tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Người Việt dành 2 tiếng/ngày để mua sắm trực tuyến

  • Cập nhật : 12/11/2015

(Thoi su)

So với các nước trong khu vực châu Á như Thái Lan, Philippin, Singapore…thời gian người Việt online mua sắm đang ở mức thấp nhất. Vé máy bay, tour du lịch, khách sạn, quần áo phụ kiện là những nhóm ngành hàng được mua sắm trực tuyến nhiều nhất.

 

Theo bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Quản lý công ty Niesel tại Hà Nội cho biết xu hướng của người tiêu dùng dành cho mua sắm trực tuyến ngày càng nhiều hơn, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử ngày càng tăng, đặc biệt ở châu Á lĩnh vực này có tăng trưởng nóng.

Như Trung Quốc, từ năm 2013 tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử cao hơn Mỹ nhiều, tỷ lệ mua sắm trực tuyến ở Trung Quốc ngày càng gia tăng. Ở Hàn Quốc, tỷ lệ mua sắm trực tuyến vượt nhiều lần so với mua tại siêu thị, từ năm 2013 tốc độ phát triển của thương mại điện tử tăng cao hơn so với các hình thức khác.

Theo Niesel, trung bình một người Việt Nam dùng 15,5 tiếng một tuần để lướt web và dành 2 tiếng một ngày để tìm hiểu mua sắm trực tuyến. So với các nước trong khu vực châu Á như Thái Lan, Philippin, Singapore…thời gian người Việt online mua sắm đang ở mức thấp nhất.

Cụ thể, thời gian lướt web của người Việt hiện cao hơn New Zealand (13,5 tiếng/tuần) nhưng lại thấp hơn Thái Lan (22,5 tiếng/tuần), Philippins (26,7 tiếng/tuần), Singapore (25,2 tiếng/tuần), Indonesia (23,2 tiếng/tuần).

Cũng theo bà Thủy, 1/4 người tiêu dùng toàn cầu sẽ đặt hàng trực tuyến trong thời gian tới. Tỷ lệ xem mua hàng đồng nhất trong 6 tháng tới gồm: mỹ phẩm, sách, đồ trẻ em, đồ chơi cho thú cưng. Tỷ lệ hàng xem nhiều hơn mua gồm máy tính, đĩa nhạc và các thông tin liên quan. Đáng chú là vé máy bay trực tuyến có tỉ lệ mua nhiều hơn xem. Có 80% người tiêu dùng mua sắm trực tuyến bằng máy tính, 44% mua sắm bằng mobile và 30% mua sắm bằng tablet.

Ngành hàng có tỷ lệ người tiêu dùng có ý định mua sắm cao: vé máy bay, khách sạn du lịch, vé sự kiện…

Nielsen dự báo thương mại điện tử sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới tại Châu Á. Trong đó, đối tượng mua hàng chủ yếu từ 21-34 tuổi. Du lịch, quần áo, phụ kiện điện thoại là những ngành hàng mua sắm trực tuyến tại Việt Nam.

Hiện nay, người Việt Nam yêu thích trải nghiệm mua sắm trực tuyến tuy nhiên vẫn còn chần chừ vì nhiều rào cản như lo ngại chất lượng sản phẩm, không muốn chi trả cước phí vận chuyển, lo ngại về bảo mật thông tin tài khoản...

72% người Việt Nam được khảo sát đồng ý rằng mua sắm trên mạng rất tiện lợi, và 18% cho hay sẽ lên kế hoạch mua sắm thực phẩm và đồ uống trực tuyến trong vòng 6 tháng tới.

Bà Hà Thị Hòa, Phó Tổng Giám đốc Công ty chuyển phát nhanh bưu điện EMS cho biết dịch vụ chuyển phát nhanh của 6 nước ASEAN trong thời gian từ 2013-2017 tăng trưởng khoảng 25%. Việt Nam có thể tăng từ 0,8 tỷ USD năm 2013 đến 5- 7 tỷ USD vào năm 2017.

Mức tăng như thế này chủ yếu nhờ các sản phẩm mua sắm chuyển phát khi người tiêu dùng sử dụng dịch vụ thương mại điện tử. Tương lai gần, mua sắm trực tuyến sẽ ngày trở thành thói quen của người tiêu dùng.

10 ngành hàng có tỷ lệ người tiêu dùng có ý định mua sắm trực tuyến cao nhất gồm: Vé máy bay, tour du lịch, khách sạn, sách điện tử, vé sự kiện, phần mềm máy tính, nhạc, video/DVD/trò chơi, quần áo, sách, điện thoại.

10 ngành hàng có tỷ lệ người tiêu dùng có ý định mua sắm trực tuyến thấp nhất gồm: chăm sóc cá nhân, đồ chơi/búp bê, chăm sóc bé, phần cứng máy tính, dụng cụ thể thao, hoa, tạp hóa (đồ uống, thực phẩm), nước uống có cồn, xe hơi/xe máy và phụ kiện, sản phẩm chăm sóc thú cưng.

(Theo giacavattu)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục