Thị trường bất động sản 15 năm tới ra sao?; Xuất 92.000 tấn vải sang 27 quốc gia, vùng lãnh thổ; Tp. Hồ Chí Minh công bố điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
Tin kinh tế đọc nhanh 12-08-2018
- Cập nhật : 12/08/2018
Thị trường lao động Mỹ mạnh, lạm phát tăng ổn định
Số lượng người Mỹ xin trợ cấp thất nghiệp bất ngờ giảm trong tuần trước, cho thấy một nền kinh tế mạnh đang hỗ trợ thị trường lao động vượt qua căng thẳng thương mại đang diễn ra giữa Mỹ và một loạt các quốc gia khác.
Số liệu khác trong ngày 9/8/2018 cho thấy sự gia tăng vững trong giá sản xuất cơ bản tháng 7/2018. Thị trường lao động mạnh và lạm phát đang tăng có thể khiến Cục dự trữ liên bang theo xu hướng nâng lãi suất trong tháng 9/2018, tăng lần thứ 3 trong năm nay.
Bộ Lao động cho biết tuyên bố trợ cấp thất nghiệp ban đầu của nhà nước đã giảm 6.000 đơn xuống 213.000 đơn đã điều chỉnh theo mùa trong tuần kết thúc vào ngày 4/8/2018. Số liệu trong tuần liền trước được điều chỉnh thêm 1.000 đơn trợ cấp so với báo cáo trước đó.
Số liệu này được theo dõi chặt chẽ những dấu hiệu sa thải do kết quả chính sách bảo hộ thương mại của chính quyền Trump, khiến Mỹ bị lôi kéo vào cuộc trả đũa thuế quan với các đối tác thương mại chủ chốt gồm Trung Quốc, Mexico, Canada và Liên minh châu Âu.
Washington đã áp thuế nhập khẩu với thép và nhôm, gây ra sự trả thù của các đối tác thương mại. Mỹ cũng áp thuế lên các hàng hóa Trung Quốc, với Bắc Kinh đang đáp trả tương tự. Các nhà sản xuất ngày càng phàn nàn về chi phí sản xuất nhôm và thép đắt hơn cũng như gây gián đoạn về chuỗi cung ứng. Đã có các báo cáo một số công ty hoặc sa thải lao động hay có kế hoạch cắt giảm việc làm bởi thuế nhập khẩu.
Đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm xuống 208.000 trong tuần kết thúc vào ngày 14/7/2018, là số liệu thấp nhất kể từ tháng 12/1969. Các nhà kinh tế được Reuters thăm dò dự báo số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng lên 220.00 trong tuần trước.
Pooja Sriram, một nhà kinh tế thuộc Barclays, New York cho biết họ vẫn chưa thấy bất kỳ ảnh hưởng của các chính sách thuế quan này tới việc làm.
Đồng USD tăng so với rổ tiền tệ. Giá trái phiếu kho bạc Mỹ tăng trong khi chứng khoán phố Wall diễn biến trái chiều.
Nền kinh tế này đã tạo ra 157.000 việc làm trong tháng 7/2018, giảm mạnh so với 248.000 vị trí bổ sung trong tháng 6/2018. Sự sụt giảm trong việc làm đã phản ánh tình trạng thiếu lao động có trình độ. Một báo cáo trong ngày 7/8/2018 cho thấy có 6,7 triệu việc làm còn trống trong tháng 6/2018. Nền kinh tế tăng ở tốc độ 4,1% trong quý 2/2018, tốc độ nhanh nhất trong gầ 4 năm.
Một báo cáo khác phát hành ngày 9/8/2018, Bộ Lao động cho biết chỉ số giá sản xuất không tính biến động thành phần lương thực, năng lượng và dịch vụ tăng 0,3% trong tháng. PPI lõi tăng cùng mức trong tháng 6/2018. Thị trường lao động và nền kinh tế mạnh đang thúc đẩy lạm phát. Thuế nhập khẩu cũng tăng áp lực giá.
Chỉ số lạm phát ưa thích của Fed, chỉ số giá tiêu dùng cá nhân PCE không tính lương thực và năng lượng tăng 1,9% trong tháng 6/2018. Chỉ số giá PCE lõi đạt mục tiêu lạm phát 2% của ngân hàng trung ương Mỹ trong tháng 3 lần đầu tiên kể từ tháng 12/2011.(VITIC)
------------------
Kết luận điều tra chống trợ cấp túi đóng hàng dệt từ polyetylen nhập từ VN
Ngày 7/8/2018, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã thông báo kết luận sơ bộ cuộc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) đối với sản phẩm bao và túi đóng hàng được dệt từ polyetylen hoặc dải polypropylen, nhựa, gai hoặc các vật liệu tương tự nhập khẩu từ Việt Nam.
Theo kết luận sơ bộ này, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam sẽ chịu thuế chống trợ cấp từ 3,24% đến 6,15% (thấp hơn rất nhiều so với mức 29,54%-304,40% mà DOC đang áp dụng với sản phẩm tương tự của Trung Quốc trước đó). Căn cứ vào kết luận này, DOC sẽ hướng dẫn cơ quan Hải quan và bảo vệ biên giới Hoa Kỳ thu tiền đặt cọc từ các nhà nhập khẩu sản phẩm bị điều tra từ Việt Nam.
Một số thông tin về vụ việc
- Sản phẩm bị điều tra: bao và túi đóng hàng được dệt từ polyetylen hoặc dải polypropylen, nhựa, gai hoặc các vật liệu tương tự (laminated woven sacks – gọi tắt là LWS) nhập khẩu từ Việt Nam, có mã HS 6305.33.0040, 3917.39.0050, 3921.90.1100, 3921.90.1500, 3923.21.0080, 3923.21.0095, 3923.29.0000, 4601.99.0500, 4601.99.9000, 4602.90.0000, và 5903.90.2500.
- Nguyên đơn: Tập đoàn Polytex Fibers và Công ty TNHH ProAmpac.
Trước đó, ngày 28 tháng 3 năm 2018, DOC đã nhận khởi xướng điều tra CBPG và CTC. Nguyên đơn cáo buộc rằng sản phẩm LWS nhập khẩu từ Việt Nam đang được hưởng trợ cấp và đang được bán tại Hoa Kỳ với mức giá thấp hơn giá trị thông thường (bán phá giá) gây ra/đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa của Hoa Kỳ. DOC dự kiến sẽ ban hành kết luận sơ bộ về phá giá vào ngày 03 tháng 10 năm 2018.
Lịch trình dự kiến tiếp theo:
DOC dự kiến sẽ ban hành quyết định cuối cùng về trợ cấp vào ngày 17 tháng 12 năm 2018. Trong trường hợp quyết định cuối cùng của DOC là khẳng định, Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC) sẽ ban hành kết luận về thiệt hại vào ngày 31 tháng 01 năm 2019. Nếu cả DOC và ITC ra quyết định cuối cùng khẳng định, DOC sẽ ban hành lệnh áp thuế CTC. Nếu DOC hoặc ITC ra quyết định cuối cùng phủ định, cuộc điều tra sẽ chấm dứt mà không có lệnh áp thuế.
Thông báo của DOC về kết luận sơ bộ chi tiết tại: https://www.commerce.gov/news/press-releases/2018/08/us-department-commerce-issues-affirmative-preliminary-determination
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
Phòng Xử lý phòng vệ thương mại nước ngoài – Cục Phòng vệ thương mại
Địa chỉ: 25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội
Điện thoại: (024)73037898
Email: thuyngth@moit.gov.vn
Cục Phòng vệ thương mại
---------------------------------
Cá tra sẽ tăng trưởng mạnh nhờ nhiều ứng dụng mới
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dẫn nghiên cứu của Viện Thủy sản Quốc gia Mỹ cho biết: Thị trường cá tra toàn cầu sẽ tăng với tỷ lệ đáng kể trong giai đoạn nay đến năm 2025.
Triển vọng cho ngành cá tra còn rất lớn - CÔNG HÂN
Theo Viện Thủy sản Quốc gia Mỹ, cá tra có hàm lượng chất béo từ mức thấp đến mức trung bình, hàm lượng protein cao. Cá tra giàu axit béo omega-3 có nhiều lợi ích cho sức khỏe, có nhiều ứng dụng như trong ngành dược phẩm, thực phẩm chức năng và các loại thực phẩm khác.
Trên cơ sở đó, thị trường cá tra được phân bổ thành các sản phẩm bổ sung chế độ ăn uống, công nghiệp dược phẩm và công nghiệp thực phẩm. Cá tra giàu axit béo omega-3 được sử dụng làm chất bổ sung chế độ ăn uống. Vì cá tra giúp tim, thận và gan hoạt động khỏe mạnh, do vậy, nó có tính ứng dụng cao trong các ngành công nghiệp dược phẩm. Trên cơ sở loại sản phẩm, thị trường cá tra có thể được phân thành cá tươi, cá nguyên con đông lạnh, philê tươi và philê đông lạnh. Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm đông lạnh sang nhiều khu vực trên thế giới.
Cá tra được nuôi chủ yếu ở Việt Nam, Campuchia và các nước láng giềng. Việt Nam đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản nhằm tăng cường sản xuất cá đáp ứng nhu cầu toàn cầu. Việt Nam là nước xuất khẩu cá tra lớn nhất thế giới, chiếm hơn 50% sản lượng cá tra toàn cầu. Những thị trường tiềm năng bao gồm Nga, Trung Đông và một số nước châu Á đã chứng minh nhu cầu về cá tra nhập từ Việt Nam ngày càng tăng.(Thanhnien)