tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 13-09-2017

  • Cập nhật : 13/09/2017

Thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng nhất thế giới

viet nam duoc danh gia co tang truong thuong mai dien tu nhanh nhat the gioi, voi 35% moi nam, gap 2,5 lan nhat ban.nguon anh: bao dau tu

Việt Nam được đánh giá có tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất thế giới, với 35% mỗi năm, gấp 2,5 lần Nhật Bản.Nguồn ảnh: Báo đầu tư

Tại hội thảo chuyên đề về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và năng động trong khu vực APEC ngày 11/9 tại TP.HCM, các diễn giả đã đưa ra tầm quan trọng của công nghệ và đổi mới sáng tạo đối với MSMEs

Trong hội thảo, Tiến sĩ Huỳnh Huy Hoà - Phó giám đốc Viện nghiên cứu và phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng cho rằng, các doanh nghiệp ứng dụng internet và công nghệ tăng trưởng nhanh gấp 2,1 lần so với đơn vị không dùng. Các MSMEs chi hơn 30% ngân sách cho công nghệ thì tăng doanh thu gấp 9 lần với các doanh nghiệp chi dưới 10%.

Ngoài ra, theo ông Hoà các dự báo cho thấy thương mại điện tử toàn cầu sẽ tăng từ 230 tỷ USD trong 2014 lên 1.000 tỷ USD năm 2020. "Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất thế giới, với tốc độ 35% mỗi năm, gấp 2,5 lần so Nhật Bản. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp", ông nói.

Tại hội nghị, các chuyên gia cho rằng, khu vực APEC đang kết nối mạnh hơn bao giờ hết với vai trò thống trị của công nghệ thông tin. Trong đó, có 3 tỷ người đang kết nối internet trong các nền kinh tế APEC. Con số này dự kiến sẽ đạt 5 tỷ người với 50 tỷ thiết bị kết nối vào năm 2025. 

Đại diện Quỹ Đầu tư Venture Capital cũng chia sẻ, các doanh nghiệp khởi nghiệp trong khu vực khá giống nhau, đều gặp khó khăn trong việc "huy động vốn xã hội", nhất là huy động cho các tổ chức từ thiện. Đồng thời, chính sách, thủ tục hành chính của một số nước là một "rừng thông tin" rối rắm và phức tạp. Nếu không biết rõ ràng ngay từ đầu, nhóm MSMEs này sẽ bị đẩy vào nền kinh tế ngầm, phi chính thống, Chính phủ sẽ thất thu thuế, các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô sẽ gặp sai số lớn.

Ông Hoàng Văn Dũng - Chủ tịch Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC, Phó Chủ tịch VCCI, cho biết sẽ kêu gọi sự tham gia tích cực hơn nữa của các thành viên APEC trong việc mở rộng các dịch vụ tài chính, các kênh phân phối nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp Fintech phát triển. (Vnexpress)
---------------------------

Petrovietnam tiếp nhận Tài sản và Hoạt động dầu khí các Lô 01&02

Vừa qua, tại TP.HCM, các bên nhà thầu của Hợp đồng Dầu khí các Lô 01&02 đã ký Thỏa thuận Bàn giao Tài sản và Hoạt động dầu khí cho Petrovietnam, thỏa thuận có hiệu lực từ 23h59 phút ngày 9 /9/2017 (thời điểm kết thúc Hợp đồng).

Hợp đồng Chia sản phẩm (PSC) các Lô 01&02 được ký ngày 9/9/1991, có hiệu lực từ ngày 10/9/1991. Tỷ lệ quyền lợi tham gia của các bên nhà thầu là: PCVL – 85%, PVEP – 15%. Đây là Hợp đồng thuộc thế hệ hợp đồng dầu khí đầu tiên của Petrovietnam và cũng là hợp đồng đầu tiên kết thúc khi hết hạn hợp đồng.

1

 Lễ ký Thỏa thuận Bàn giao Tài sản và Hoạt động dầu khí các Lô 01&02

Trải qua 26 năm hoạt động, Nhà thầu đã thu được một số thành công nhất định như phát hiện và đưa các mỏ vào khai thác (Ruby vào năm 1998, Pearl và Topaz vào năm 2010, Diamond và Sư Tử Nâu vào năm 2014), các cấu tạo Jade và Emeral đã được phát hiện nhưng chưa được đưa vào khai thác. Tổng sản lượng đã được khai thác từ các mỏ trên đến nay khoảng 116 triệu thùng, sản lượng khai thác trung bình hiện nay là 14.000 thùng/ngày. Lô Hợp đồng đã đem lại lợi ích cho các bên nhà thầu và cho nước chủ nhà. Trong thời gian tới, các bên sẽ tiếp tục giải quyết những vấn đề còn tồn đọng để hoàn tất thủ tục kết thúc hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Là người điều hành kế tiếp các hoạt động dầu khí ở Lô 01&02, Petrovietnam sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp để duy trì sản lượng khai thác, nâng cao hệ số thu hồi dầu, tiến hành các hoạt động thăm dò bổ sung để gia tăng trữ lượng và đưa các phát hiện đã có vào khai thác.(VTC)
------------------------

Vay ODA quá nhiều, Quốc hội lo nợ công đụng trần

Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cảnh báo tổng các khoản vay ODA đã sắp vượt 300.000 tỉ đồng, nếu kiểm soát không tốt thì nợ công sẽ vượt trần.

 

pho chu tich quoc hoi phung quoc hien - anh: quochoi.v

Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển - Ảnh: Quochoi.v

n

Phiên họp của Ủy banThường vụ Quốc hội chiều 12-9 gần như chỉ bàn một việc: Có nên thống nhất đầu mối quản lý nợ công?

Theo các tờ trình của Dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi), hiện việc quản lý nợ công đang giao cho ba cơ quan là Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước, điều ông Hiển nhận xét là chồng chéo.

"Từ đó dẫn đến việc không quản lý tốt các khoản vay nước ngoài. Nhiều lần Chính phủ đã phải báo cáo Quốc hội cho điều chỉnh các khoản vay ODA vượt dự toán", ông Hiển nói.

Ông Hiển cũng tiết lộ là ông vừa đề nghị Ủy ban Tài chính ngân sách Quốc hội chuẩn bị văn bản chính thức thông báo với Chính phủ là tổng các khoản vay ODA đã sắp vượt 300.000 tỉ đồng (không rõ ông Hiển nói ngưỡng vay ODA đặt ra cho giai đoạn nào - PV), tức là đã đến ngưỡng Quốc hội cho phép, nếu tiếp tục vay thì nợ công sẽ vượt trần 65% GDP.

Kết luận phiên họp, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển khẳng định dự án luật cần quy định Chính phủ thống nhất quản lý nợ công, theo hướng Bộ Tài chính giúp Chính phủ quản lý nợ công và chịu trách nhiệm chính trong lĩnh vực này.

"Trong quá trình đàm phán vay ODA, thực hiện các thủ tục thì Chính phủ có thể phân công, phối hợp làm sao cho có hiệu quả nhất", ông Hiển nói.

Trước đó, bình luận về việc cắt khúc quản lý khi có 3 cơ quan cùng có chức năng, nhiệm vụ về quản lý nợ công, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc lấy ví dụ trước đây vay về cho Vinashin vay lại, đến khi Vinashin không trả được thì Chính phủ phải trả thay.

"Nhiều đầu mối sẽ khó kiểm soát. Tôi đồng tình giao cho Bộ Tài chính thống nhất quản lý, có thể Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước không hài lòng, nhưng chúng ta phải thống nhất chủ trương đổi mới là một việc chỉ giao cho một đơn vị, không giao một việc cho nhiều đơn vị" - ông Phúc phát biểu.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng cho rằng vừa qua nợ công có tình trạng không cân đối được, đến hạn trả nợ lại phải vay đảo nợ. Tình trạng này có nguyên nhân từ việc cắt khúc trong quản lý nợ công.

"Bây giờ đặt ra yêu cầu thống nhất đầu mối, tôi từng làm ở Chính phủ cũng hiểu được tâm lý là bộ, ngành cái gì họ đang làm rồi, đang quản lý rồi thì không muốn giao cho người khác. Nhưng chúng ta phải vì cái chung, vì đất nước", bà Ngân nhấn mạnh.(tuoitre)
--------------------------------

Ngân hàng Nhà nước thu về trên 6.000 tỉ cổ tức

Nhờ tăng trưởng hoạt động tín dụng tương đối tốt trong năm 2016, NHNN dự kiến sẽ thu về một nguồn lực khá lớn từ việc chia cổ tức của các ngân hàng trên.

Theo đó trong năm 2016 Vietcombank đạt mức tăng trưởng lợi nhuận lên đến 25%. Tương tự, lợi nhuận của Vietinbank cũng đạt mức tăng trưởng 17% trong năm ngoái. Trong khi đó, BIDV lại giảm hơn 2,5%. Riêng Agribank chưa công bố báo cáo tài chính 2016.

Tại Đại hội cổ đông thường niên 2016 vừa tổ chức cuối tháng 4 vừa qua, cả 3 ngân hàng BIDV, Vietcombank và VietinBank đã thông qua kế hoạch chia cổ tức. Theo chỉ đạo của Bộ tài chính thì cả ba ngân hàng này đều thực hiện chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ cổ tức từ 7% - 8% trên vốn điều lệ.

Theo kế hoạch, ngày 16-10 tới đây, Vietcombank sẽ tiến hành chi trả cổ tức năm 2016 bằng tiền mặt với tỷ lệ 8%. Với mức chi trả này, NHNN sẽ thu về khoảng 2.219 tỷ đồng. Hiện NHNN đang sở hữu 77,11% vốn điều lệ (tương đương với 20.550 tỷ đồng) của Vietcombank.

Trong khi đó, NHNN có tỷ lệ nắm giữ cổ phần lớn nhất tại BIDV lên đến 95,28% vốn điều lệ (tương đương 31.481 tỷ đồng) nên dù BIDV có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận thấp nhất trong số “big 4” và tỷ lệ cổ tức ở mức 7%, thì đây vẫn là nhà băng mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho Nhà nước với số tiền dự kiến là 2.280 tỷ đồng.

Kế đó là tại VietinBank, nơi mà NHNN đang sở hữu 64,46% vốn điều lệ, tương đương với 24.000 tỷ đồng của nhà băng này. Tính theo mức tỷ lệ chia cổ tức năm 2016 là 7%, dự kiến Vietinbank sẽ tăng thu cho ngân sách Nhà nước thêm khoảng 1.680 tỷ đồng.

Như vậy, với mức chi trả cổ tức như trên ngân sách nhà nước sẽ thu về được 6.179 tỷ đồng lợi nhuận từ cổ tức tại ba ngân hàng này. So với cổ tức 2015, con số này giảm khoảng 324 tỷ đồng, tương đương khoảng 5%.

Ngoài ra ở Agribank, NHNN đang sở hữu 100% vốn, tức 28.722 tỷ đồng.(PLO)
-

Trở về

Bài cùng chuyên mục