tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 04-05-2016

  • Cập nhật : 04/05/2016

Năm 2016 đặt mục tiêu XK hơn 2 tỉ đô la trái cây

Năm 2016, trái cây Việt Nam kỳ vọng sẽ được xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính với giá trị gia tăng cao. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu trái cây năm 2016 sẽ đạt hơn 2 tỉ đô la Mỹ từ mức 1,8 tỉ đô la Mỹ năm 2015.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT), rau quả vẫn còn nhiều dư địa để khai thác nên kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu trái cây năm 2016 có thể lên hơn 2 tỉ đô la Mỹ, tăng hơn 11% so với năm 2015.

Ông Lê Sơn Hà, Trưởng phòng Kiểm dịch thực vật, Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) thuộc Bộ NNPTNT, cho hay năm qua, Việt Nam đã khai thác nhiều thị trường mà trước đây chưa đầu tư hoặc lãng quên như EU, Canada, các nước ASEAN, Đông Âu, Trung Đông, thậm chí hướng đến cả thị trường Nam Mỹ.

Cục BVTV đã nộp hồ sơ đề nghị xuất khẩu quả tươi của Việt Nam sang Achentina, Brazil, Peru… Hiện các nước này đang xem xét để làm các thủ tục tiếp theo cho Việt Nam xuất khẩu trái cây vào.

Từ xưa đến nay, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn của rau quả Việt Nam, nhưng Bộ NNPTNT đã nỗ lực đa dạng hóa thị trường và khai thác các thị trường có giá trị cao và yêu cầu khắt khe về kiểm dịch thực vật cũng như an toàn thực phẩm. Điều đó đồng nghĩa với việc rau quả của Việt Nam đã khẳng định được chỗ đứng tại các thị trường khó tính; đây sẽ trở thành tiền đề quan trọng để xâm nhập các thị trường mới.

Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu trái cây đạt hơn 1,8 tỉ đô la Mỹ, tăng hơn 400 triệu đô la Mỹ so với năm 2014, tương đương mức tăng hơn 28%. Tổng khối lượng xuất khẩu rau quả nói chung trong năm 2015 đạt 2,1 triệu tấn, trong đó có những loại quả có lượng xuất khẩu lớn như thanh long (1,1 triệu tấn), sau đó là dưa hấu, xoài, nhãn…

Năm 2015, Việt Nam cũng mở nhiều thị trường mới như xuất khẩu xoài sang Nhật Bản; vải, nhãn sang Mỹ, Australia. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng mở rộng thị trường xuất khẩu trái cây sang các nước xung quanh Việt Nam như vải xuất sang Malaysia và một số nước khác.


15 tấn chuối Việt Nam đầu tiên đã có mặt ở siêu thị Nhật Bản

Khoảng 15 tấn chuối Việt Nam đã được bày bán chính thức trong hệ thống siêu thị bán lẻ Don Kihote tại Tokyo (Nhật Bản) và nhiều địa phương lân cận.
thi truong nhat ban co nhu cau cao doi voi mat hang chuoi nhap khau voi suc tieu thu xap xi 1 trieu tan/nam.

Thị trường Nhật Bản có nhu cầu cao đối với mặt hàng chuối nhập khẩu với sức tiêu thụ xấp xỉ 1 triệu tấn/năm.

Các DN Philippines chiếm tới 85% thị phần chuối nhập khẩu tại Nhật Bản. Tuy nhiên, các DN Nhật Bản cho biết đang có nhu cầu đa dạng hóa nguồn cung cho thị trường.

Trước đó, chuối Việt Nam bắt đầu được xuất khẩu thử nghiệm vào thị trường Nhật Bản từ năm 2013.

Đánh giá về khả năng cạnh tranh quả chuối Việt Nam, ông Hidekatsu Ishikawa, Chủ tịch Công ty VIENT, doanh nghiệp nhập khẩu Nhật Bản, đánh giá cao chất lượng quả chuối Việt Nam với vị ngọt phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng Nhật Bản và có mức giá cạnh tranh.

Ông Hidekatsu Ishikawa cho biết ngoài hệ thống siêu thị bán lẻ Don Kihote, một số các hệ thống siêu thị địa phương khác cũng đã bày bán chuối Việt Nam như Chalenger của tỉnh Niiggata.

Dự kiến, trong thời gian tới thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản sẽ phối hợp với các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động quảng bá cho quả chuối Việt Nam tại các sự kiện xúc thương mại nhằm tăng thị phần của quả chuối Việt Nam tại thị trường Nhật Bản.

Hiện nay, trái cây của Việt Nam đã có mặt ở hơn 40 quốc gia trên thế giới. Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, năm 2015 đã có 16 thị trường đạt kim ngạch trên 10 triệu USD.

Năm 2015 là năm đánh dấu hiệu quả trong công tác mở cửa thị trường xuất khẩu sản phẩm trái cây sang các thị trường khó tính. Điển hình, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu sang thị trường Mỹ hơn 3 tấn vải, trên 100 tấn nhãn.

Đối với Nhật Bản, ngoài hơn 1.200 tấn thanh long, trên 10 tấn xoài Việt Nam cũng được xuất khẩu sang thị trường này và táo của họ cũng được nhập vào Việt Nam.

Bên cạnh đó, Australia cũng đã chính thức cho phép nhập khẩu quả vải tươi và đã có 16 lô vải tươi với trên 28 tấn đã được đưa sang thị trường này.

Trong quý 1/2016, Việt Nam đã xuất hơn 2.139 tấn (thanh long, chôm chôm, nhãn, xoài) sang các thị trường Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, xấp xỉ 50% so với sản lượng cả năm 2015. Trái thanh long có sự tăng trưởng ấn tượng ở cả 3 thị trường này, trong đó Mỹ với hơn 1.103 tấn, bằng 60% sản lượng của cả năm 2015.


VASEP dự báo xuất khẩu hải sản năm 2016 tăng 13%

Theo Bộ NN&PTNT giá trị xuất khẩu thủy sản 4 tháng đầu năm nay đạt 1,97 tỷ USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2015. Đây là tín hiệu đáng mừng cho DN thủy sản sau sự sụt giảm liên tục trong năm 2015.

Kim ngạch xuất khẩu 2 mặt hàng chủ lực là tôm và cá tra đều tăng lần lượt 8% và 2,4%. xuất khẩu mực, bạch tuộc và cá ngừ giảm 6,2% và 5,5%, trong khi xuất khẩu cá biển tăng mạnh 19,5% và các mặt hànghải sản khác đều tăng.

Các mặt hàng hải sản (cá ngừ, mực, bạch tuộc, cua ghẹ, cá biển khác…) chiếm hơn 30% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Năm 2016, xuất khẩu các mặt hàng này đều được dự báo sẽ tăng so với năm ngoái, nhờ nguồn cung ổn định, nhu cầu hồi phục trên các thị trường chính.

Trong đó dự báo xuất khẩu cá ngừ sẽ tăng 12% đạt 507 triệu USD, mực, bạch tuộc tăng 10% đạt 470 triệu USD, cua ghẹ, surimi, các loại cá biển… tăng 13% đạt 1,3 tỷ USD.

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết hiện nguồn nguyên liệu chế biến và xuất khẩu hải sản khá thuận lợi vì sản lượng khai thác tăng. Tháng 4, thời tiết khá thuận lợi cho việc ra khơi, giá các mặt hàng hải sản tương đối ổn định, giá xăng dầu giảm, hiện đang là thời gian vào vụ cá nam nên hoạt động khai thác thủy sản biển trong tháng khá sôi động.

Chính sách của Chính phủ về hỗ trợ dầu và vay vốn đóng mới tàu cá tiếp tục phát huy hiệu quả, bên cạnh đó ngư dân được các ngành chức năng hỗ trợ đầu tư máy móc, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật khai thác tiên tiến, phương pháp bảo quản cá ngay trên tàu làm tăng chất lượng và giá trị sản phẩm.

Ước sản lượng khai thác thuỷ sản 4 tháng năm 2016 đạt 1.050 nghìn tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó khai thác biển ước đạt 1.003 nghìn tấn, tăng 3,3% so với tháng 4/2015.

Sản lượng cá ngừ đại dương tăng mạnh do đang vào vụ khai thác chính và xuất hiện nhiều ở các ngư trường Trường Sa và Hoàng Sa. Theo báo cáo của địa phương, tại 3 tỉnh đánh bắt cá ngừ đại dương 4 tháng đầu năm 2016 ước đạt 8.413 tấn

Các ngư trường khai thác chính hải sản phục vụ cho thị trường xuất khẩu tập trung chủ yếu ở các tỉnh Nam Trung Bộ (Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Thuận…) và các tỉnh Nam Bộ (Kiên Giang, Cà Mau…). Đây cũng là những tỉnh tập tập trung phần lớn các DN sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng hải sản chính như cá ngừ, cua ghẹ, surimi và cá biển khác…


Bắt 9,7 tấn nguyên liệu bào chế thuốc Bắc nhập lậu từ Trung Quốc

Ngày 3/5, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46), Công an tỉnh Hưng Yên cho biết đơn vị này phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 11, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh đã phát hiện và bắt giữ gần 10 tấn nguyên liệu dùng để bào chế thuốc ​Bắc không rõ nguồn gốc.

Cụ thể, tại xóm 4, thôn Điện Biên, xã Hồng Nam, thành phố Hưng Yên, cơ quan chức năng đã phát hiện ôtô tải mang biển kiểm soát 89C-04340 do lái xe tên Hưng, sinh năm 1976, quê xã Trung Dũng (Tiên Lữ, Hưng Yên) đang dừng đỗ, bốc xếp hàng hóa.

Kiểm tra trên xe và tại kho chứa, lực lượng chức năng phát hiện nhiều nguyên liệu dùng để bào chế thuốc ​Bắc gồm táo tàu, thục địa, cam thảo, hoài sơn, đương quy, đỗ trọng...

Các nguyên liệu này được đựng trong các bao tải và thùng bìa cá​ctông bên ngoài in chữ Trung Quốc. Toàn bộ số hàng có tổng trọng lượng 9,7 tấn.

Chủ hàng là bà Nguyễn Thị Thắm, quê xã Hồng Nam khai nhận đã mua lô hàng trên của 2 người phụ nữ không rõ địa chỉ; đồng thời, không xuất​ trình được các giấy tờ liên quan đến nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.

Tuy các nguyên liệu là vị thuốc ​Bắc, nhưng chủ hàng khai nhận là nguyên liệu dùng để bào chế thuốc ​Nam.

Theo người dân địa phương, bà Nguyễn Thị Thắm đang làm ăn sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh, có buôn bán thuốc Bắc nhập lậu từ Trung Quốc đưa về quê tiêu thụ cho các cơ sở chế biến thuốc đông y.

Hiện các cơ quan chức năng đã lập biên bản, tạm giữ số hàng trên để tiến hành xác minh làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật./


Mitsubishi và Nissan khốn khổ vì bê bối gian dối nhiên liệu

nhieu kha nang mitsubishi se phai chi khoan tien kha lon de den bu cho khach hang sau khi bi phat hien gian doi - anh: reuters.

Nhiều khả năng Mitsubishi sẽ phải chi khoản tiền khá lớn để đền bù cho khách hàng sau khi bị phát hiện gian dối - Ảnh: Reuters.


Bê bối gian dối về mức tiêu thụ nhiên liệu rõ ràng đang tác động nặng nề tới công việc kinh doanh của cả Mitsubishi và Nissan...

Bê bối gian dối của Mitsubishi Motors đã tác động nặng nề đến công việc kinh doanh của đối tác Nissan Motor, theo cập nhật mới nhất của Bloomberg.

Trong tháng 4, doanh số bán các dòng xe nhỏ của Nissan giảm đến 51% so với cùng kỳ năm 2015. Hãng này phải dừng bán các mẫu xe mang thương hiệu Dayz do Mitsubishi cung cấp.

Vào ngày 20/4/2016, Mitsubishi đã chính thức thừa nhận hành vi gian dối đối với mức nhiên liệu tiêu thụ. Không chỉ doanh số bán xe ôtô cỡ nhỏ giảm, doanh số bán tất cả các sản phẩm ôtô Nissan nói chung giảm 22%.

Còn đối với Mitsubishi, so với tháng 4/2015, doanh số bán xe tháng 4/2016 của hãng này giảm lần lượt 45% với dòng xe nhỏ và 15% với tất cả các dòng xe.

Bê bối gian dối về mức tiêu thụ nhiên liệu rõ ràng đang tác động nặng nề tới công việc kinh doanh của cả Mitsubishi và Nissan. Áp lực buộc Mitsubishi nhanh chóng giải quyết thấu đáo vụ việc tăng cao.

Trong tuần trước, CEO của hãng ôtô Nissan, ông Carlos Ghosn cho biết ông sẽ chưa đưa ra quyết định cuối cùng nào đối với thỏa thuận hợp tácgiữa Mitsubishi và Nissan cho đến khi ông nắm được hết toàn bộ chi tiết của vụ việc. Hai hãng xe đã chính thức hợp tác sản xuất ôtô vào năm 2010.

Việc Nissan dừng bán mẫu xe Dayz và Mitsubishi ngừng bán mẫu xe eK khiến cả hai hãng này để mất thị phần vào tay hãng ôtô khác. Thị phần dòng xe nhỏ của Nissan giảm xuống 5% trong tháng 4 trong khi đó con số này vào tháng 3 là 11%. Thị phần của Mitsubishi giảm xuống mức 1,3% từ con số 4,2% trước đó.

Trong khi Nissan và Mitsubishi “khốn khổ” vì không bán được xe thì theo số liệu công bố mới nhất từ Hiệp hội ôtô Nhật, doanh số bán ôtô các loại cũng như doanh số bán ôtô cỡ nhỏ của Nhật tăng 1,6% trong tháng 4 và ghi nhận tháng tăng đầu tiên trong 16 tháng qua.

Tổng số 324.748 xe ôtô đã được bán trên thị trường Nhật trong tháng 4/2016.

Theo một đại diện của Mitsubishi, nhiều khả năng hãng sẽ phải chi khoản tiền khá lớn để đền bù cho khách hàng sau khi bị phát hiện gian dối. Mức tiêu thụ nhiên liệu của khoảng 625 nghìn xe mang thương hiệu Dayz và eK đã bị giảm đi khoảng 10%.

Hiện tại, Mitsubishi đã từ chối đưa ra dự báo lợi nhuận cả năm tài khóa hiện tại của hãng sẽ giảm bao nhiêu phần trăm do vụ việc này, hãng cho biết vẫn đang tiếp tục đánh giá thiệt hại. Giá trị thị trường của Mitsubishi đã giảm đến một nửa chỉ sau 10 ngày thông tin về hành vi gian dối bị phanh phui.

Số liệu từ báo cáo tài chính mới nhất của Mitsubishi cho thấy hiện dự trữ tiền mặt của hãng còn 4,23 tỷ USD, mức mà theo các chuyên gia là thừa sức để hãng ứng phó với cuộc khủng hoảng hiện tại. Tuy nhiên, thương hiệu của hãng sẽ bị ảnh hưởng tồi tệ.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 06-03-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 06-03-2016

    Những thách thức đối với giới giàu có trên thế giới
    Cơn bão giá dầu tan dần sau thỏa thuận Nga - Ả Rập Xê Út
    Việt Nam chiếm 50% thị trường điều thế giới
    MB và VALEXIM ký hợp đồng phòng vệ giá cho mặt hàng khí hóa lỏng
    Xử nghiêm nhà băng ‘đi đêm’ lãi suất

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 06-03-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 06-03-2016

    Giới siêu giàu Việt Nam sẽ tăng nhanh nhất thế giới
    Vàng bị xuất lậu qua biên giới với quy mô nhỏ
    Nợ doanh nghiệp tăng mạnh đe dọa kinh tế Trung Quốc
    15.000 tài xế Việt chạy Uber
    Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng 6,5-6,7%

  • Tin kinh tế đọc nhanh 06-03-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh 06-03-2016

    Thương mại Hàn - Việt sẽ đạt 70 tỷ USD vào năm 2020
    Tăng cường kiểm tra xuất xứ sữa và phôi thép nhập khẩu
    Đại gia Thái Lan có thể rút khỏi thương vụ Big C Việt Nam
    Doanh nghiệp dệt may quy mô 6.000 tỷ đồng sắp lên sàn UpCOM
    Hãng sản xuất tơ nhện nhân tạo hàng đầu thế giới đầu tư vào Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 05-03-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 05-03-2016

    Việt Nam 10 năm liên tiếp đứng đầu thế giới về xuất khẩu nhân điều
    Thay vì 80 thị trường, cá tra năm nay chỉ đủ phục vụ xuất khẩu 3 thị trường chính
    Ngành nhựa: 80% nguyên liệu phải nhập khẩu
    Malaysia áp thuế chống bán phá giá với thép Việt Nam
    Tại sao các ông lớn dầu mỏ lại tích trữ tiền?

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 05-03-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 05-03-2016

    Đây là lý do khiến USD sẽ tăng giá trong những tháng tới
    “Doanh nghiệp có vốn nhà nước nên rút về sân sau”
    Đằng sau cuộc chạy đua lãi suất
    Nhu cầu vốn ngắn hạn giảm
    Nhiều ngành nghề kinh doanh được hưởng lợi từ giá dầu giảm

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 05-03-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 05-03-2016

    Quỹ phòng hộ châu Á: "Đừng mua chứng khoán Trung Quốc, hãy mua của Việt Nam"
    Tập đoàn Gazprom của Nga nhận khoản vay hơn 2 tỷ USD của Trung Quốc
    Giá bất động sản sẽ tăng nếu ngân hàng nhà nước siết tín dụng
    Doanh nghiệp địa ốc lo lắng “vỡ trận” trước dự thảo siết van tín dụng
    Vingroup xây dựng siêu dự án phức hợp gần 80ha tại Hải Phòng

  • Tin kinh tế đọc nhanh 05-03-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh 05-03-2016

    Bội chi ngân sách 25 nghìn tỷ đồng sau 2 tháng
    Bí thư Thăng: “Không thể để thị trường bán lẻ rơi vào tay người nước ngoài”
    Kinh tế 2016: Thách thức nhiều hơn cơ hội
    Siết van tín dụng cho bất động sản: Nhiều ý kiến trái chiều
    Các đồng tiền châu Á có tuần tăng tốt nhất từ tháng 10/2015

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 04-03-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 04-03-2016

    Cộng đồng kinh tế ASEAN đẩy mạnh Cơ chế một cửa
    Tập đoàn Nga đầu tư 2,5 triệu USD xây nhà máy chế biến xoài ở Đồng Tháp
    Mỹ sản xuất dầu nhiều nhất trong 43 năm
    HSBC dự báo tỷ giá lên 23.000 đồng/USD
    Câu chuyện 20 năm của Người Toyota

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 04-03-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 04-03-2016

    'Kền kền' Mỹ kiếm lời 800% trên nợ Argentina
    Kinh tế Nga suy thoái nhưng đây là điều khiến ông Putin mỉm cười mãn nguyện
    Ả Rập Xê Út cố giành khách mua dầu lớn nhất của Iran
    Gia đình Samsung giàu có nhất Hàn Quốc
    Ả rập Xê-út: 'Gã nhà giàu hư hỏng' bị nhấn chìm bởi dầu mỏ

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 04-03-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 04-03-2016

    Nguyễn Kim, Trần Anh rất dễ bị thâu tóm bởi chính các cổ đông chiến lược của mình
    Nhà băng vừa ngấm ngầm vừa công khai đua tăng vọt lãi suất
    Các ngân hàng đang đổ tiền vào BĐS nhiều hơn những gì họ công bố
    Tỷ giá trung tâm giảm "nhỏ giọt", ngân hàng rục rịch tăng giá USD
    Dính vận đen từ Trung Quốc, GDP của Macau bốc hơi 20%