Xuất siêu hơn 14,5 tỷ USD vào Hoa Kỳ
Hơn 13.000 doanh nghiệp thành lập theo luật mới
Doanh nghiệp Thái mở cửa hàng đồng giá ở VN
Nhà đầu tư FDI hiện hữu mở rộng quy mô 5,46 tỉ USD
Nợ xấu giảm nhẹ
Vingroup ứng 1.000 tỉ đồng mở rộng đường Vĩnh Tuy - Mai Động
Tin kinh tế đọc nhanh 28-08-2015
- Cập nhật : 28/08/2015
Tập đoàn may mặc Luen Thai Hong Kong tiếp tục đầu tư vào Việt Nam
Trang web Just-style của Anh ngày 27/8 đưa tin trong thời gian tới, tập đoàn may mặc lớn nhất Hong Kong Luen Thai sẽ tiếp tục đầu tư vào hoạt động sản xuất tại Việt Nam, sau khi nhìn nhận triển vọng ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Theo Luen Thai, với doanh thu khả quan, tập đoàn này sẽ tiếp tục tập trung nguồn lực vào các dự án tại Việt Nam, trong đó có hoạt động hợp tác với Công ty cổ phần Dệt nhuộm Thiên Nam (TNS) và Công ty cổ phần may Đức Hạnh (DHG).
Luen Thai cũng lưu ý những cập nhật mới trong quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của Mỹ có thể giúp các sản phẩm từng bị loại khỏi danh sách của GSP như vali, túi xách, ví da có thể được hưởng các ưu đãi về thuế kể từ nửa cuối năm 2016.
Để đáp ứng nhu cầu tới đây của thị trường, Luen Thai sẽ mở thêm các cơ sở sản xuất sản phẩm cặp máy tính, ba lô và túi xách cao cấp ở Campuchia và Philippines./.
Bến xe miền Đông mới được đầu tư 4.000 tỷ đồng
Dự án xây dựng bến xe miền Đông mới trên địa bàn Q.9, TP HCM và thị xã Dĩ An tỉnh Bình Dương có diện tích 16,03 hecta với tổng vốn đầu tư khoảng 4.000 tỷ đồng.
Theo Tổng công ty cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn TNHH một thành viên-Samco, dự án xây dựng bến xe miền Đông mới trên địa bàn Q.9, TP HCM và thị xã Dĩ An tỉnh Bình Dương có diện tích 16,03 hecta với tổng vốn đầu tư khoảng 4.000 tỷ đồng.
Bến xe này là một khu phức hợp, đa chức năng trong đó xây dựng các kho trung chuyển, giao dịch hàng hóa và khu thương mại dịch vụ với diện tích sàn xây dựng lên đến 700.000 m2.
Samco cho biết kế hoạch sẽ khởi công dự án này trong năm 2015 và dự kiến hoàn thành năm 2018 để vận hành động bộ với dự án tuyến metro số 1 Bến Thành (Q.1) - Suối Tiên (Q.9).
Samco cho biết vừa đề xuất cấp thẩm quyền cho Samco được huy động vốn đầu tư xây dựng bến xe miền Đông mà không cần vốn từ ngân sách và vốn của chủ sở hữu. Mới đây UBND TP HCM đã đồng ý với đề xuất trên và giao các cơ quan chức năng hướng dẫn Samco thực hiện các thủ tục đầu tư theo qui định.
Ngân hàng Nhà nước tham gia vào HĐQT NH Đông Á
Ngân hàng Nhà nước đã có quyết định chỉ định ông Võ Minh Tuấn, phó vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước tham gia Hội đồng quản trị Ngân hàng Đông Á.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM cho biết Ngân hàng Nhà nước đã có quyết định chỉ định ông Võ Minh Tuấn, phó vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước tham gia Hội đồng quản trị Ngân hàng Đông Á.
Trong sáng nay, Hội đồng quản trị NH Đông Á đã họp và đồng ý với đơn từ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị của ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Đông Á và thống nhất bầu ông Võ Minh Tuấn lên làm Chủ tịch Hội đồng quản trị thay ông Kiêm cho đến khi trình xin ý kiến cổ đông thông qua.
Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, tới đây Ngân hàng Đông Á sẽ bầu bổ sung thành viên làm phó chủ tịch Hội đồng Quản trị là người của Ngân hàng Đông Á, thay thế vị trí của ông Trần Phương Bình.
Ông Võ Minh Tuấn sinh năm 1967 làm phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, thuộc Ngân hàng Nhà nước từ tháng 9-2014. Trước đó ông có hơn 20 năm công tác tại NH Vietinbank và một thời gian ngắn làm phó tổng giám đốc Ngân hàng OCB.
Như vậy sau quyết định kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước, hiện nhân sự của Ngân hàng Đông Á đã có sự thay đổi đáng kể.
Theo đó, ông Nguyễn An, phó tổng giám đốc tham gia điều hành Ngân hàng Đông Á. Còn người của Ngân hàng Nhà nước làm Chủ tịch HĐQT.
Trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã cử hai cán bộ của Ngân hàng BIDV làm tổng giám đốc và phó tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á nhưng nơi này đã rút lại quyết định này chỉ sau một ngày ban hành và Ngân hàng Nhà nước cho Ngân hàng Đông Á được tự cử nhân sự điều hành.
Sẽ xuất khẩu cá chình VN
Toàn bộ sản phẩm cá chình chế biến của nhà máy chế biến cá chình xuất khẩu sẽ được xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc và châu Âu.
Sau nhiều năm hợp tác, chuyển giao kỹ thuật ươm nuôi cá chình, tháng 3-2015 liên doanh Công ty Seil Yangman (Hàn Quốc) và Công ty CP thủy sản Hồng Dân đã khởi công xây dựng nhà máy chế biến cá chình xuất khẩu trên địa bàn Hồng Dân với tổng vốn đầu tư ban đầu 80 tỉ đồng, công suất chế biến và đóng gói 7 tấn thành phẩm/ngày, dự kiến đưa vào hoạt động cuối năm nay.
Toàn bộ sản phẩm cá chình chế biến của nhà máy này sẽ được xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc và châu Âu. “Đơn đặt hàng thì có nhiều, cá thương phẩm trong dân cũng sẵn sàng, chỉ chờ nhà máy đi vào hoạt động thì xuất ngay” - ông Võ Văn Út, bí thư huyện Hồng Dân, nói.
Ngoài ra, Công ty CP nông thủy sản Ninh Hòa cũng đang lập dự án xây dựng nhà máy chế biến thức ăn cho cá chình và trang trại ương cá giống, nuôi cá chình thương phẩm 7ha tại huyện Hồng Dân với vốn đầu tư 150 - 200 tỉ đồng, tháng 9-2015 sẽ khởi công.
Theo công ty này, hiện nay toàn bộ thức ăn nuôi cá chình đều nhập từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc với giá rất cao. Chỉ riêng chi phí vận chuyển về tới Bạc Liêu, Cà Mau đã mất 20.000 đồng/kg, khiến chi phí nuôi tăng cao. Có nhà máy thức ăn ngay tại vùng nuôi thì chi phí nuôi cá chình sẽ giảm đáng kể, khả năng cạnh tranh với cá chình các nước lân cận vì thế sẽ tăng lên.
Có nhà máy điện chào bán giá 1 đồng/kwh
Về thị trường phát điện cạnh tranh, đã có nhà máy thủy điện vào kỳ thấp điểm chào giá bán điện chỉ có 1 đồng/kwh.
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (ERAV), hiện thị trường phát điện cạnh tranh vẫn chưa giúp EVN giảm chi phí mua điện, nhưng về lâu dài sẽ giúp giá điện cạnh tranh hơn. Hiện tại có nhà máy thủy điện vào kỳ thấp điểm đã chào giá bán chỉ có 1 đồng/kwh.
Ông Tuấn cho biết sẽ đôn đốc các tập đoàn lớn đưa thêm nhiều nhà máy điện khác, trong đó có cả nhà máy thủy điện đa mục tiêu, tham gia thị trường phát điện cạnh tranh nhằm giúp thị trường phát triển mạnh, minh bạch... hơn.
Ngày 26-8, tại buổi đánh giá ba năm thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh, Cục Điều tiết điện lực Bộ Công thương cho biết giá mua điện bình quân từ các đơn vị phát điện trực tiếp tham gia thị trường điện trong ba năm qua là 1.087,3 đồng/kwh.
Trong đó, giá mua bình quân với thủy điện 847 đồng/kwh, nhiệt điện than 1.268 đồng/kwh; tuôcbin khí 1.065 đồng/kwh. Với giá mua này cộng với chi phí truyền tải, phân phối, dịch vụ phụ trợ khác... EVN đã bán điện bình quân 1.622 đồng/kwh (chưa tính thuế VAT).
Trả lời Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Anh Tuấn, cục trưởng ERAV, cho biết mức giá trung bình 1.087 đồng/kwh là giá bình quân ba năm, hiện tại giá thị trường cao hơn mức này nhiều do giá than trong ba năm qua tăng 3 - 4 lần, các chi phí khác cũng tăng.