Giới đầu tư không còn quan tâm về kinh tế Trung Quốc
Petrolimex công bố lợi nhuận vượt 37 lần, nhà nước phải kiểm soát độc quyền?
Hải quan thu 2.160 tỷ đồng từ “hậu kiểm”
Các hãng dầu khí Nga đồng ý đóng băng sản lượng
Trung Quốc sa thải 6 triệu công nhân viên nhà nước
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 02-03-2016
- Cập nhật : 02/03/2016
Doanh nghiệp Nhật đuối sức, hàng "made in Japan" đang mất dần thế thượng phong
Những năm gần đây, các công ty Nhật gặp nhiều khó khăn trong việc biến sức mạnh kỹ thuật công nghệ và sản xuất thành sức mạnh thương hiệu, sản xuất ra những sản phẩm phù hợp với thị hiếu, sở thích của từng thị trường nơi mà các công ty Nhật muốn giành thêm thị phần.
Giám đốc điều hành của nhiều công ty lớn nhất của Nhật từng thừa nhận rằng họ đã thua Apple, P&G, Samsung và Unilever trong việc cung cấp sản phẩm chuyên biệt cho từng thị trường.
Một số công ty Nhật còn thiếu chiến lược quảng bá sản phẩm phù hợp bởi họ tin rằng họ ký hợp đồng quảng bá sản phẩm với một công ty quảng cáo hàng đầu của Nhật là đủ, công ty quảng cáo đó sẽ biết cách phải làm thế nào để tiếp cận thị trường. Các biện pháp này chỉ phát huy tác dụng vào ban đầu khi mà các doanh nghiệp đối thủ của Nhật chưa chú trọng chuyên biệt hóa sản phẩm.
Nhưng thời gian qua đi, những năm gần đây, biện pháp trên bắt đầu bộc lộ nhiều hạn chế. Chính vì cách tiếp cận như vậy mà khả năng hiểu người tiêu dùng tại thị trường mục tiêu của doanh nghiệp Nhật thua rất nhiều đối thủ cạnh tranh Âu Mỹ.
Công nghệ và sản phẩm của các doanh nghiệp đối thủ thay đổi từng tháng, quý thậm chí có khi là từng tuần thì sản phẩm của Nhật thay đổi khá… chậm. Ví như Samsung đã đưa ra máy tính bảng Galaxy Tab vào tháng 10/2010, chỉ 6 tháng sau khi Apple công bố iPad.
Các tổ chức marketing quốc tế có một số chiến lược chung: Họ thường nhấn mạnh vào sự sáng tạo trong quá trình phát triển và sản xuất sản phẩm, giúp người tiêu dùng biết được những người tiêu dùng khác đang trải nghiệm sản phẩm ra sao, liên tục tiếp nhận những ý tưởng mới từ thị trường cũng như các ngành nghề khác, sử dụng công nghệ hiệu quả để nắm bắt được tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.
Với những chiêu bài trên, họ sẽ thực sự thông hiểu từng địa bàn mà doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động và rồi giúp doanh nghiệp bán được nhiều hàng hơn. Theo đánh giá của các chuyên gia về quảng cáo và tiếp thị sản phẩm, chỉ có Nintendo và Toyota đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí trên, nhưng họ là những ngoại lệ.
Khi thương hiệu được quảng bá đủ mạnh, đặc biệt nó với tới được từng đối tượng khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp được hưởng lợi rất nhiều. Tuy nhiên đối với khá nhiều doanh nghiệp Nhật, khái niệm xây dựng thương hiệu còn khá xa lạ.
Nhiều khi trong cùng một tập đoàn với nhiều thương hiệu khác nhau, mỗi bộ phận sẽ tự quản lý nhận diện và quảng bá thương hiệu riêng cho mình nên nhiều khi dẫn đến tình trạng nhận diện thương hiệu đối chọi hoặc trùng lặp. Năm 2010, chỉ 5 công ty Nhật có thương hiệu được chọn vào nhóm 100 thương hiệu toàn cầu WPP BrandZ Top 100.
Trong phần lớn các tập đoàn/công ty toàn cầu đã xây dựng thương hiệu thành công, quyết định tiếp thị sản phẩm quan trọng nhất được đưa ra bởi CEO, người đứng đầu bộ phận kinh doanh hoặc giám đốc tiếp thị (CMO) – người này sẽ chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp cho người có chức vụ cao nhất trong tập đoàn/công ty.
Đối với những công ty mà quyết định cuối cùng về tiếp thị sản phẩm được đưa ra bởi CMO, CMO sẽ giữ vai trò chủ chốt khi nhận xét về sự cân bằng giữa chiến lược tiếp thị toàn cầu và địa phương, sự tương tác giữa các kênh quảng bá và việc nên đầu tư thêm vào kênh quảng cáo nào.
Thế nhưng kết quả thống kê cho đến tận năm 2015 vẫn cho thấy chưa đầy 1% doanh nghiệp Nhật có doanh thu trên 1 tỷ USD/năm có CMO trong khi tỷ lệ này tại doanh nghiệp Mỹ có quy mô doanh thu tương đương là 10%. Trong số 12 công ty kinh doanh đồ uống lớn nhất tại Nhật, chỉ có 1 công ty có trung tâm tiếp thị sản phẩm báo cáo lên CEO.
Toàn cầu hóa thông qua các thương vụ mua bán, sáp nhập
Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn toàn cầu hóa đều phải tiến hành M&A, thành lập công ty liên doanh hoặc liên minh. Rõ ràng nếu muốn toàn cầu hóa, các công ty Nhật sẽ phải nỗ lực hơn trong lĩnh vực này bởi nó giúp mở rộng quy mô nhanh hơn nhằm tăng tính cạnh tranh.
Cho đến nay, các công ty Nhật không hề ngại ngần trong việc thực hiện các thương vụ mua bán và thâu tóm doanh nghiệp. Các hoạt động thâu tóm doanh nghiệp nước ngoài được thực hiện rất nhiều đặc biệt khi đồng yên mạnh và việc doanh nghiệp nhận ra rằng thị trường tiêu dùng nội địa đang thu hẹp. Qua nhiều năm, một vài thương vụ đã rất thành công.
Thế nhưng số doanh nghiệp Nhật thực sự thành công trong lĩnh vực này, áp dụng đúng các chiến lược đã được coi là chuẩn mực của Cisco và P&G, không nhiều. Một công ty được coi là thành công trong mua bán & sáp nhập doanh nghiệp là Rakuten, công ty bán lẻ hàng hóa hàng đầu của Nhật.
Chỉ trong 12 tháng, công ty bán lẻ trực tuyến hàng đầu của Nhật đã hoàn thành được hàng loạt thương vụ thâu tóm doanh nghiệp tại Trung Quốc, Pháp, Indonesia, Mỹ.
Bên cạnh hoạt động M&A, nhiều công ty đã cố gắng liên minh với doanh nghiệp nước ngoài, nhưng cho đến nay có thể nói họ đã không thực sự thành công. Theo đánh giá của McKinsey, bởi khi doanh nghiệp Nhật mua lại doanh nghiệp nước ngoài khác, họ không nỗ lực trong việc điều chỉnh cơ cấu để cắt giảm chi phí, kết nối nhân lực của công ty Nhật và công ty thâu tóm, chính vì thế sau khi thâu tóm hoạt động hợp tác còn khá hạn chế.
Công ty Nhật nhiều khi đóng vai trò công ty mẹ quản lý các công ty vệ tinh ở nước ngoài và nhiều khi họ chẳng thu lợi được gì nhiều từ công ty mà họ đã mua lại.
Báo Nikkei đã không ít lần đưa tin nhiều giám đốc điều hành cao cấp của Nhật đã rất thất vọng về cách quản lý các công ty mới thâu tóm bởi rào cản ngôn ngữ và văn hóa. Có những công ty Nhật mua lại doanh nghiệp nước ngoài, cử một đoàn Nhật sang trụ sở công ty đó để tiếp quản và sau vài tuần họ trở về nhưng vẫn chả hiểu gì về đối tác bởi không giao tiếp được với nhau do bất đồng ngôn ngữ.
Một cách để phát huy tốt nhất hiệu quả của các chiến lược thâu tóm doanh nghiệp chính là việc xóa bỏ sự khác biệt giữa doanh nghiệp Nhật và doanh nghiệp ở nước ngoài, coi doanh nghiệp nước ngoài như nơi thử nghiệm các sản phẩm mới tùy thuộc vào nhu cầu địa phương rồi sau đó doanh nghiệp Nhật có thể lưu trữ lại những kinh nghiệm cần thiết.
Panasonic đang thực hiện đúng theo hướng này. Cuối năm 2010, chủ tịch Panasonic, ông Fumio Uhtsubo, thông báo sẽ không có sự phân biệt nào giữa bộ phận phát triển sản phẩm nội địa và quốc tế. Quyết định này được đưa ra 2 năm sau khi công ty chấm dứt sử dụng nhóm sản phẩm mang thương hiệu chỉ dành cho thị trường Nhật và tập trung vào phát triển nhiều dòng sản phẩm mới phục vụ cho các thị trường mới nổi.
Công ty sản xuất các thiết bị xây dựng lớn nhất thế giới Komatsu tiến hành thực hiện các báo cáo thường niên nhìn lại hoạt động của doanh nghiệp tại các chi nhánh trên 8 thị trường lớn của công ty chứ không phải tại trụ sở công ty ở Nhật.
Quảng trị: 4.000m2 đất vàng bỏ hoang giữa trung tâm thành phố
Đó là hiện trạng lãng phí của sân bóng đá nằm trong khuôn viên Trung tâm Thể dục Thể thao TP.Đông Hà (nằm ở số 89 – Lê Lợi, TP.Đông Hà, tỉnh Quảng Trị - gọi tắt là Trung tâm).
Ông Hoàng Thanh Sự - Giám đốc Trung tâm cho biết, sân bóng đá trên có diện tích 4.000m2. Hơn 2 năm nay nó thường xuyên trong tình trạngbỏ hoang, cỏ, bụi dại mọc um tùm. Cuối năm 2013, Trung tâm cho tư nhân thuê đất xây dựng 4 sân bóng cỏ nhân tạo thì khách tập trung vào chơi bóng ở sân cỏ nhân tạo, còn sân cỏ tự nhiên không ai ngó ngàng tới.
“Nhiều lần Trung tâm cắt cỏ, dọn sân sạch đẹp rồi mà không có khách đến chơi. Có tổ chức giải bóng đá nào người ta cũng tập trung ở sân cỏ nhân tạo. Bởi lẽ, đá bóng ở sân cỏ nhân tạo sạch sẽ hơn” – ông Sự nói. Bởi lý do đó, hơn 2 năm nay 4.000 m2 mặt sân cỏ tự nhiên này bị bỏ hoang, gây lãng phí khiến Trung tâm thất thu một khoản tiền khá lớn.
Được biết, Trung tâm đã được UBND TP.Đông Hà đồng ý chủ trương sửa chữa mặt sân tự nhiên. Tuy nhiên, ông Sự cho rằng sữa chữa lại chỉ phí tiền chứ không ai đến chơi, bởi khách đã quen đá bóng ở sân cỏ nhân tạo.
Sau Hòa Phát, đến lượt VNSteel gửi đơn “kêu cứu” Thủ tướng
Phôi thép giá rẻ nhập về Việt Nam tăng chóng mặt trong năm 2015 và đầu năm 2016 đã khiến cho hàng loạt các ông lớn trong ngành thép liên tục gửi đơn kêu cứu lên Thủ tướng Chính phủ.
Thông tin mới đây nhất được Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNSteel) gửi lên Thủ tướng Chính phủ một lần nữa bày tỏ sự quan ngại khi lượng phôi thép nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam trong thời gian qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp.
Tiếp tục dẫn ra số liệu về lượng phôi thép giá rẻ nhập về Việt Nam lên tới gần 1,9 triệu tấn, tăng hơn 300% so với năm 2014, VNSteel cho biết tình trạng nhập khẩu tiếp diễn trong đầu năm 2016 càng đáng lo ngại.
Theo đó, mức nhập khẩu đã tăng đột biến trong tháng 12/2015 và tháng 1/2016, với mức tương ứng là 317.000 tấn và 340.000 tấn. Riêng trong tháng 1/2016, mức nhập khẩu tăng cao gấp 3 lần so với cùng kỳ.
Trong khi đó, mức giá bình quân nhập khẩu liên tục giảm mạnh, từ mức 451 USD tấn (tháng 1/2015) giảm xuống mức 269 USD/tấn (tháng 1/2016), đã gây khó khăn lớn cho các nhà sản xuất phôi thép trong nước.
Văn bản này được đưa ra ngay sau khi trước đó Công ty CP Thép Hòa Phát (Tập đoàn Hòa Phát) cũng có đơn kiến nghị khẩn thiết lên Thủ tướng Chính phủ để có giải pháp phù hợp trong việc bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất trong nước trước tình trạng phôi thép giá rẻ nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam.
Cùng với đó, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cũng có văn bản kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này. VSA cho biết với lượng phôi thép nhập khẩu tăng cao đột biến, giá phôi thép nhập khẩu cũng giảm mạnh, thì nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, lượng phôi thép nhập khẩu vào Việt Nam sẽ lên tới 4 – 5 triệu tấn trong năm 2016.
“Với lượng nhập khẩu này, các nhà sản xuất phôi thép của Việt Nam sẽ không chỉ tạm dừng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng như đã xảy ra trong năm 2015, mà thậm chí phải đóng cửa”. VSA cảnh báo.
Thực tế, sản xuất phôi thép trong nước cả năm 2015 đã giảm 4% so với năm 2014 khi đạt 5,6 triệu tấn. Trong khi sản xuất thép tăng 21% thì sản xuất phôi thép lại giảm do nhập khẩu phôi tăng 214% so với năm 2014.
Nguyên nhân là do lượng phôi thép nhập khẩu ồ ạt với giá thấp hơn rất nhiều nên các nhà sản xuất phôi thép trong nước bị thu hẹp thị phần, chỉ vận hành được khoảng 50% công suất. Tính đến 31/12/2015 thì năng lực sản xuất phôi thép trong nước lên tới hơn 11 triệu tấn. Giá thành sản xuất phôi thép trong nước còn cao nên không thể cạnh tranh với phôi nhập khẩu.
Trước tình hình trên, cùng với CP Cổ phần Thép Hòa Phát, Công ty CP Thép Việt Ý thì các đơn vị trực thuộc VNSteel là Công ty CP Gang thép Thái Nguyên và Công ty Thép Miền Nam đã gửi hồ sơ đề nghị xem xét áp dụng biện pháp tự vệ thương mại đối với mặt hàng phôi thép, thép dài nhập khẩu vào Việt Nam.
Bộ Công Thương đã ra quyết định khởi xướng điều tra, song tình trạng phôi thép vẫn ồ ạt nhập khẩu vào Việt Nam và ngày càng gia tăng. Đáng chú ý là các doanh nghiệp nhập khẩu đang có tình trạng trữ hàng hóa để tranh thủ đầu cơ khi cơ quan quản lý áp dụng biện pháp tự vệ, nên càng làm cho lượng nhập khẩu gia tăng.
Do đó, VSA kiến nghị các cơ quan Nhà nước cần thực hiện nghiêm chỉ đạo liên quan đến quản lý nhập khẩu các sản phẩm thép. Bộ Công Thương sớm xử lý và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với ba vụ kiện liên quan sản phẩm phôi thép và thép dài; thép mạ kẽm; thép mạ lạnh và thép mạ màu…
Đặc biệt cần giám sát chặt việc kê khai các mã HS của phôi thép nhập khẩu và sớm ban hành tiêu chuẩn về phôi thép để làm căn cứ giám sát việc nhập khẩu sản phẩm này…
Khi thương hiệu số 1 Việt Nam rơi vào tay tỷ phú Thái
Rót hàng tỷ USD vào các thương hiệu nổi tiếng từ sản xuất vật liệu xây dựng cho đến đồ uống nước giải khát, các ông chủ lớn người Thái đang tấn công vào các trung tâm sản xuất, chế biến của Việt Nam.
Thương vụ trăm triệu USD
Cuối tháng 12/2015, CTCP Tập đoàn Masan (MSN) của doanh nhân kín tiếng Nguyễn Đăng Quang đã ký kết thỏa thuận đối tác chiến lược với Singha Asia Holding Pte Ltd. Theo đó, Singha của người Thái bỏ ra 1,1 tỷ USD để sở hữu 25% cổ phần Masan Consumer Holdings và 33,3% cổ phần Masan Brewery. Vào thời điểm đó, Masan Consumer Holdings sở hữu 66,7% cổ phần Masan Brewery.
Ngay trong tháng 1/2016, DN của Thái Lan này đã tiến hành giải ngân hoàn thành đợt góp vốn đầu tiên trị giá 650 triệu USD vào Masan, trong đó 50 triệu để sở hữu 33,3% cổ phần Masan Brewery.
Khoản tiền 600 triệu USD chuyển vào Masan Consumer Holdings được sử dụng để mua thêm cổ phần của Masan Consumer - DN quản lý mảng kinh doanh thực phẩm và đồ uống không cồn của Masan. Masan Consumer được biết đến là một DN hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất hàng gia vị, nước tương, cà phê và đồ uống
Trước đó, Masan Consumer liên tiếp thâu tóm nhiều thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam như nước khoáng Vĩnh Hảo, Vinacafe Biên Hòa (VFC)… Masan Consumer cũng đã mua được một lượng cổ phần lớn của Cholimex Food để trở thành nhà sản xuất tương ớt lớn nhất tại thị trường nội địa. Masan Consumer cũng đã có kế hoạch mua 100% cổ phần của Saigon Nutri Food, một doanh nghiệp chuyên về xúc xích và đồ hộp.
Cuối năm 2012, một tập đoàn lớn của Thái đã làm rúng động thị trườngmua bán sáp nhập (M&A) Việt Nam với thương vụ chi 240 triệu USD (khoảng 5 ngàn tỷ đồng khi đó) để nắm cổ phần chi phối một thương hiệu gạch lát bằng gốm lớn nhất Việt Nam.
Tập đoàn xi măng Siam (SCG) đã bỏ ra 7,2 tỷ baht để sở hữu 85% cổ phần CTCP Prime Group để trở thành công ty gạch ceramic lớn nhất thế giới với sản lượng lớn tới hơn 220 triệu m2/năm. Việt Nam trở thành quốc gia thứ hai cung ứng gạch men lớn nhất cho SCG.
Tập đoàn SCG của Thái còn đầu tư vào một số DN vật liệu xây dựng khác của Việt Nam như Xi măng Bửu Long. Bên cạnh đó, SCG còn nắm giữ hàng chục phần trăm tại 2 DN nhựa lớn nhất Việt Nam là Tiền Phong và Bình Minh...
Khoản đầu tư vào Nhựa Bình Minh (BMP) và Nhựa Tiền Phong (NTP) được thực hiện bắt đầu từ năm 2012 bởi Nawaplastic Industries, một thành viên của Nawaplastic - công ty chuyên sản xuất ống nhựa PVC tại Thái Lan. Hiện tại, giá trị khoản đầu tư của tập đoàn Thái ở mỗi đơn vị này đã lên đến cả ngàn tỷ đồng.
Đại gia Việt còn lại gì?
Hiện tượng các ông lớn Thái đổ tiền vào các DN sản xuất nổi tiếng của Việt Nam diễn ra mạnh mẽ trong vài năm gần đây. Không chỉ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, các tập đoàn lớn của Thái Lan còn nhắm tới các thương hiệu hàng đầu thông qua hình thức mua bán sáp nhập (M&A).
Năm 2013, Nawaplastic Industries của Thái Lan đã bày tỏ ý muốn nâng tỷ lệ sở hữu tại Nhựa Bình Minh lên kịch room 49%. Kế hoạch thoái vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) tại BMP và NTP khiến nhiều NĐT trong nước lo ngại 2 DN hàng đầu ngành nhựa có thể sẽ nhanh chóng rơi vào tay người Thái.
Nawaplastic Industries (Saraburi) là một DN con do Thai Plastic and Chemicals PCL (TPC) nắm 100% vốn. Trong khi đó, TPC lại do SCG nắm 45% vốn sở hữu.
Có thể thấy, chỉ với một tập đoàn lớn SCG, người Thái đã tấn công vào hàng loạt các thương hiệu lớn của Việt Nam trong lĩnh vực vật liệu xây dựng. SCG muốn mở rộng mạng lưới sản xuất của mình ngay tại các nước trong khu vực.
Về phương diện tích cực, Việt Nam được xem là một thị trường khá hấp dẫn. Đây cũng là một dấu hiệu cho thấy, Việt Nam đang trở thành trung tâm chế biến và chế tạo của thế giới, như đánh giá của nhiều chuyên gia hàng đầu trên thế giới.
Tuy nhiên, sự rơi rụng nhanh chóng của nhiều thương hiệu hàng đầu, trong đó nhiều thương hiệu có lịch sử phát triển lâu dài, khiến không ít người cảm thấy nuối tiếc. Tốc độ hội nhập nhanh của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng mang đến nhiều thách thức.
Dòng vốn lớn của quốc tế sẵn sàng chảy vào và sẽ có nhiều người Việt sẵn lòng bán đi cổ phần tại các DN hàng đầu ngành.
Sự hợp tác thường có lợi cho cả 2 bên. Như trong trường hợp Prime, cổ đông của DN này bỗng chốc thịnh vượng nhờ núi tiền từ đại gia Thái Lan. Prime cũng sẽ phát triển hơn nhờ công nghệ của người Thái.
Còn như trong trường hợp Masan và Singha, sự hợp tác đồng nghĩa với mở rộng thị trường cho cả 2 bên. Masan có thêm vốn để lành mạnh hơn tình hình tài chính của mình, đảm bảo cho chiến lược phát triển lâu dài…
Mặc dù vậy, những bước đi của người Thái luôn khiến nhiều NĐT Việt e ngại. Người Thái có chiến lược phát triển sản xuất và bán hàng hóa rất bài bản. Họ đã thống trị trong nhiều ngành tại Việt Nam như trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi và giống gia cầm và rất có thể còn thống lĩnh nhiều lĩnh vực khác trong tương lai.
Vingroup chi 1.200 tỷ để trở thành cổ đông chiến lược của Gỗ Trường Thành
TTF sẽ phát hành cổ phiếu với giá 22.000 đồng/cp cho Vingroup để chuyển đổi khoản vay thành vốn cổ phần
Theo thông tin từ CTCP Gỗ Trường Thành (mã: TTF), Tập đoàn Vingroup sẽ trở thành cổ đông chiến lược chiếm 32,5% vốn điều lệ của công ty này thông qua công ty con là Tân Liên Phát sau khi TTF phát hành cổ phiếu để chuyển đổi khoản vay. Mức giá phát hành là 22.000 đồng/CP, thời gian hạn chế chuyển nhượng sau 2 năm.
Cụ thể, tại ĐHĐCĐ bất thường diễn ra ngày 16/11/2015, cổ đông của TTF đã biểu quyết thông qua việc thực hiện chuyển đổi khoản vay trị giá 603,5 tỷ đồng với giá chuyển đổi là 14.200 đồng/cổ phiếu và sau đó công ty tiếp tục thực hiện 1 hợp đồng khoản vay chuyển đổi đợt 2 trị giá 598,5 tỷ đồng và giá chuyển đổi là 22.000 đồng/ cổ phiếu.
ĐHĐCĐ thường niên 2016 sắp tới đây của TTF sẽ trình cổ đông thông qua việc phát hành 69,7 triệu cổ phiếu cho Công ty CP Đầu tư Xây dựng Tân Liên Phát - một công ty con của Tập đoàn Vingroup để thực hiện hợp đồng vay chuyển đổi thành cổ phiếu.
Theo đó, sau 2 đợt thực hiện khoản vay chuyển đổi, Tân Liên Phát đã đầu tư tổng giá trị 1.201,9 tỷ đồng vào TTF, tương đương 69,7 triệu cổ phần. Như vậy, Tân Liên Phát sẽ nắm giữ khoảng 32,5% vốn điều lệ mới của TTF.
Được biết, Tân Liên Phát là chủ đầu tư của nhiều dự án lớn thuộc tập đoàn Vingroup, trong đó nổi bật nhất hiện nay là dự án Vinhomes Central Park Tân Cảng và cũng là chủ đầu tư của chuỗi siêu thị Vinmart.