Có giá hàng triệu đồng một kg, nhưng các sản vật tự nhiên như bào ngư, hải mã, linh chi rừng, hải sâm luôn được dân buôn Phú Quốc săn lùng.
Bột giặt Omo, dầu gội Clear, xe đạp Honda bị làm giả tinh vi
- Cập nhật : 14/11/2015
(Hang hoa)
Bột ngọt Ajinomoto, bột giặt Omo, hạt nêm Knorr, mỹ phẩm, dầu gội đầu nhãn hiệu Clear, đồ gia dụng: xe đạp điện, quạt điện, nồi cơm điện, máy điều hòa, điện thoại,...của thương hiệu nổi tiếng đều được làm giả một cách tinh vi và khéo léo.
Tại hội chợ, hàng trăm mặt hàng phong phú và chất lượng đã thu hút hàng nghìn lượt người dân, khách hàng tham quan mua sắm.
Tại các cửa hàng bày bán nông, thủy sản như: cá khô, thịt bò, gà đồi Yên Thế; các gian trưng bày hàng dệt may như:May 10, giày dép; đặc sản các vùng miền từ Nam ra Bắc... luôn tấp nập người ra vào. Tiếng nói cười, tiếng người mua bán ồn ào. Một “ siêu thị” đông vui và sôi động.
Đặc biệt, gian trưng bày của Cục quản lý thị trường (Bộ Công Thương) luôn luôn thu hút nhiều người dân tham quan nhất.
9g sáng ngày 29/9, hội chợ vừa mở cửa đón khách, đã có hàng chục lượt khách ghé tham quan mặc dù, nhiều người chưa lựa chọn được mặt hàng mua cho mình.
“Thật khó tin nổi. Bởi hai gói bột ngọt giống nhau quá, làm sao người thường như tôi phân biệt được?”, chị Hoàng Thị Mai, một người dân ở Nguyễn Chí Thanh (Đống Đa, Hà Nội) sửng sốt nói.
Vừa nghe chuyên viên của Cục quản lý thị trường phân tích, nét mặt chị Mai không khỏi ngạc nhiên: “Từ trước đến giờ chưa bao giờ tôi chú ý đến hàng giả vì nghĩ rằng ở giữa lòng thủ đô thì làm sao có cửa cho hàng giả chen chân vào. Không biết chừng chính tôi cũng mua phải hàng giả này. Lần sau tôi sẽ cân nhắc và lựa chọn kỹ hơn khi mua hàng”.
Cũng không khỏi bất ngờ, anh Lại Như Đức (Xuân Thủy, Cầu Giấy, HN) cho hay, trước đây, gia đình anh từng mua một gói bột giặt mang nhãn hiệu ô mô ở cửa hàng gần nhà. Tuy nhiên, khi mang về giặt xà phòng không cho tạo bọt, giặt khô khiến vải khô cứng, mặc giáp và khó chịu.
“Tôi cho rằng đó là bột giặt giả nên để an toàn hơn, những lần sau đó gia đình tôi lựa các cửa hàng, đại lý quen thuộc và siêu thị để mua các mặt hàng thiết yếu. Bởi dùng hàng giả không những tốn kém mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mọi người trong gia đình”, anh Đức lo lắng nói.
Ghi nhận của Vinanet cho thấy, có hàng chục mặt hàng giả được Cục quản lý thị trường trưng bày tại gian triển lãm. Từ các mặc hàng thiết yếu như bột ngọt Ajinomoto, bột giặt Omo hạt nêm Knorr, mỹ phẩm, dầu gội đầu nhãn hiệu Clear, rượu Chivas, đồ gia dụng: xe đạp điện, quạt điện, nồi cơm điện, máy điều hòa, điện thoại Samsung... đến các thương hiệu thời trang nổi tiếng như đồng hồ Casio...đều được làm giả một cách tinh vi và khéo léo.
Để giúp khách hàng phân biệt được hàng giả và hàng thật, Cục quản lý thị trường bày song song hai mặt hàng bên cạnh nhau.
Ông Giang Văn Tuân, Kiểm soát viên thị trường, Cục quản lý thị trường cho hay, những mặt hàng này đa số được Chi cục quản lý thị trường Hà Nội phát hiện khi đang trong quá trình vận chuyển. Mục đích của gian trưng bày để cảnh báo đến người dân và giúp người dân cách phân biệt hàng giả - hàng thật. Từ đó, có những lựa chọn sản phẩm tốt nhất, đảm bảo chất lượng cho gia đình và người thân.
Cầm gói bột nêm Knorr trên tay, ông Tuân tận tình hướng dẫn: “Khi mua hàng, chúng ta không nên nhìn vào mẫu bao bì để phân biệt vì thực tế, mẫu mã, các con chữ và logo đều được làm nhái tinh vi, khó phát hiện. Cách tốt nhất là nhìn vào viền bao bì. Nếu một sản phẩm làm nhái sẽ có viền nhăn nhúm. Trong khi ở hàng giả, viền này được tạo thành các đường lằn đều và nhỏ”.
Còn đối với mặt hàng khác, ông Tuân cho rằng cũng rất khó để phát hiện. “Tuy nhiên, đến tham quan gian hàng để mọi người biết nhiều hơn về tình hình hàng giả trên thị trường cũng như cách đề phòng, cảnh giác khi đi mua hàng”, ông Tuân nói.
Dưới đây là hình ảnh về hàng giả - hàng thật Vinanet ghi lại: