TP HCM có thể thu ngân sách vượt chỉ tiêu
Singapore sẽ có thêm 37.600 triệu phú mỗi năm
Trung Quốc lần đầu mở cửa thị trường ngoại hối
5 tỉ đồng để đầu tư nhượng quyền một cửa hàng Jollibee
Huy động trái phiếu chính phủ tăng 3 lần
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 25-11-2015
- Cập nhật : 25/11/2015
TP.HCM sẽ có thêm 50.000 căn hộ mới trong năm 2016
Ngày 24-11, Forbes Việt Nam tổ chức hội nghị BĐS với chủ đề “Theo dấu dòng tiền” tại TP.HCM.
Hội nghị thu hút gần 300 khách tham dự với sự chia sẻ từ đại diện nhiều doanh nghiệp BĐS lớn, các định chế tài chính tên tuổi. Các chuyên gia đầu ngành quy tụ trong sự kiện nhằm phác họa tổng thể bức tranh của thị trường BĐS Việt Nam, đồng thời giúp người tham dự nhận diện các cơ hội và rủi ro song hành. Theo ý kiến của các chuyên gia, năm 2015 BĐS là một trong những lĩnh vực phát triển sôi động nhất của nền kinh tế Việt Nam.
Theo số liệu thống kê của CBRE, trong chín tháng đầu năm số lượng căn hộ tiêu thụ tại TP.HCM đạt gần 24.000 căn, vượt xa mức kỷ lục trước đó được thiết lập vào năm 2014 là 17.000 căn.
Tương tự, tại Hà Nội, theo CBRE, số lượng căn hộ tiêu thụ đạt gần 15.000 căn, chạm mức đỉnh kỷ lục hình thành vào năm 2009. Ngoài thanh khoản, so với năm 2014 nét nổi bật của năm 2015 là sự giao dịch sôi động tại tất cả các phân khúc sản phẩm. Các dự án đang được triển khai lan tỏa ra nhiều khu vực, thay vì chỉ tập trung ở một số khu vực trung tâm Hà Nội và TP.HCM.
Các chuyên gia lý giải sự phục hồi của thị trường BĐS được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố: tình hình kinh tế vĩ mô ổn định; hệ thống tàu điện tại TP.HCM và Hà Nội giúp hàng trăm dự án mới đã và đang được khởi công trong vòng 12 tháng qua; sản phẩm tài chính linh hoạt của ngân hàng với mức lãi suất hợp lý hỗ trợ thanh khoản cho thị trường; hành lang pháp lý liên quan đến kinh doanh và sở hữu BĐS hoàn thiện dần được kỳ vọng tạo ra những cú huých mới…
Dù vậy, cũng xuất hiện nhiều quan ngại sớm về thị trường khi nguồn cung sản phẩm cuối năm 2015 đến 2016 ước khoảng 57.500 căn (số liệu của Savills); trong quý III-2015 lượng mở bán thiết lập kỷ lục mới theo quý nhưng tỉ lệ hấp thụ chỉ đạt 35%, bằng nửa cùng kỳ (thống kê CBRE).
Dự báo của CBRE, trong năm 2016, thị trường BĐS TP.HCM sẽ dồi dào nguồn cung 40.000-50.000 căn hộ mới được chào bán. BĐS ở quận 2, quận 7 sẽ tiếp tục sôi động, giá BĐS sẽ không tăng mà đi ngang.
Truyền hình ‘tố’ nhau phá giá thị trường
Trên đây là phát biểu của ông Lương Quốc Huy, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Truyền hình cáp Saigontourist (SCTV), tại hội thảo “Đánh giá 10 năm thực thi Luật Cạnh tranh, góc nhìn từ doanh nghiệp” do Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công Thương tổ chức ngày 23-11 tại Hà Nội.
Ông Huy cho biết thêm các tập đoàn này còn đưa ra nhiều hình thức giảm giá khác như tặng thêm tháng sử dụng thuê bao, khuyến mãi cước phí hằng tháng… Điều này gây khó khăn lớn cho các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền.
“Ngoài ra còn có hiện tượng cắt cáp, phát sóng các kênh, chương trình của doanh nghiệp không xin phép và một số doanh nghiệp được giảm tới 50%-70% giá thuê trụ điện. Đây là những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, dẫn đến việc chất lượng dịch vụ, nội dung chương trình truyền hình không được đảm bảo” - ông Huy nói.
Ông Phúc Hoàng Duy, đại diện Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, thông tin trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ cũng có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh. Tiêu biểu như vận động hành lang (lobby) để các cơ quan nhà nước loại bỏ một số doanh nghiệp bảo hiểm, thông thầu để một bên thắng thầu khi đấu thầu các dự án sử dụng ngân sách nhà nước; ép buộc khách hàng không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp bảo hiểm.
“Đã từng có nhiều văn bản phê phán những khuyết điểm của doanh nghiệp bảo hiểm để không cho doanh nghiệp tham gia bảo hiểm” - ông Duy dẫn chứng.
Trong khi đó, việc xử lý cạnh tranh không lành mạnh trong 10 năm qua mới dừng lại mở mức độ… khiêm tốn. Ông Phùng Văn Thành, Phó Trưởng phòng Điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh, cho hay từ năm 2005 đến 2014 đã tiếp nhận hơn 300 đơn khiếu nại, điều tra 137 vụ việc và ban hành 127 quyết định xử phạt. Điển hình là vụ Vinapco tự ngừng bán xăng bị phạt hơn 3 tỉ đồng năm 2009; phạt 19 doanh nghiệp bảo hiểm hơn 1,7 tỉ đồng do liên kết tăng phí năm 2010.
Cách tính thuế khoán kiểu mới
Theo đó, đối với hộ kinh doanh có sử dụng hóa đơn quyển của cơ quan thuế, mức doanh thu khoán cho năm 2016 được tính dựa trên tổng doanh thu khoán năm 2015 trừ đi phần doanh thu do sử dụng hóa đơn quyển năm 2015.
Ví dụ, năm 2015, doanh thu khoán của hộ A là 500 triệu đồng, trong năm hộ A này có xuất hóa đơn khoảng 300 triệu đồng. Số doanh thu khoán năm 2016 sẽ giảm chỉ còn tương đương 200 triệu đồng mà thôi.
Trước đó, các tiểu thương, đặc biệt ở chợ vải Soái Kình Lâm, đã phản ứng khi được cơ quan thuế thông báo rằng ngoài khoản thuế khoán năm 2016 thì tiểu thương xuất hóa đơn phải đóng thêm thuế theo doanh số ghi trên hóa đơn (Pháp Luật TPHCM đã có bài phản ánh). Cơ quan thuế cũng không giải thích rõ ràng được rằng doanh thu khoán năm sau sẽ loại trừ doanh thu ghi trên hóa đơn, làm cho tiểu thương bức xúc.
Su-24 Nga bị bắn rơi, tài chính toàn cầu rung chuyển
Ngày 24-11, thị trường tài chính toàn cầu chấn động mạnh ngay sau vụ không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay chiến đấu Nga ở khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria.
Theo báo Wall Street Journal, giá chứng khoán toàn cầu sụt giảm ngay sau khi Bộ Quốc phòng Nga xác nhận máy bay chiến đấu SU-24 của nước này bị bắn hạ. Chỉ số chứng khoán Stoxx Europe 600 giảm 1,2%, giá cổ phiếu Mỹ sụt 0,4%. Ở châu Âu, giá cổ phiếu các hãng hàng không và công ty du lịch tuột dốc mạnh.
Tại châu Á, chỉ số chứng khoán S&P 200 (Úc) giảm 1%, Hang Seng (Hong Kong) 0,4%, Nikkei (Nhật) 0,2%... Giới phân tích cho biết các nhà đầu tư lo ngại nguy cơ căng thẳng và đối đầu leo thang giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
Giá dầu thô Brent biển Bắc tăng 1,3% lên 45,39 USD/thùng do mối lo ngại căng thẳng giữa hai nước sẽ khiến xung đột ở Trung Đông thêm nóng bỏng. Trong khi đó, cả giá đồng lira Thổ Nhĩ Kỳ và đồng rúp Nga cũng đều sụt giảm
Thương lái thu gom gạo xuất khẩu, chỉ số giá lương thực tăng 0,31%
Ngày 24-11, Tổng cục Thống kê (TCTK) đã công bố các nguyên nhân khiến chỉ số giá tiêu dùng tháng 11-2015 chỉ tăng 0,07%.
Theo đó, tháng vừa qua do Việt Nam đã thắng thầu cung cấp 450.000 tấn gạo sang Philippines và 1 triệu tấn gạo cung cấp cho Indonesia nên TCTK nêu chỉ số giá nhóm lương thực đã tăng 0,31%. Nguyên nhân vì các thương lái đã tiến hành thu gom lúa gạo cho hợp đồng xuất khẩu gạo.
TCTK cho biết tại một số tỉnh vùng duyên hải miền Trung và vùng đồng bằng sông Cửu Long chỉ số giá lương thực đã tăng khá, như: Bình Định tăng 0,82%; Quảng Ngãi tăng 2,78%; Bến Tre tăng 0,79%; Vĩnh Long tăng 2,31%; Đồng Tháp tăng 0,49%; Sóc Trăng tăng 0,51%; Hậu Giang tăng 0,79%... Điều này khiến giá gạo bình quân cả nước tăng 0,3% so với tháng trước.
Chi tiết, TCTK cho biết tại miền Bắc, giá gạo tẻ thường đã ở mức 10.000-10.500 đồng/kg, miền Nam gạo tẻ thường IR50404 giá phổ biến 10.500-11.000 đồng/kg, gạo tẻ thường IR64 giá 11.500-12.000 đồng/kg...
Tuy nhiên, TCTK nêu đã có một số yếu tố tăng giá tháng qua, đẩy chỉ số giá tiêu dùng tăng. Như ngày 1-11-2015, giá gas điều chỉnh tăng 17.000 đồng/bình 12kg khiến chỉ số giá gas tăng 3,7% so với tháng trước.
Đặc biệt, giá nước sinh hoạt cả nước đã tăng 1,83% do trong tháng có ba tỉnh tăng giá nước theo quyết định của UBND các tỉnh thành. Đó là: Hà Nội tăng 7,2%; Lào Cai tăng 13,67%; Thái Nguyên tăng 5,12%...
Ngoài ra, giá nhà ở thuê tăng 0,39% do nhu cầu thuê nhà của sinh viên tăng vào kỳ nhập học; giá dầu hỏa tăng 0,43% so với tháng trước do ảnh hưởng từ đợt điều chỉnh tăng giá ngày 19-10-2015… đã góp phần đẩy CPI tăng.