.
Dự án này được đầu tư theo hình thức đối tác công tư (loại hợp đồng xây dựng chuyển giao - BT). Theo đó, tuyến đường này có chiều dài 2,6km rộng 40m, nguồn vốn của Nhà đầu tư và vốn huy động hợp pháp khác.
Nhà đầu tư được khai thác quỹ đất tại khu đất ký hiệu C9- CN3 trên địa bàn quận Hoàng Mai để thu hồi vốn đầu tư công trình BT.
Được biết, khu đất ký hiệu C9-CN3 có quy mô vào khoảng 20ha nằm sát cạnh khu đô thị Gamuda Garden của Gamuda Land. Trước đó, Tân Hoàng Minh đã được giao lập quy hoạch, và đã được UBND TP Hà Nội duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết 1/500.
Vị trí khu đất vàng của Tân Hoàng Minh, đối ứng dự án xây tuyến đường gần 1.000 tỷ tại quận Hoàng Mai.
Khu đất được quy hoạch làm dự án Khu chức năng Đô thị Tân Hoàng Mai thuộc các phường Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam, Trần Phú, Yên Sở, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
Có chức năng là trung tâm thương mại, văn phòng làm việc, công cộng, dịch vụ thể thao văn hóa, đơn vị nhà ở cao cấp đồng bộ đất nhà trẻ, cây xanh, vườn hoa, đỗ xe…thực hiện theo định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, và chủ trương di dời các cơ sở công nghiệp ra ngoài các quận nội thành, khu vực không còn phù hợp tiêu chuẩn phát triển đô thị và khai thác hiệu quả đất đai đô thị của Chính phủ.
Khu vực xung quanh của dự án Tân Hoàng Mai của Tân Hoàng Minh, sát bên cạnh là khu nhà ở Gamuda Garden.
Mới đây, Tập đoàn Tân Hoàng Minh cũng đã có động thái nhằm khởi động triển khai dự án khu đô thị Tân Hoàng Mai và một số dự án mới khác bằng việc ký kết hợp đồng hợp tác với 2 "ông lớn" ngành xây dựng là Coteccons và Hòa Bình.
Theo đó, Công ty TNHH Đầu tư BĐS Ngọc Viễn Đông (trực thuộc Tân Hoàng Minh) đã ký kết Hợp đồng nguyên tắc D&B với Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình để triển khai xây dựng dự án Tân Hoàng Mai.
Theo hé lộ của Tân Hoàng Minh về dự án mới này, Dự án Tân Hoàng Mai là khu đô thị mới, được đầu tư xây dựng đồng bộ về hạ tầng hiện đại, kỳ vọng trở thành một khu chức năng đô thị có đầy đủ mọi trang thiết bị hiện đại và tiện ích cộng đồng, bao gồm câu lạc bộ giải trí, rạp chiếu phim, trung tâm thương mại, không gian văn phòng và kinh doanh...Khu đô thị được xây dựng theo phong cách Lagom.
Phối cảnh dự án Tân Hoàng Mai
Được biết, Tập đoàn Tân Hoàng Minh hiện đang là nhà phát triển hàng loạt dự án cao cấp tại Hà Nội như D’. Palais Louis - Nguyễn Văn Huyên, D’. Le Roi Soleil - Quảng An, D’. Le Pont D’or - Hoàng Cầu, D’. Capitale – Trần Duy Hưng, D’. El Dorado – Phú Thanh, Phú Thương, dự án Nam Đại Cồ Việt, dự án Tân Hoàng Mai...
Hiện Tập đoàn này đã hoàn thiện và đưa vào hoạt động 100% dự án căn hộ cao cấp D’. Le Pont D’or bên hồ Hoàng Cầu; dự án Quảng An đã bán 70% căn hộ; dự án D’. Capitale đã bán 2700 căn hộ trong tổng số 3000 căn; dự án D’. Palais Louis đã có hơn 80 khách hàng đặt cọc giữ chỗ trong tổng số 242 căn hộ…(CafeF)