Thép Việt bị Malaysia điều tra chống bán phá giá
Chính phủ giảm lãi suất cho vay với các doanh nghiệp sử dụng lao động khuyết tật
Tập đoàn ô tô Paccar tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam
Không giảm thuế nhập khẩu dầu diesel cho Dung Quất
Khởi công dự án cáp treo 10.000 tỷ ở Phú Quốc vào ngày 4/9
Tin kinh tế đọc nhanh 30-08-2015
- Cập nhật : 30/08/2015
Tồn kho BĐS chỉ còn khoảng hơn 60.000 tỷ đồng
Theo thống kê, tính đến ngày 20/8, tổng giá trị tồn kho bất động sản (BĐS) còn khoảng 60.299 tỷ đồng, giảm 3.444 tỷ đồng so với tháng liền kề trước đó.
Trong đó, tồn kho căn hộ chung cư là 11.693 căn, tương đương 17.972 tỷ đồng; tồn kho nhà thấp tầng là 8.641 căn, tương đương 14.998 tỷ đồng; tồn kho đất nền nhà ở là 7.081.554 m2, tương đương 22.784 tỷ đồng và tồn kho đất nền thương mại là 1.637.782 m2, tương đương 4.545 tỷ đồng.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội, tính đến ngày 20/8, tổng số tồn kho vào khoảng 7.768 tỷ đồng, so với quý I/2013 giảm 9.292 tỷ đồng, tương đương 54,47%; so với tháng 12/2013 giảm 5.202 tỷ đồng (40,11%). Trong đó, tồn kho căn hộ chung cư là 791 căn, tương đương 884 tỷ đồng; tồn kho nhà thấp tầng 2.343 căn, tương đương 6.884 tỷ đồng .
Tính đến ngày 20/8, tổng giá trị tồn kho tại TPHCM vào khoảng 11.658 tỷ đồng, so với quý I/2013 giảm 17.084 tỷ đồng (59,44%); so với tháng 12/2013 giảm 5.811 tỷ đồng (33,26%) và so với thời điểm tính đến 20/7 giảm 337 tỷ đồng. Trong đó, tồn kho chung cư là 4.941 căn, tương đương 8.411 tỷ đồng; tồn kho nhà thấp tầng là 574 căn, tương đương 1.607 tỷ đồng; tồn kho đất nền nhà ở là 264.629 m2, tương đương 1.203 tỷ đồng; tồn kho đất nền thương mại 34.318 m2, tương đương 437 tỷ đồng.
Số doanh nghiệp ngành bất động sản thành lập mới tăng vọt
Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu Tư) vừa có báo cáo tình hình đăng ký doanh nghiệp trong 8 tháng đầu năm 2015. Theo đó, trong tháng 8/2015, số doanh nghiệp được thành lập mới là 9.301, với số vốn đăng ký là 55.154 tỷ đồng, tăng 41% về số doanh nghiệp và tăng 41,9% về số vốn đăng ký so với tháng 7/2015.
8 tháng đầu năm 2015, số doanh nghiệp thuộc ngành bất động sản đăng ký thành lập mới tăng 80,2% so với cùng kỳ 2014. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Trong đó, tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp đạt 5,9 tỷ đồng, tăng 0,7% so với tháng trước. Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới là 129.800 lao động, tăng 41,1% so với tháng trước và số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động của cả nước là 834 doanh nghiệp, tăng 11,5% so với tháng 7/2015.
Số doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm ngừng hoạt động là 7.595 doanh nghiệp, tăng 27,9% so với tháng trước, trong đó: 1.460 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn và 6.135 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký.
Trong 8 tháng đầu năm 2015, số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động của cả nước là 39.056 doanh nghiệp, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước gồm: 11.248 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn, 27.808 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký.
Trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, 8 tháng đầu năm 2015, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 80,2%, doanh nghiệp giải thể giảm 26,5%, doanh nghiệp gặp khó khăn tạm ngưng hoạt động là 390 doanh nghiệp giảm 21,4% và doanh nghiệp trở lại hoạt động giảm 5,8% so với cùng kỳ 2014.
Vingroup xây nhà kính 1.000 tỷ đồng trồng rau tại Vĩnh Phúc
Dự án nhà kính VinEco Tam Đảo quy mô 24,5 ha nằm trên địa bàn 3 huyện của tỉnh Vĩnh Phúc, sẽ sản xuất và cung ứng các loại rau mầm cũng như rau ăn lá - củ - quả theo tiêu chuẩn VIETGAP và GLOBALGAP với sản lượng 3.500 tấn/năm.
Dự kiến nhà kính sẽ cho ra thị trường mẻ rau an toàn đầu tiên vào quý IV/2015, qua hệ thống siêu thị Vinmart và cửa hàng tiện ích Vinmart+, đồng thời mở rộng hệ thống phân phối trên khắp cả nước và hướng tới xuất khẩu.
Vingroup cho biết, sau nhà kính tại Vĩnh Phúc, tập đoàn này sẽ khởi công xây dựng tiếp nhà kính thứ hai rộng 30 ha tại Củ Chi (TPHCM).
Ngoài dự án nông nghiệp tại Vĩnh Phúc, trong thời gian tới VinEco sẽ triển khai một loạt dự án nông nghiệp khác trên cả nước tại các địa bàn như TPHCM, Quảng Ninh, Sa Pa (Lào Cai), Hải Dương, Thanh Hóa, Kon Tum...
Hồi tháng 3/2015, Vingroup công bố gia nhập vào lĩnh vực nông nghiệp khi thành lập VinEco. VinEco có vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng, trong đó Vingroup góp 1.400 tỷ đồng, chiếm 70% vốn.
6 địa phương dẫn đầu xuất khẩu
Tổng giá trị xuất khẩu của 6 địa phương trên đạt gần 64 tỉ USD.
TPHCM tiếp tục ở vị trí dẫn đầu với trị giá xuất khẩu đạt khoảng 17,6 tỉ USD. Mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu của Thành phố trong 7 tháng đạt 17,6 tỉ USD, nhưng lại giảm 4,6% so với cùng kỳ năm ngoái (chủ yếu do giá dầu thô bình quân giảm mạnh).
Đứng thứ 2 là Bắc Ninh với kim ngạch đạt gần 12,3 tỉ USD.
Bình Dương đứng thứ 3, đạt kim ngạch hơn 10,1 tỉ USD, tăng 17,1% so cùng kỳ, đạt 49,4% kế hoạch. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt hơn 1,73 tỉ USD, tăng 18,8%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt hơn 8,3 tỉ USD.
Tính chung 7 tháng của năm 2015, giá trị xuất khẩu của tỉnh Thái Nguyên đạt khoảng 9 tỉ USD, gấp 3,6 lần so với cùng kỳ năm 2014.
Với con số ấn tượng này, Thái Nguyên vươn lên đứng ở vị trí thứ 4 trong tổng số 63 tỉnh, thành cả nước, vượt qua cả Đồng Nai.
Đứng ở vị trí thứ 5, kim ngạch xuất khẩu của Đồng Nai ước đạt trên 8,4 tỉ USD, tăng 13,2% so cùng kỳ.
Hà Nội đứng ở vị trí thứ 6 với trị giá kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đạt gần 6,2 tỉ USD.
Năm 2016, 100% công trình vốn ngân sách sẽ sử dụng gạch không nung
Thời gian qua, tỉnh Hải Dương đã tập trung chỉ đạo và có giải pháp đồng bộ, thực hiện có hiệu quả chương trình quốc gia về phát triển sản xuất và tiêu thụ vật liệu xây dựng không nung.
Cụ thể, tỉnh Hải Dương đã lập chương trình phát triển gạch xây không nung (GXKN) đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. UBND tỉnh có chỉ thị giao nhiệm vụ cho các ngành và địa phương hữu quan, tùy thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình mà tạo thuận lợi, có chính sách hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ GXKN. Việc sử dụng GXKN đã được tính đến từ lập dự án, thiết kế đến thi công và giám sát thi công. Theo lộ trình đã được xác lập, từ năm 2016, tỉnh Hải Dương bắt buộc sử dụng 100% GXKN trong các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn.
Các cơ sở sản xuất GXKN đã và đang được đầu tư trên địa bàn tỉnh Hải Dương đủ năng lực cung cấp sản phẩm đáp ứng cả về số lượng và chất lượng theo yêu cầu. Hiện tại ở Hải Dương đã có 54 cơ sở sản xuất GXKN với tổng công xuất 326,5 triệu viên QTC/năm. Trong đó 34,8% là gạch bê tông, còn lại là gạch chưng áp AAC. Phải kể tới một số doanh nghiệp đầu tư sản xuất bài bản như: Công ty Cổ phần Đoàn Minh Công (ĐmC), công suất 35 triệu viên QTC/năm; Công ty Cổ phẩn Sông Đà Cao Cường, công suất 142,2 triệu viên QTC/năm; Công ty TNHH Trường Hải, công suất 70 triệu viên QTC/năm… Ở Hải Dương còn có 2 dự án sản xuất GXKN, tổng công suất 213 triệu viên QTC/năm đang triển khai xây dựng và 2 dự án với tổng công suất 221 triệu viên QTC/năm đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư…
Những điều kiện để tỉnh Hải Dương thực hiện mục tiêu sử dụng 100% sản phẩm GXKN trong các công trình dùng vốn ngân sách từ năm 2016 đã được hội tụ đủ. Vấn đề đặt ra là, ngay từ bây giờ, các chủ đầu tư, các cơ quan tư vấn thiết kế, thẩm định dự án cho các dự án thuộc kế hoạch năm 2016 phải đưa vào từ khâu lập dự án, thiết kế - dự toán, thẩm định dự án bắt buộc phải là 100% GXKN đúng như chỉ đạo của UBND tỉnh. Thậm chí từ năm 2016, trong báo giá hàng tháng của liên Sở Tài chính - Xây dựng chỉ có giá GXKN mà không có giá gạch đất nung…
Chi 2,44 tỷ USD nhập 5 triệu tấn sắt thép từ Trung Quốc
Theo số liệu Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm 2015, lượng thép nhập khẩu từ Trung Quốc về thị trường trong nước đạt tới con số 5 triệu tấn, trị giá 2,44 tỷ USD, tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.
Hơn 5 triệu tấn thép Trung Quốc đã được nhập khẩu về thị trường trong nước trong 7 tháng đầu năm 2015
Chỉ tính riêng lượng sắt thép nhập khẩu từ Trung Quốc, chưa tính các thị trường khác như Hàn Quốc, Nhật Bản…đã cho thấy các doanh nghiệp sản xuất trong nước phải tiếp tục đối mặt với thép nhập khẩu giá rẻ và khó khăn trong việc hoàn thành kế hoạch kinh doanh.
Cụ thể, só liệu từ Tổng cục Hải quan cho biết, hết tháng 7/2015, lượng sắt thép cả nước nhập về là 8,43 triệu tấn, tăng 40,3% về lượng so với cùng kỳ năm 2014.
Tuy nhiên, do đơn giá nhập khẩu sắt thép các loại bình quân trong 7 tháng đầu năm 2015 giảm 21,3% nên trị giá nhập khẩu đạt 4,47 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong đó, nhập khẩu sắt thép từ Trung Quốc đạt hơn 5 triệu tấn với trị giá đạt 2,44 tỷ USD, chiếm 54,5% tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của cả nước.
Riêng trong tháng 7/2015, Việt Nam nhập khẩu sản phẩm sắt thép từ Trung Quốc với trị giá hơn 846 triệu USD, tăng 65,4%, từ Hàn Quốc là 701 triệu USD tăng 92,6 so với cùng kỳ năm trước…
Ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, ngành thép trong nước mặc dù những năm gần đây đã phát triển rất nhanh nhưng hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập lượng thép thành phẩm và bán thành phẩm rất lớn. Đặc biệt là nhập từ Trung Quốc đang chiếm khoảng 60% tổng sản lượng thép nhập khẩu.
Theo VSA, hiện nay tổng năng lực sản xuất ngành thép Việt Nam lên đến 22 triệu tấn, gồm thép xây dựng (10,8 triệu tấn/năm); thép ống hàn (2,11 triệu tấn); tôn mạ các loại (4 triệu tấn); thép tấm cuộn cán nguội (4,8 triệu tấn)… Hầu hết các chủng loại thép đều có công suất và sản lượng vượt gấp đôi so với nhu cầu tiêu thụ trong nước, trong khi đó, một lượng lớn thép nhập khẩu vẫn đổ dồn về Việt Nam càng khiến các doanh nghiệp thép gặp khó trong việc huy động tối đa công suất thiết kế.