Tăng lương tối thiểu vùng 2018: Doanh nghiệp ở thế “tiến, thoái lưỡng nan”?; Siêu dự án 65.000 tỷ của “chúa đảo” Tuần Châu ở TP.HCM đang ra sao?; Người Việt đổ tiền mua nhà tại Mỹ, còn người châu Á rót tiền mua bất động sản Việt; PVN hút được 9,23 triệu tấn dầu trong 7 tháng
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-05-2017
- Cập nhật : 14/05/2017
Doanh Nghiệp Hồng Kông muốn phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam
Ông Vincent HS Lo, Chủ tịch của Hội đồng Phát triển Thương mại Hồng Kông (Hong Kong Trade Development Council – HKTDC), chia sẻ thông tin trên với báo chí tại TPHCM vào chiều ngày 11-5 trong dịp ông dẫn đầu phái đoàn gồm khoảng 40 nhà đầu tư và chuyên gia có tầm ảnh hưởng lớn từ Hồng Kông và Trung Quốc đại lục trong lĩnh vực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thăm Hà Nội và TPHCM.
Theo ông Vincent HS Lo, những nhà đầu tư và chuyên gia này có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn trong các ngành tài chính, tư vấn, kiến trúc, năng lượng, xử lý nước và chất thải, kỹ thuật và xây dựng, luật và kế toán, giao thông vận tải...
Ông Vincent HS Lo (bên phải) và ông Johnson Choi, chia sẻ thông tin tại buổi gặp gỡ báo chí ở TPHCM -Ảnh: Hùng Lê
Ông Johnson Choi, Giám đốc điều hành Sunwah, tập đoàn đã có nhiều dự án đầu tư lớn tại Việt Nam, trong đó đáng chú ý là các dự án bất động sản, cho biết Việt Nam tiếp tục thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư Hồng Kông ở nhiều lĩnh vực, trong đó đáng chú ý gần đây là các dự án phát triển cơ sở hạ tầng. Theo ông Choi, trong các nước ở khu vực châu Á, Việt Nam được xem là nước có tiềm năng cao cho việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng với các doanh nghiệp Hồng Kông vì chính sách linh hoạt. Không chỉ đầu tư tại TPHCM, mà các doanh nghiệp Hồng Kông còn chú ý đến việc phát triển cơ sở hạ tầng ở Hà Nội hoặc khu vực miền Trung mà cụ thể là tỉnh Quảng Nam.
Ông Vincent HS Lo cho rằng Hồng Kông rất sẵn sàng hỗ trợ và tạo điều kiện cho các dự án cơ sở hạ tầng như mạng lưới đường sắt và đường bộ, các hệ thống cảng hàng không, biển và sông nằm trong diện quy hoạch cho Việt Nam.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20-3 rồi, Hồng Kông là nhà đầu tư lớn thứ 6 ở Việt Nam với hơn 1.200 dự án đầu tư có tổng vốn đăng ký hơn 17,57 tỉ đô la Mỹ.(TBKTSG)
--------------------
Ngành dệt may Việt Nam quý I: Tín hiệu tốt nhưng chưa bền vững
Ông Lê Tiến Trường - Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam nhận định ngành dệt may Việt Nam (DMVN) quý I/2017 đã đón nhận những tín hiệu tốt hơn mặc dù chưa thể nói là bền vững.
Theo ông Trường, quý I/2017 đã qua, ngành DMVN đang đón nhận những tín hiệu tốt hơn mặc dù chưa thể nói là bền vững, tuy nhiên với 6,75 tỷ USD KNXK thì VN đang đạt tốc độ tăng trưởng 12,4% so với cùng kỳ năm trước.
Điểm đặc biệt của quý I/2017đó là tăng trưởng ở các thị trường truyền thống không cao, thị trường Mỹ và EU chỉ tăng khoảng 6,3% - 6,4%.Tuy nhiên, tạinhiều thị trường mới đã có những tín hiệurấttốt, trong đó Liên minh Kinh tế Á - Âu có tốc độ tăng trưởng vào Nga tăng 115%; đối với thị trường AEC đã có tốc độ tăng ở 6 thị trường, cụ thể thì Thái Lan 17%, Indonesia 11%, Singapore 38%, Lào 24,5%, Campuchia 36% và Myanma 5%.Một trong những khách hàng truyền thống từ trước đến nay VN vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, đó là Hàn Quốc với tốc độ tăng 14% ở quý I. Ngoài ra, có 2 quốc gia là Braxin và Ấn Độ có mức tăng trưởng rất tốt, lên đến 34%.
Thêm vào đó là điểm đặc biệt về mặt hàng, với những mặt hàng truyền thống như áo thun, quần tiếp tục tăng trưởng tốt với tốc độ 13%-17%, veston tăng 15%, còn những mặt hàng như sơ mi, jacket chỉ tăng trưởng khoảng 1%. Một số mặt hàng mới có tốc độ tăng trưởng tốt trong quý I đó là đồ bơi tăng 29%, quần áo mưa tăng 41%, quần áo gió tăng 18 lần và khăn tăng 31%. Việc có nhiều sản phẩm mới và nhiều cách tiếp cận thị trường đã và đang từng bước đem lại tốc độ tăng trưởng cao hơn, ổn định hơn và ít phụ thuộc hơn vào các thị trường truyền thống như các năm trước.
Với kết quả khả quan như quý I/2017 thì ngành DMVN đang phấn đấu trong năm 2017 sẽ tăng trưởng trên 10%, tăng thêm khoảng trên 3 tỷ USD KNXK toàn ngành.
Ông Trường cho biết hiện tại, quý II/2017 vẫn nằm trong dự báo của ngành DMVN với tốc độ tăng trưởng 10% và có những tín hiệu rõ ràng là mục tiêu này có thể đạt được. Về việc 6 tháng cuối năm có đạt được tăng trưởng 10% hay không sẽ phải đợi hết tháng 5, tháng 6 khi việc thương lượng các đơn hàng đã hoàn thành thì lời giải mới rõ ràng hơn. Tuy nhiên với tín hiệu chung, ngành DMVN hoàn toàn tin tưởng mục tiêu 10% tăng trưởng của năm nay, tuy là mục tiêu cao nhưng với nỗ lực phấn đấu chung của toàn ngành và sự tập trung tốt về nguồn lực thì ngành DMVN có thể đạt được kết quả này.(Vinatex)
-----------------------------------
Đề nghị chi 7.000 tỉ nâng cấp đường sắt Bắc-Nam
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vừa có văn bản đề nghị Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) trình Chính phủ xin cấp 7.000 tỉ đồng để cải tạo hạ tầng tuyến đường sắt Bắc-Nam nhằm nâng tốc độ chạy tàu.
Đề cập đến sự cần thiết chi 7.000 tỉ đồng để nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng tuyến đường sắt Bắc-Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, tuyến đường sắt này được xây dựng đã lâu với tiêu chuẩn kỹ thuật và tốc độ thấp nên việc khai thác rất hạn chế.
Hiện tại, nhiều đoạn đường sắt chạy qua đèo núi đường ray đã xuống cấp. Bên cạnh đó, toàn tuyến có 1.452 cầu, trong đó có đến 697 cầu đã xuống cấp chưa được đầu tư.
Các ga cũng phân bố không đồng đều, hiện còn 23 ga chỉ có hai đường ray để tránh tàu. Chiều dài đoạn ở nhà ga để tránh tàu phần lớn là 350-400 mét. Ngoài ra, còn tới 1.047 đường ngang, gần 3.000 đường ngang dân sinh cũng cần đầu tư nâng cấp để đảm bảo an toàn chạy tàu.
Hạ tầng không đồng bộ đã làm giảm tốc độ tuyến đường sắt Bắc-Nam, tàu khách là 50 km/giờ và tàu hàng 35 km/giờ. Hơn nữa, vào những dịp hè, lễ, tết, khách đông, đoàn tàu có thể kéo được 20 toa xe để chở được nhiều khách nhưng do đường ga tránh tàu ở các ga ngắn nên hiện chỉ kéo được 14 toa. Vì thế, rất lãng phí năng lực chuyên chở.
Vì vậy, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đề xuất thực hiện 4 dự án gồm: cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Hà Nội - Vinh với tổng mức đầu tư dự kiến là 1.600 tỉ đồng; cải tạo, nâng cấp hạ tầng đường sắt đoạn Nha Trang - Sài Gòn, tổng mức đầu tư dự kiến 1.800 tỉ đồng; cải tạo, nâng cấp các cầu yếu và gia cố trụ chống va xô, tổng mức đầu tư dự kiến 1.800 tỉ đồng; gia cố hầm yếu kết hợp mở mới 3 nhà ga, tổng mức đầu tư dự kiến 1.800 tỉ đồng.
Về nguồn vốn đầu tư, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đề nghị Bộ GTVT trình Chính phủ xin cấp 7.000 tỉ đồng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2017-2020 để thực hiện 4 dự án trên tuyến đường sắt Bắc-Nam.
Theo Tổng công ty Đường sắt, nếu được nâng cấp nhiều đoạn đường có thể thông được 21 đôi tàu/ngày đêm (hiện nay do hạn chế hạ tầng nên chỉ được 17 đôi tàu).
Đối với tàu hàng, nếu nâng cấp được hạ tầng, đồng nhất được tải trọng cầu trên toàn tuyến thì các chuyến tàu hàng Giáp Bát - Sóng Thần sẽ xếp thêm được 7 tấn/toa tàu, tận dụng được hết tải trọng cho phép của toa tàu. Khi đó, có thể nâng doanh thu vận tải hàng hóa trên toàn tuyến thêm 1 tỉ đồng/ngày, đồng thời sẽ hạ được giá thành vận chuyển.
Hiện nay, vận chuyển bằng đường sắt đang thất thế so với các phương tiện khác vì thời gian di chuyển chậm, giá vé và giá cước hàng hóa còn cao. Chính vì vậy, mục tiêu của ngành đường sắt trong những năm tới là đầu tư hạ tầng để tăng tốc độ chạy tàu, giảm giá thành vận chuyển.(TBKTSG)
--------------------------------
3 phương án di dời KCN Biên Hòa 1 để làm khu đô thị 324 ha
Ngày 11/4, tại cuộc họp với Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Trần Văn Vĩnh và các Sở, ngành liên quan về đề án chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1, Tổng công ty CP phát triển khu công nghiệp (Sonadezi) đã trình bày 3 phương án chuyển đổi công năng.
Cụ thể, theo Sonadezi, trong quy hoạch xây dựng TP. Biên Hòa đã xác định KCN Biên Hòa 1 hiện hữu là trung tâm phát triển đô thị mới. Ðây là đầu mối giao thông quan trọng kết nối Biên Hòa với các khu vực lân cận cho nên việc chuyển đổi công năng thành khu đô thị - dịch vụ - thương mại là rất cần thiết.
Một loạt các dự án hạ tầng kết nối như QL1, QL51, đường sắt trên cao Metro, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu… đã và đang được xây dựng tạo điều kiện để KCN Biên Hòa 1 có thể trở thành khu đô thị thương mại, dịch vụ, là trung tâm của TP. Biên Hòa nói riêng và tỉnh Ðồng Nai nói chung.
Thực hiện sự chỉ đạo của tỉnh Đồng Nai về việc di dời và chuyển đổi công năng, Sonadezi đã xây dựng đề án trên toàn bộ diện tích KCN Biên Hòa 1 hiện hữu là 324 ha. Số vốn dự kiến cho đề án chuyển đổi là 11.364 tỷ đồng, trong đó riêng vốn đền bù, giải phóng mặt bằng gần 4.500 tỷ đồng và chi phí xây dựng hạ tầng khoảng 1.800 tỷ đồng.
Theo đề án của Sonadezi, sẽ có 3 phương án bố trí, sắp xếp các vị trí đất ở, đất thương mại, dịch vụ, trung tâm hành chánh... tại KCN Biên Hòa 1 sau khi di dời các nhà máy.
Trong đó, phương án 1 có đất ở, đất ở kết hợp thương mại dịch vụ khoảng 114 ha (chiếm 29,7%), đất công cộng dịch vụ gần 99 ha, đất giao thông gần 62 ha, còn lại là đất dành cho cây xanh, du lịch, giáo dục.
Phương án 2, giảm đất ở kết hợp thương mại xuống còn 25%. Tăng đất công công dịch vụ, hành chánh từ 30% (phương án 1) lên 35%.
Ở phương án 3, giảm đất ở kết hợp với thương mại dịch vụ còn 22%, tăng đất công cộng dịch vụ, đất hành chánh, an ninh lên 37% diện tích đất toàn khu.(NDH)