Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng
Đà Nẵng kêu gọi DN Nhật Bản đầu tư
Giảm áp lực cho các cảng TP.HCM
PVN đã khai thác trên 346 triệu tấn dầu thô
Xuất khẩu gạo đạt 1,7 tỉ USD
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 27-08-2015
- Cập nhật : 27/08/2015
TP.HCM: Phí đăng ký xe dưới 10 chỗ không kinh doanh lên 11 triệu
Từ ngày 1-9, lệ phí đăng ký mới ôtô con dưới 10 chỗ không hoạt động kinh doanh vận tải hành khách sẽ tăng từ 2 triệu đồng (hiện tại) lên 11 triệu đồng.
UBND TP.HCM vừa chính thức ban hành mức thu lệ phí cấp mới (đăng kỳ lần đầu tại Việt Nam) giấy đăng ký kèm theo biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ tại TP.HCM. Quyết định bắt đầu thi hành kể từ ngày 1-9.
Trong đó, ôtô con dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe) trở xuống không hoạt động kinh doanh vận tải hành khách mức phí tăng từ 2 triệu đồng/xe đang áp dụng lên 11 triệu đồng/xe.
Sơ mi rơ moóc đăng ký rời, rơ moóc tăng từ 100.000 đồng lên 150.000 đồng/xe/lượt. Các loại ôtô dưới 10 chỗ ngồi khác vẫn giữ mức phí 150.000 đồng/xe/lượt.
Đối với xe máy trị giá từ 15 triệu đồng trở xuống: mức phí tăng từ 500.000 đồng lên 750.000 đồng. Xe trên 15 triệu đến 40 triệu mức phí tăng từ 1 triệu lên 1,5 triệu đồng. Còn xe máy có giá trị trên 40 triệu đồng thì mức phí tăng từ 2 triệu đồng lên 3 triệu đồng.
Nguy cơ tồn kho cao tại Nhà máy lọc dầu Dung Quất
Hiện nay, dầu Diesel chiếm gần một nửa tổng cơ cấu lượng sản phẩm của Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Theo ước tính của Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn, hiện lượng tồn kho dầu diesel tại kho chứa của nhà máy trên 120.000 mét khối.
Ông Nguyễn Hoài Giang, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty lọc - hóa dầu Bình Sơn, đơn vị quản lý Nhà máy lọc dầu Dung Quất cho biết, bất cập lớn nhất là thuế nhập khẩu dầu Diezel 5% từ các nước Đông Nam Á nhưng dầu xuất ra thì lại bị đánh thuế 20%. Trong khi dầu Diezel là mặt hàng chủ lực của Nhà máy lọc dầu Dung Quất, mỗi năm nhà máy sản xuất ra 2,5 - 3 triệu tấn dầu Diezel. Với mức thuế xuất ra cao, giá thành tăng, các đầu mối từ chối nhập sẽ khiến sản phẩm của nhà máy có khả năng sẽ bị tồn kho rất cao.
Ấn Độ xin gia hạn hợp đồng thăm dò dầu mỏ tại Việt Nam
Báo The Economic Times ngày 26/8 đưa tin ONGC Videsh Ltd (OVL) thuộc tập đoàn thăm dò dầu mỏ-khí đốt tự nhiên (ONGC) của nhà nước Ấn Độ đã xin gia hạn hợp đồng thăm dò tại lô dầu 128 của Việt Nam ở Biển Đông.
Đây là lần thứ ba OVL nộp đơn xin gia hạn giấy phép thăm dò lô dầu 128 nhằm duy trì lợi ích chiến lược của Ấn Độ tại Biển Đông.
Tháng 5/2006, OVL đã ký hợp đồng chia sẻ sản lượng (production sharing contract -PSC) để thăm dò lô 128, trên diện tích 7.058km2 song kết quả thăm dò không phát hiện trữ lượng dầu-khí.
Năm 2012, OVL đã xin gia hạn hợp đồng thăm dò 2 năm đến tháng 6/2014; tiếp đó xin gia hạn thêm một năm và hết hạn vào ngày 15/6 vừa qua.
Các quan chức OVL cho biết công ty vừa gửi đơn xin gia hạn giai đoạn đầu thêm 1 năm nữa. Cho đến nay, OVL đã đầu tư 50,88 triệu USD cho hoạt động thăm dò tại lô dầu này.
Một quan chức của OVL nói “OVL chưa tìm được hydrocarbons tại lô dầu 128, nhưng sẽ tiếp tục hoạt động vì lợi ích ngoại giao và chiến lược của Ấn Độ trong khu vực”.
EVN sẽ không còn độc quyền mua - bán điện
Trong vòng 4 năm tới, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ không còn là nhà mua điện duy nhất như từ trước tới nay.
Thị trường điện của Việt Nam sẽ có 5 đơn vị được thực hiện chức năng mua, bán điện gồm: Tổng công ty Điện lực Miền Bắc, Miền Nam, Miền Trung, Tổng công ty Điện lực TP.HCM và Tổng công ty Điện lực Hà Nội, thay vì chỉ có duy nhất Tập đoàn Điện lực Việt Nam như hiện nay.
Sự khác biệt về quản trị, điều hành và sự cạnh tranh giữa các đơn vị này có thể tạo ra những mức giá bán điện thành phẩm khác nhau.
Sự cạnh tranh giữa các nhà phân phối điện về giá bán kỳ vọng sẽ tạo ra sự minh bạch hơn về giá điện trong thời gian tới.
Logistics khi hội nhập: Trước đã yếu thế, sau sẽ hụt hơi?
Từ sau khi gia nhập WTO, ngành logistics Việt Nam đã bắt đầu có bước phát triển nhanh chóng, đặc biệt là về số lượng doanh nghiệp thành lập mới.
Tuy nhiên, đi cùng với đó, sự phát triển của doanh nghiệp ngoại trong ngành này lại còn nhộn nhịp hơn, khiến doanh nghiệp trong nước vẫn ở thế yếu.
Do đó, trước ngưỡng cửa của hàng loạt hội nhập như các FTA, cộng đồng AEC, TPP và ASEAN + 6, đã có nhiều quan ngại rằng, doanh nghiệp logistics nội địa sẽ càng thêm hụt hơi và mất cả sân nhà. Liệu đây là suy đoán có cơ sở hay là nỗi lo thái quá?
70% doanh nghiệp tư nhân hoạt động không có lãi
Theo thống kê từ Tổng cục Thuế, hiện có tới 70% doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động không có lãi, dù khu vực kinh tế tư nhân trong nước đã đóng góp gần 50% GDP.
Một con số đáng chú ý đã được nhắc lại trong cuộc họp về mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2016, diễn ra ngày 25/8, đó là có tới 70% doanh nghiệp tư nhân đang làm ăn không có lãi.
Hiện có khoảng nửa triệu doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động. Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, nửa đầu năm 2015, đầu tư vào khu vực kinh tế tư nhân tăng trên 11% - mức tăng cao nhất so với các khu vực còn lại của nền kinh tế. Tuy nhiên, theo thống kê từ Tổng cục Thuế, hiện có tới 70% doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động không có lãi.
Chủ tịch VCCI đã cho biết: "Quy mô nhỏ, tính chất phi chính thức lớn, quản trị yếu kém, công nghệ thấp, khó tiếp cận nguồn vốn, khó tiếp cận thị trường, sức cạnh tranh không cao… đang là thực trạng phổ biến của các doanh nghiệp tư nhân trong nước".
Từ đầu năm đến nay, số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2014.