Xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam hàng năm cũng thu về đền tiền tỷ USD, nhưng ngược lại cũng phải nhập khẩu nguyên liệu tới hàng trăm triệu USD. Cùng với quá trình hội nhập và sự bùng nổ của Cách mạng công nghiệp 4.0, sẽ tạo ra cơ hội lớn cho ngành công nghiệp nhựa Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao trong thời gian tới. Tuy nhiên, ngành này cũng đang gặp phải không ít khó khăn, đặc biệt là về nguyên liệu.
Trung Quốc – thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam chiếm 13,24% tỷ trọng
- Cập nhật : 11/05/2019
Quý 1/2019, Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu xi măng, chè, dầu thô và hóa chất từ Việt Nam, đều tăng gấp trên 2 lần so với cùng kỳ năm 2018.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, tính từ đầu năm đến hết tháng 3/2019 Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc 7,6 tỷ USD, chiếm 13,24% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giảm 7,79% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 3/2019, kim ngạch xuất sang thị trường này đạt 2,9 tỷ USD, tăng 54,21% so với tháng 2/2019 và tăng 11,83% so với tháng 3/2018.
Trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong quý đầu năm 2019, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện chiếm tỷ trọng lớn 23,27% đạt 1,7 tỷ USD, tăng 2,08% so với cùng kỳ, tính riêng tháng 3/2019 kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này sang Trung Quốc đạt 735,38 triệu USD, tăng 54,69% so với tháng 2/2019 và tăng 22,6% so với tháng 3/2018.
Đứng thứ hai về kim ngạch là hàng rau quả, tuy nhiên tốc độ xuất khẩu sụt giảm 6,41% chỉ đạt 680,04 triệu USD.
Kế đến là các mặt hàng xơ sợi, máy ảnh máy quay phim, điện thoại, giày dép….
Đáng chú ý, quý đầu năm 2019 Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu các mặt hàng như clanker và xi măng, chè, dầu thô và hoát chất từ Việt Nam – những mặt hàng này đều có tốc độ tăng mạnh (gấp trên 2 lần), trong đó clanker và xi măng tăng vượt trội gấp 2,6 lần (tương ứng 163,52%) về trị giá và gấp 2,2 lần về lượng (tương ứng 116,5%), đạt 2,8 triệu tấn, trị giá 111,78 triệu USD. Kế đến là mặt hàng chè và hóa chất, đều có trị giá tăng gấp 2 lần đạt tương ứng 5,6 triệu USD và 136,5 triệu USD.
Chiều ngược lại, Trung Quốc giảm mạnh nhập khẩu mặt hàng gạo từ Việt Nam, giảm 89,49% về lượng và 90,39% về trị giá, tương ứng với 43,25 nghìn tấn, trị giá 20,81 triệu USD. Giá nhập bình quân 481,09 USD/tấn, giảm 8,56% so với cùng kỳ. Tính riêng tháng 3/2019, Trung Quốc cũng đã nhập từ Việt Nam 33,72 nghìn tấn gạo, trị giá 16,3 triệu USD, tăng đột biến cả về lượng và trị giá so với tháng 2/2019, tăng gấp 27,24 lần về lượng (tương ứng 2624,07%) và gấp 26,83 lần về trị giá (tương ứng 2583%), giá xuất bình quân 483,61 USD/tấn, giảm 1,51%. Nếu so sánh với tháng 3/2018 thì xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm 84,44% về lượng, giảm 86,11% về trị giá và giá bình quân giảm 10,74%.
Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc quý 1/2019
Mặt hàng | Quý 1/2019 | +/- so với quý 1/2018 (%)* | ||
Lượng (Tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng |
| 7.609.547.005 |
| -7,79 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện |
| 1.771.410.112 |
| 2,08 |
Hàng rau quả |
| 680.046.766 |
| -6,41 |
Xơ, sợi dệt các loại | 213.428 | 562.059.542 | 24,67 | 17,54 |
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện |
| 511.032.245 |
| 1,37 |
Điện thoại các loại và linh kiện |
| 510.638.286 |
| -64,67 |
Giày dép các loại |
| 415.486.568 |
| 29,94 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác |
| 330.284.323 |
| -2,39 |
Hàng dệt, may |
| 311.965.597 |
| 15,99 |
Cao su | 219.029 | 286.974.681 | 47,54 | 32,4 |
Dầu thô | 523.241 | 257.319.681 | 118,83 | 102,19 |
Gỗ và sản phẩm gỗ |
| 253.256.001 |
| -6,07 |
Sắn và các sản phẩm từ sắn | 603.542 | 227.443.374 | -26,8 | -12,45 |
Hàng thủy sản |
| 196.590.322 |
| -4,33 |
Hóa chất |
| 136.590.557 |
| 123,55 |
Chất dẻo nguyên liệu | 110.967 | 112.801.530 | -22,79 | 11,09 |
Clanhke và xi măng | 2.887.676 | 111.785.209 | 116,5 | 163,52 |
Xăng dầu các loại | 171.241 | 108.638.091 | 20,33 | 20,44 |
Dây điện và dây cáp điện |
| 93.540.544 |
| -35,17 |
Hạt điều | 10.700 | 86.577.411 | 2,36 | -15,55 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng |
| 57.723.151 |
| -13,34 |
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày |
| 52.212.452 |
| -0,26 |
Kim loại thường khác và sản phẩm |
| 41.822.707 |
| 29,38 |
Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù |
| 37.014.433 |
| 12,62 |
Sản phẩm từ chất dẻo |
| 35.695.417 |
| 45,73 |
Giấy và các sản phẩm từ giấy |
| 34.910.288 |
| -6,9 |
Sản phẩm hóa chất |
| 33.731.172 |
| 20,37 |
Thức ăn gia súc và nguyên liệu |
| 32.942.739 |
| -9,97 |
Cà phê | 10.768 | 24.096.208 | 12,38 | -2,02 |
Gạo | 43.258 | 20.811.055 | -89,49 | -90,39 |
Sản phẩm từ cao su |
| 18.165.724 |
| -13,25 |
Quặng và khoáng sản khác | 443.976 | 17.889.293 | -42,74 | 3,7 |
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc |
| 16.461.851 |
| -12,03 |
Sản phẩm từ sắt thép |
| 12.705.463 |
| 2,98 |
Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận |
| 10.064.620 |
| 24,22 |
Sắt thép các loại | 12.173 | 7.315.957 | 277,34 | 61,66 |
Chè | 1.401 | 5.654.705 | -22,08 | 126,31 |
Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ |
| 3.750.101 |
| 22,6 |
Sản phẩm gốm, sứ |
| 3.333.229 |
| 74,99 |
Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh |
| 2.888.914 |
| -70,94 |
Vải mành, vải kỹ thuật khác |
| 2.606.393 |
| -5,53 |
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm |
| 2.133.126 |
| 7,99 |
(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, năm 2018 Trung Quốc nhập khẩu 1,3 triệu tấn gạo, chiếm 22% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam; với mặt hàng trái cây, rau quả Trung Quốc nhập khẩu 2,78 tỷ USD, chiếm trên 70% tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam trong năm 2018.
Mặc dù đạt được con số như vậy, song hầu hết các hoạt động xuất khẩu nông sản đều thực hiện theo đường tiểu ngạch không có hợp đồng ràng buộc pháp lý giữa người bán và người mua nên dễ dẫn đến tình trạng đối tác Trung Quốc phá bỏ hợp đồng. Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, lâu nay doanh nghiệp thường không chú ý truy xuất nguồn gốc của hàng hóa nên việc xây dựng thương hiệu, nhãn hàng khi xuất khẩu dường như không có; chất lượng sản phẩm không đồng đều, sức cạnh tranh kém…
Theo Tham tán thương mại Việt Nam tại Trung Quốc, Đào Việt Anh, để thuận lợi khi giao dịch, kinh doanh tại thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp cần đăng ký thương hiệu sản phẩm với cơ quan chức năng của Trung Quốc, đồng thời cũng cần xác minh thực lực và uy tín của doanh nghiệp nhập khẩu Trung Quốc, qua đó hạn chế tình trạng doanh nghiệp Trung Quốc “chạy làng”. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần cập nhật các thông tin thị trường, chính sách xuất nhập khẩu, các quy định về chất lượng sản phẩm và thị hiếu tieu dùng của các địa phuonwg bên phía Trung Quốc.
Theo Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) Vũ Bá Phú, bản chất thực sự của con đường xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc đều do các thương lái sang tận nơi để tìm nguồn hàng. Bản thân doanh nghiệp Việt chưa hiểu rõ về thị hiếu, nhu cầu của thị trường, thiếu thông tin và chưa chủ động khai thác thị trường mà phụ thuộc vào thương lái Trung Quốc nên dẫn đến tình trạng hàng hóa bị ứ đọng tại các cửa khẩu, rớt giá.
Thực tế cho thấy, thời gian gần đây yêu cầu về chất lượng hàng hóa nhập khẩu tại thị trường Trung Quốc ngày càng được nâng lên, nhất là truy xuất nguồn gốc nông sản. Theo đó, từ đầu năm 2019, hải quan Trung Quốc đã siết chặt kiểm tra giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập từ Việt Nam với yêu cầu: Phải ghi rõ tên, mã số của cơ sở đóng gói có đăng ký với các cơ quan chức năng của Việt Nam, cũng như đã được Tổng cục Hải quan Trung Quốc công nhận trên website; Sản phẩm phải có Chứng nhận an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp cho các lô hàng. Nếu phát hiện hàng hóa có nguồn gốc không phải từ các nhà vườn, cơ sở đóng gói đã được đăng ký thì không được phép nhập vào Trung Quốc.
Tuy hàng hóa xuất khẩu theo đường chính ngạch đòi hỏi chất lượng phải cao hơn tiểu ngạch, nhưng xuất khẩu chính ngạch ổn định hơn, bền vững hơn. Theo Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) Lê Thanh Hòa, muốn tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản chính ngạch đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư cho kỹ thuật sản xuất, công nghệ hiện đại trong chế biến, bảo quản qua đó nâng cao chất lượng sản phẩm; Có truy xuất nguồn gốc rõ ràng, có giấy chứng nhận kiểm dịch động thực vật. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần thay đổi tư duy làm ăn, hướng đến xuất khẩu chính ngạch bởi Chính phủ 2 nước đã thống nhất quản lý xuất nhập khẩu theo hướng chuyển dần sang chính ngạch.
Theo Giám đốc Công ty Liaocheng Xinghao IM&Export Co.,Ltd Shi Xin Biao: Để tránh hàng bị tồn đọng, doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao hiệu quả xác nhận chứng thực xuất xứ, tiến hành số hóa giấy chứng nhận, hệ thống hóa toàn bộ quy trình để có thể dễ dàng tra cứu khi cần. Bước đầu, doanh nghiệp nên xây dựng uy tín trong hợp tác lâu dài với các đối tác Trung Quốc như cung cấp sản phẩm ổn định, chất lượng cao với phương thức giao dịch thanh toán linh hoạt, an toàn.
Nhiều chuyên gia cho rằng, muốn tăng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản sang Trung Quốc theo đường chính ngạch đòi hỏi chính bản thân doanh nghiệp phải thay đổi cách nghĩ, cách làm theo hướng thay đổi tư duy khi xuất khẩu nông sản vào thị trường Trung Quốc.
Nguồn: VITIC tổng hợp/kinhtedothi.vn