Trong 8 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Mỹ - thị trường xuất khẩu lớn nhất của dệt may Việt Nam đạt 50%.
Tình hình nhập khẩu và ngành dược phẩm thời hội nhập
- Cập nhật : 22/07/2016
Tình hình nhập khẩu dược phẩm 6 tháng đầu năm 2016
| Kim ngạch | So sánh với tháng trước (%) |
Tháng 1 | 197.172.691 | -14,5 |
Tháng 2 | 177.530.137 | -10,0 |
Tháng 3 | 200.929.160 | +13,2 |
Tháng 4 | 215.238.119 | +7,1 |
Tháng 5 | 230.146.918 | +6,9 |
Tháng 6 | 261.886.695 | +13,8 |
Nguồn: TCHQ
Việt Nam nhập khẩu dược phẩm từ 29 quốc gia trên thế giới, trong đó chủ yếu nhập khẩu từ Pháp, chiếm 12,1% tổng kim ngạch, đạt 155,9 triệu USD, tăng 10,99% so với cùng kỳ 2015, kế đến là Ấn Độ, tăng 16,10%, đạt 140,5 triệu USD và Đức đạt 116,9 triệu USD, tăng 31,42%...
Nhìn chung, 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch nhập khẩu dược phẩm từ các thị trường đều với tốc độ tăng trưởng dương, số thị trường này chiếm 71,4%, trong đó nhập khẩu từ Hà Lan tăng mạnh vượt trội, tăng 122,51%, đạt 9,4 triệu USD. Ngoài thị trường Hà Lan, nhập khẩu từ một số thị trường với tốc độ tăng trưởng khá như: Indonesia tăng 88,48%, Philippine tăng 88,46% và Hoa Kỳ tăng 63,23%. Ngược lại, số thị trường với tốc độ tăng trưởng âm chỉ chiếm 28,5% và nhập từ Nga giảm mạnh nhất, giảm 83,86%, kế đến là Anh giảm 79,12%...
Đáng chú ý, 6 tháng đầu năm nay, thị trường cung cấp dược phẩm có thêm Thổ Nhĩ Kỳ, với kim ngạch 8,2 triệu USD.
Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường nhập khẩu dược phẩm nửa đầu năm 2016
ĐVT: USD
Thị trường | 6 tháng 2016 | 6 tháng 2015 | So sánh với cùng kỳ 2015 |
Tổng cộng | 1.282.621.814 | 1.028.375.362 | 24,72 |
| 155.957.227 | 140.518.923 | 10,99 |
Ấn Độ | 140.523.668 | 111.438.561 | 26,10 |
Đức | 116.908.036 | 88.959.048 | 31,42 |
Hàn Quốc | 96.083.403 | 76.564.504 | 25,49 |
Italia | 89.016.788 | 61.878.206 | 43,86 |
Hoa Kỳ | 74.863.144 | 45.863.675 | 63,23 |
Thuỵ Sỹ | 62.750.884 | 48.554.355 | 29,24 |
Thái Lan | 42.175.231 | 31.314.692 | 34,68 |
Bỉ | 37.278.035 | 33.117.219 | 12,56 |
Tây Ban Nha | 32.764.385 | 22.345.247 | 46,63 |
Ai Len | 32.716.180 | 20.723.955 | 57,87 |
Áo | 25.452.857 | 18.252.757 | 39,45 |
Australia | 23.656.846 | 28.571.210 | -17,20 |
Trung Quốc | 23.268.733 | 23.706.591 | -1,85 |
Ba Lan | 21.575.007 | 19.756.908 | 9,20 |
Hà Lan | 21.117.835 | 9.490.535 | 122,51 |
Indonesia | 19.742.262 | 10.474.512 | 88,48 |
Nhật Bản | 17.863.419 | 14.580.028 | 22,52 |
Thuỵ Điển | 14.866.607 | 18.129.047 | -18,00 |
Anh | 12.247.665 | 58.661.328 | -79,12 |
Đan Mạch | 11.945.799 | 12.901.221 | -7,41 |
Achentina | 8.433.027 | 7.385.397 | 14,19 |
Đài Loan | 7.371.707 | 6.101.189 | 20,82 |
Malaixia | 6.710.144 | 5.831.006 | 15,08 |
Philippin | 5.052.791 | 2.681.070 | 88,46 |
Singapore | 4.856.754 | 8.983.473 | -45,94 |
Canada | 3.609.309 | 4.945.676 | -27,02 |
Nga | 407.264 | 2.523.020 | -83,86 |
Việc Việt Nam tham gia TPP, có nhiều ý kiến cho rằng, sẽ có tác động tiêu cực đến ngành dược, nhưng mức độ không đáng kể, bởi những yếu tố tác động chỉ gồm thuế và các quy định về sở hữu trí tuệ trong sử dụng thuốc gốc. Ngược lại, doanh nghiệp nội sẽ có cơ hội mở rộng kinh doanh, chuyển giao công nghệ.
Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành dược Việt Nam giai đoạn 2015-2018 dự kiến đạt gần 16%, doanh số kể từ năm 2015 ước đạt 3,5-5 tỷ USD/năm. Thế nhưng, điều đáng nói là thị trường dược phẩm Việt Nam lại đang là “Sân chơi” của các doanh nghiệp nước ngoài với lượng thuốc nhập khẩu chiếm khoảng 60%.
Song nhiều doanh nghiệp lại cho rằng sẽ khó cạnh tranh trực diện nếu đơn độc. Phân tích vấn đề này, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Dược phẩm (SAVI (Savipharm), ông Trần Tựu, cho biết, công ty dược Việt Nam hiện có 130 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn WHO, GMP với quy mô chủ yếu là DN vừa và nhỏ, hiện cung cấp khoảng 50% tổng lượng thuốc cho thị trường Việt Nam. Trong đó, chỉ có khoảng 10% doanh nghiệp có những bứt phá đầu tư mới, đạt các tiêu chuẩn cao (PIC/S GMP, EU, GMP).
Thế nhưng, theo ông Tựu, phần lớn các DN lại sử dụng nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc, Ấn Độ, châu Âu nên sẽ khó có đủ điều kiện để được hưởng các lợi thế trong việc xuất khẩu sản phẩm trong nội khối TPP. Mựt khác, các DN dược trong nước cũng chưa có khả năng nghiên cứu, phát minh các nguyên liệu và sản phẩm mới, sản xuất phân tán, giá thành cao.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Bradley Silcox – Chủ tịch Tiểu ban Dược của Eurocham chia sẻ, ở Mỹ, để đưa một sản phẩm dược mới ra thị trường, DN thương phải tốn từ tiền triệu đến tỷ USD.
Để có loại dược phẩm, đôi khi DN phải mất từ 5 đến 10 năm và phải trải qua gần 3.000 bước kiểm tra chất lượng để đáp ứng được yêu cầu của cơ quan quản lý thuốc trong nước lẫn các nước phát triển khác và còn tùy vào việc loại thuốc mới sẽ được bán ở quốc gia nào, như Nhật, Úc, Mỹ, Canada luôn đòi hỏi chất lượng rất cao.
Nói về thị trường dược Việt Nam, ông Bradley Silcox phân tích: Với TPP, nhiều doanh nghiệp nhà đầu tư đang nhắm đến thị trường Việt Nam. Thông qua các chính sách về y tế, phần nào cho thấy Việt Nam muốn trở thành quốc gia hàng đầu trong khu vực về lĩnh vực dược.
Thế nhưng việc Việt Nam có trở thành quốc gia như Iceland (xuất khẩu 55 tỷ USD các sản phẩm y tế, đặc biệt là thiết bị y tế, 1/20 quốc gia đầu tư mạnh về nghiên cứu, kỹ thuật y tế), hay Singapore trong việc thu hút nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực y tế thì vẫn làm một câu hỏi.
Nguồn: VITIC/Báo Doanh nghiệp hội nhập ra ngày 28/5