Quý 1/2019 nhập khẩu máy vi tính, điện tử và linh kiện ước đạt 11,7 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước.
Quý I/2019, Việt Nam chi 700 triệu USD nhập khẩu thuốc
- Cập nhật : 16/05/2019
So với cùng kỳ 2018, kim ngạch nhập khẩu thuốc tính từ đầu năm đến hết tháng 3/2019 đạt 700 triệu USD, tăng 16,2% so với cùng năm trước, tính riêng tháng 3/2019 kim ngạch đạt 255 triệu USD, tăng 42,3% so với tháng 2/2019.
Theo số liệu của Tổng cuc Hải quan, thị trường nhập khẩu của Việt Nam những tháng đầu năm rất đa dạng với hàng chục quốc gia, vùng lãnh thổ ở châu Á, châu Mỹ, châu Âu, châu Đại Dương. Trong đó, nhiều thị trường lớn trong khu vực châu Âu đang cung cấp dược phẩm cho Việt Nam.
Đến hết tháng 3/2019, Pháp là quốc gia có kim ngạch nhập khẩu thuốc lớn nhất của Việt Nam đạt gần 98 triệu USD, tăng 38,3% so với cùng kỳ 2018, riêng tháng 3/2019 kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này đạt 42,83 triệu USD, tăng 95,15% so với tháng 2/2019 và tăng 26,15% so với tháng 3/2018.
Thị trường nhập nhiều đứng thứ hai là Đức đạt 25,7 triệu USD trong tháng 3/2019, tăng 28,15% so với tháng 2/2019 nhưng giảm 14,63% so với tháng 3/2018, nâng kim ngạch 3 tháng đầu năm 2019 đạt 70,25 triệu USD, tăng 7,65% so với cùng kỳ.
Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu thuốc từ các thị trường khác nữa như: Ấn Độ đạt 61 triệu USD, tăng 13,46%; Mỹ tăng 92,05% đạt 45,35 triệu USD và Hàn Quốc twang 2,36% đạt 38,75 triệu USD…
Đáng chú ý,trong quý 1/2019 Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu thuốc từ thị trường Đài Loan (TQ) với mức tăng gấp 4,3 lần (tức tăng 335,17%) tuy kim ngạch chỉ đạt 4,9 triệu USD, mặc dù trong tháng 3/2019 kim ngạch giảm 41,72% so với tháng 2/2019, nhưng tăng gấp 2,7 lần (tức tăng 171,53%) so với tháng 3/2018.
Thị trường nhập nhiều đứng thứ hai sau Đài Loan (TQ) là Achentina, tăng gấp 3,4 lần (tức tăng 243,93%) đạt 3,5 triệu USD; Hà Lan tăng gấp 2,3 lần (tức tăng 138,38%) đạt 11,38 triệu USD; Singapore tăng gấp 2,2 lần (tức tăng 122,35%) đạt 3,42 triệu USD; Thụy Điển tăng 2,1 lần (tức tăng 114,75%) đạt 18,36 triệu USD và Thổ Nhĩ Kỳ tăng gấp 2,1 lần (tức tăng 110,6%) đạt 4,1 triệu USD.
Trong cơ cấu thị trường nhập khẩu thuốc quý đầu năm 2019 của Việt Nam có thêm thị trường Bangladesh với kim ngạch đạt 5,2 triệu USD.
Được biết, hết năm 2018, chi nhập khẩu dược phẩm của nước ta đạt 2,791 tỷ USD, giảm nhẹ so với mức chi nhập khẩu 2,819 của năm 2017.
Theo số liệu thống kê từ Hãng Nghiên cứu thị trường IBM, quy mô thị trường dược phẩm Việt Nam năm 2018 lên tới gần 5,3 tỷ USD. Hãng này cũng dự báo, độ lớn thị trường sẽ lên tới con số 7,7 tỷ USD vào năm 2021 và đạt mức 16,1 tỷ USD cho tới năm 2026, với tỷ lệ tăng trưởng kép lên tới 11%.
Việc không đủ tiềm lực tự phát minh thuốc mới và chỉ một số ít doanh nghiệp có công nghệ tiếp cận với các tiêu chuẩn cao EU - GMP hay PIC/S là nguyên nhân chính khiến kim ngạch nhập khẩu dược phẩm liên tục tăng mạnh trong những năm gần đây.
Gần 55% nhu cầu dược phẩm trong nước phải đáp ứng bằng nguồn nhập khẩu, trong đó phải kể đến một lượng lớn là các loại biệt dược - thuốc có bản quyền phát minh (patent drug), với giá thành đắt đỏ do không thể sản xuất trong nước.
Chi tiêu dành cho thuốc theo đầu người tại Việt Nam năm 2017 khoảng 56 USD, dự báo con số này sẽ tăng lên 85 USD vào năm 2020 và 163 USD trong năm 2025, và đây là cơ sở khẳng định, tốc độ chi ngoại tệ để nhập khẩu dược phẩm còn tăng mạnh trong những năm tới.
Thị trường nhập khẩu dược phẩm quý 1/2019
Thị trường | T3/2019 (USD) | +/- so với T2/2019 (%)* | Quý 1/2019 (USD) | +/- so với Quý 1/2018 (%)* |
Pháp | 42.837.210 | 95,15 | 97.790.162 | 38,36 |
Đức | 25.700.849 | 28,15 | 70.252.122 | 7,65 |
Ấn Độ | 24.026.908 | 62,89 | 61.061.275 | 13,46 |
Hoa Kỳ | 10.894.593 | -42,96 | 45.357.539 | 92,05 |
Hàn Quốc | 16.001.749 | 54,43 | 38.755.704 | 2,36 |
Thụy Sỹ | 8.753.271 | 38,49 | 35.190.362 | 15,27 |
Italy | 13.951.599 | 73,02 | 32.194.662 | -19,93 |
Anh | 10.670.708 | 200,45 | 29.163.976 | -15,01 |
Thái Lan | 11.993.691 | 54,98 | 27.084.003 | 87,34 |
Ireland | 6.648.041 | 78,72 | 25.103.394 | 77,05 |
Bỉ | 7.276.978 | -12,96 | 21.378.297 | 68,86 |
Thụy Điển | 8.689.254 | 37,05 | 18.369.277 | 114,75 |
Áo | 8.005.896 | 77,83 | 17.988.312 | 66,75 |
Tây Ban Nha | 6.510.555 | 75,04 | 17.394.547 | -15,29 |
Nhật Bản | 3.333.878 | 9,78 | 11.905.233 | -40,56 |
Hà Lan | 3.120.952 | 37,71 | 11.380.522 | 138,38 |
Ba Lan | 2.619.981 | 34,17 | 10.381.788 | 7,59 |
Australia | 3.297.393 | -17,01 | 10.060.935 | -12,37 |
Đan Mạch | 3.272.193 | 121,38 | 8.026.073 | -4,61 |
Trung Quốc | 2.530.938 | 121,69 | 7.955.451 | 4,55 |
Indonesia | 1.645.541 | 0,14 | 6.656.979 | 0,13 |
Pakistan | 2.563.427 | 221,12 | 5.352.274 | 103,19 |
Hungary | 2.534.414 | 246,86 | 5.119.087 | -19,3 |
Đài Loan | 960.842 | -41,72 | 4.979.053 | 335,17 |
Thổ Nhĩ Kỳ | 1.450.845 | 53,12 | 4.109.561 | 110,6 |
Nga | 2.049.735 | 70,82 | 3.758.956 | 11,3 |
Achentina | 417.738 |
| 3.585.960 | 243,93 |
Singapore | 1.400.021 | 48,46 | 3.431.646 | 122,35 |
Canada | 1.194.999 | 35,97 | 2.798.972 | -7,66 |
Malaysia | 424.125 | 1,030,01 | 587.908 | -30,26 |
Philippines | 51.122 | -36,51 | 312.149 | -90,42 |
(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
Nguồn: VITIC