tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 19-05-2018

  • Cập nhật : 19/05/2018

Đất Vân Phong tăng giá 100 lần trong 2 năm

Đó là thông tin được ông Phạm Thanh Hưng, Phó Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thế kỷ CEN Group cho biết tại Diễn đàn Bất động sản 2018, tổ chức chiều 17/5.

anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Theo đó, tại diễn đàn trên, trước câu hỏi việc 3 địa phương là Quảng Ninh, Khánh Hòa và Kiên Giang mới đây đã có văn bản, chủ trương tạm dừng việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng đất ở các địa phương dự kiến trở thành đặc khu kinh tế, việc này liệu có hiệu quả không và dừng bao lâu?

Ông Nguyễn Thế Điệp, Chủ tịch HĐQT CTCP Reenco Sông Hồng cho biết, việc đất ở 3 đặc khu vừa qua lên giá là hiện tượng đáng mừng, thể hiện tiềm năng lớn, cơ hội lớn, tín hiệu tốt. Việc đó cho thấy, chính nhà đầu tư trong nước “làm mồi” cho nhà đầu tư nước ngoài. 

“Việc tỉnh Quảng Ninh ra quyết định không được giao dịch, nói về giải pháp thì đây không phải giải pháp tốt bởi chúng ta phải tuân thủ quy luật thị trường, có cung thì có cầu,…" - ông Điệp nói và cho rằng cần quản lý chặt chẽ về pháp lý, mua bán phải có thuế. 

Theo ông Điệp: "Giai đoạn vừa qua, các đặc khu kinh tế phát triển quá nóng như vậy có thể đây là giải pháp tạm thời nhưng về lâu dài chúng ta không nên làm như vậy" - ông Điệp nhìn nhận.

Trao đổi về vấn đề này, ông Phạm Thanh Hưng, Phó Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thế kỷ CEN Group cho biết, đơn vị ông vừa có khảo sát khá chi tiết ở Vân Phong. Đất ở đó trong 2 năm qua đã tăng hơn 100 lần. Tại thị trấn Tuần Lễ, một mảnh đất có mặt tiền 10m sâu 20m, 2 năm trước có giá 40-50triệu/lô, năm 2017 tăng lên 400triệu (gấp 10 lần), năm nay vẫn mảnh đất đó đã có giá 5,5 tỷ. 

"Toàn bộ thị trấn có khoảng 3.000 hộ dân. Câu chuyện có từ năm 2006 có chủ trương, 2009 có quy hoạch sơ bộ, 2017 có điều chỉnh, 2018 chuẩn bị phê duyệt thì chúng ta vẫn chưa nhìn thấy sản phẩm của bất kỳ một dự án nào hay khu đô thị nào cùng ra thị trường để đáp ứng cơn khát của các NĐT. Thiếu cung tăng giá là chuyện bình thường". - ông Hưng nói.

Tương tự, ông Hưng cho biết, với Vân đồn nghe phong thanh có quy hoạch trong khi nguồn cung chưa có thì tăng giá là chuyện dễ hiểu. 

"Tôi cho rằng vẫn là yếu tố quan hệ cung cầu. Nếu chúng ta tác động vào yếu tố khách quan, cung cầu đó bằng việc minh bạch nguồn cung cho nhiều nhà đầu tư phát triển khu đã sơ bộ quy hoạch trước khi đưa ra những quyết định phê duyệt về chủ trương, luật, chính sách ưu đãi với đặc khu thì sẽ kiểm soát tình hình này tốt hơn nhiều, so với việc để thị trường tự động tăng giá, tự động khan hiếm một cách thiếu kiểm soát như thế này". - ông Hưng thông tin thêm.

Cùng chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch HD Mon Holdings cho biết, hiện nay, HD Mon có dự án 300 ha tại Vân Đồn. HD Mon Holdings cũng là một trong những nhà đầu tư đầu tiên đầu tư vào Vân Đồn.

Theo ông, một trong những khó khăn của các khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc mà đơn vị này gặp phải đó chính là chưa xong quy hoạch chung mà giá đất bị đẩy lên như vậy sẽ làm khó doanh nghiệp khi họ vào thực hiện đầu tư vào các dự án.

Kể cả sau này, khi tỉnh đứng ra giải phóng mặt bằng giao đất cho nhà đầu tư, họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bởi, nếu khi giá đất bị đẩy cao lên như vậy, mà nhỡ nhà đầu tư mua phải đất không phải là đất ở mà là khu công viên, hay công trình cây xanh, nhà đầu tư sẽ bị lỗ rất lớn.

"Chính vì vậy, việc UBND tỉnh ra công văn như vậy là nhằm bảo vệ nhà đầu tư chứ không phải là kìm hãm thị trường", Phó Chủ tịch HD Mon Holdings nói. (Bizlive)
------------------------

Mỗi năm phải chi hàng chục tỉ USD để nhập lương thực thực phẩm

Năm 2017, Công ty CP Sài Gòn Food (TP HCM) đã chi hơn 2,7 triệu USD để nhập khẩu nguyên phụ liệu thực phẩm phục vụ sản xuất chế biến.

Đó là chia sẻ của bà Lê Thị Thanh Lâm, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Sài Gòn Food, tại hội thảo Phát triển nguồn nguyên phụ liệu thực phẩm, giải pháp nâng cao giá trị ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam diễn ra tại TP HCM ngày 16-5 do Hội Lương thực Thực phẩm TP HCM tổ chức.

Theo bà Lâm, 2,7 triệu USD là số liệu nhập khẩu nguyên phụ liệu để phục vụ thì trường nội địa, chưa kể 15 triệu USD nguyên phụ liệu thực phẩm Sài Gòn Food nhập khẩu dạng tạm nhập tái xuất (gia công xuất khẩu). Các mặt hàng công ty nhập gồm: có thủy hải sản (cá hồi, cá trứng, cá saba), nông sản (đậu, bắp, khoai tây), gia vị (tinh bột, giấm, nước tương, nước sốt) và bao bì đựng thực phẩm.

gan 100% huong lieu, phu gia thuc pham viet nam phai nhap khau - trong anh: doan kiem tra bo y te kiem tra cho kim bien

Gần 100% hương liệu, phụ gia thực phẩm Việt Nam phải nhập khẩu - Trong ảnh: Đoàn kiểm tra Bộ Y tế kiểm tra chợ Kim Biên

Lý giải về nguyên nhân phải nhập khẩu nhiều, bà Lâm cho biết có nhiều mặt hàng không tìm được nhà cung cấp trong nước (như bao bì cao cấp đựng thực phẩm), thị hiếu người tiêu dùng cần những sản phẩm mới lạ (như cá hồi, cá trứng), nguyên liệu trong nước giá cao (như cá nục, cá bạc má cao hơn cá saba).

Theo báo cáo xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương, năm 2017 Việt Nam chi 14,1 tỉ USD để nhập khẩu nhóm ngành lương thực thực phẩm. Những ngành nhập nhiều là: rau quả 1,55 tỉ USD, thủy sản 1,44 tỉ USD, lúa mì 994 triệu USD, sữa 865,5 triệu USD, dầu động thực vật 761,1 triệu USD…(NLĐ)
-----------------------

Iran yêu cầu Trung Quốc duy trì nhập khẩu sau lệnh trừng phạt của Mỹ

Một quan chức tại công ty dầu mỏ nhà nước Iran đã họp với các khách hàng Trung Quốc trong tuần này để yêu cầu họ duy trì nhập khẩu, sau khi các lệnh trừng phạt của Mỹ bắt đầu, nhưng đã không nhận được sự đồng ý từ nước tiêu thụ dầu Iran lớn nhất thế giới này.

Saeed Khoshrou, giám đốc các vấn đề quốc tế tại Công ty Dầu mỏ Quốc gia Iran (NIOC) đã tổ chức cuộc họp riêng tại Bắc Kinh vào hôm 14/5 với các giám đốc điều hành của công ty kinh doanh thuộc Sinopec và tập đoàn kinh doanh dầu nhà nước Zhuhai Zhenrong để bàn về các nguồn cung cấp dầu mỏ và tìm kiếm sự đảm bảo từ các khách hàng Trung Quốc.

Khoshrou đã đi cùng với Bộ trưởng Ngoại giao Iran Javad Zarif trong chặng dừng chân đầu tiên trước khi tới châu Âu của chuyến viếng thăm các cường quốc thế giới. Tehran đang cố gắng đến cùng để bảo vệ thỏa thuận hạt nhân năm 2015 mà Washington đã từ bỏ, với các kế hoạch áp đặt các lệnh trừng phạt đơn phương gồm cả việc hạn chế xuất khẩu dầu mỏ của Iran.

Theo số liệu của hải quan Trung Quốc, nước này đã nhập khẩu khoảng 655.000 thùng/ngày từ Iran trong quý 1 năm nay, tương đương hơn 25% tổng xuất khẩu của Iran. Các giám đốc điều hành Trung Quốc đã không đưa ra các cam kết chắc chắn nhưng cho biết các công ty dầu mỏ nhà nước sẽ giảm nhập khẩu phù hợp với mong muốn của Bắc Kinh. Cuộc viếng thăm này là lần thư hai gián đốc tiếp thị NIOC sang Bắc Kinh trong năm nay, ông cũng đã gặp các khách hàng Trung Quốc khoảng một tháng trước.

Một người khác cho biết các công ty Trung Quốc đã chia sẻ cùng một hy vọng duy trì nhập khẩu và bổ sung rằng các công ty vẫn đang đánh giá tác động của các lệnh trừng phạt mới.

Sinopec và Zhuhai Zhenrong đã từ chối bình luận. NIOC đã từ chối bình luận ngay khi được yêu cầu.

Khách mua tại châu Á - gồm Trung Quốc - và châu Âu cho biết họ sẽ tìm kiếm sự miễn trừ các lệnh trừng phạt trong giai đoạn ân hạn 6 tháng.

Trong chuyến thăm Brussels của Bộ trưởng Zarif, các cường quốc châu Âu đã thề duy trì thỏa thuận hạt nhân năm 2015 mà không có Mỹ, bằng cách giữ dòng dầu tư và dầu mỏ của Iran, nhưng đã thừa nhận họ sẽ khó khăn để cung cấp sự đảm bảo này.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc tuần trước cho biết họ đã hối tiếc về quyết định của Mỹ và kêu gọi các bên liên quan tiếp cận ngoại giao để duy trì hiệp ước năm 2015 đầy đủ.

Từ năm 2012 tới 2015, theo các lệnh trừng phạt của UE và Mỹ để hạn chế chương trình hạt nhân của Iran, các công ty Trung Quốc đã nhận gần một nửa lượng dầu xuất khẩu của Iran (đã bị cắt giảm hơn một nửa và doanh thu của Tehran mất khoảng 80 tỷ USD).

Sinopec, nhà máy lọc dầu hàng đầu châu Á và công ty kinh doanh dầu nhà nước Zhuhai Zhenrong cùng nhau chiếm gần 90% tổng lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc từ Iran. Tập đoàn CNPC mua phần còn lại. Ngoài các nguồn cung cấp theo các hợp đồng hàng năm, CNCP và Sinopec đang tăng lượng dầu thô của Iran như một phần của hàng tỷ USD đầu tư tại các mỏ dầu Iran. Trung Quốc có ít vấn đề ngân hàng trong giao dịch với Iran hơn một số đối tác quốc tế. Trong giai đoạn trừng phạt trước Bắc Kinh đã sử dụng một ngân hàng trong nước, ngân hàng Kunlun để giải quyết hàng chục tỷ USD giao dịch dầu mỏ với Iran. Hầu hết các giao dịch được thanh toán bằng đồng euro và đồng nhân dân tệ Trung Quốc.(VITIC)
---------------------------

Malaysia thu gần 300 túi hàng hiệu, 72 bao tiền tại nhà cựu thủ tướng

Khám xét căn hộ của gia đình cựu thủ tướng Najib Razak, cảnh sát Malaysia thu giữ nhiều tài sản có giá trị.

Cảnh sát Malaysia lục soát 6 địa điểm kể từ ngày 16/5, bao gồm Văn phòng Thủ tướng, nơi cư trú của ông Najib Razak ở Taman Duta và 4 căn nhà khác thuộc sở hữu của cựu thủ tướng, Straits Times dẫn lời ông Amar Singh giám đốc điều tra tội phạm thương mại.

Tại khu chung cư Pavilion Residences, cảnh sát đã tịch thu nhiều đồ vật có giá trị, chất đầy 5 chiếc xe cảnh sát với hàng trăm hộp chứa túi xách hàng hiệu. Đài Astro Awani đưa tin cảnh sát đi ra khỏi chung cư với một máy đếm tiền.

"Hiện tại tổng giá trị tài sản chưa thể xác định được. Chúng tôi sẽ tiến hành kiểm kê và công bố vào ngày mai", ông Singh trả lời phóng viên bên ngoài khu chung cư vào sáng sớm ngày 18/5 sau cuộc khám xét tiến hành trong đêm. "Tuy nhiên, số lượng đồ trang sức khá lớn".

Bà Rosmah Mansor, vợ của ông Najib, được biết đến với niềm yêu thích dành cho túi hàng hiệu với giá trị từ 12.000 đến 300.000 USD một chiếc túi. 

Hôm 12/5, các thành viên của đảng Pribumi Bersatu Malaysia báo cáo với cảnh sát rằng họ đã nhận được bằng chứng video cho thấy một chiếc xe của văn phòng thủ tướng vận chuyển những chiếc túi hàng hiệu, có thể của bà Rosmah Mansor, đến chung cư Pavilion Residences để cất giấu.

Ông Singh nói cảnh sát vẫn đang làm việc để mở chiếc két trong ngôi nhà. Luật sư của cựu thủ tướng Najib cho biết cảnh sát phải khoan két sắt vì chìa khóa bị thất lạc và chiếc két đã không được mở trong 20 năm qua.

Cuộc khám xét được tiến hành trong khuôn khổ cuộc điều tra vụ bê bối liên quan đến quỹ đầu tư nhà nước 1MDB. Bà Rosmah bị cáo buộc mua một viên kim cương hồng trị giá 23 triệu USD bằng tiền từ quỹ đầu tư này. 1MDB được chính quyền trước đây thành lập với mục đích phát triển kinh tế qua các khoản đầu tư chiến lược. Tuy nhiên, quỹ này nhanh chóng rơi vào tình trạng nợ nần lên tới hơn 12 tỷ USD. Ông Najib hiện phủ nhận mọi cáo buộc.(Vnexpress)

Trở về

Bài cùng chuyên mục